mo-hinh-kinh-doanh-thuong-mai-dien-tu

TMĐT là gì? Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Sự phát triển của công nghệ tác động tới tất cả các ngành, lĩnh vực trong đời sống con người, điển hình nhất chính là thương mại điện tử. Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng vieclamkinhdoanh.vn đi tìm hiểu về khái niệm thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh thương mại điện tử hiện nay nhé!

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử chỉ đơn giản là mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua Internet. Nó là toàn bộ hoạt động của người bán diễn ra trong suốt quá trình kinh doanh từ thời điểm khách hàng tìm hiểu về sản phẩm của bạn cho tới khi mua và sử dụng nó. 

Rất nhiều người cho rằng thương mại điện tử là mua hoặc bán các sản phẩm vật lý trực tuyến nhưng thực tế nó lại có cả hàng hóa phi vật chất như dịch vụ hay kỹ thuật số.

>>>Xem thêm: Mô hình kinh doanh nhỏ, ít vốn cho người mới khởi nghiệp

Thương mại điện tử chỉ đơn giản là mua bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến
Thương mại điện tử chỉ đơn giản là mua bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến

Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Thương mại điện tử được coi là phương thức giúp đưa sản phẩm ra thị trường và tới tay khách hàng. Dưới đây là một số mô hình kinh doanh thương mại điện tử:

Business-to-business (B2B)

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử đầu tiên chính là Business-to-business (B2B). Đây là mô hình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa hai doanh nghiệp với nhau. 

Ví dụ như một công ty luật mua phần mềm kế toán của một doanh nghiệp chuyên cung cấp phần mềm hay như các phần mềm quản lý quan hệ khách hàng, các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán đều là mô hình Business-to-business.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử Business-to-business được đánh giá là khá phức tạp lý do là vì nó có một danh mục lớn chứa toàn bộ đều là các sản phẩm phức tạp.

Business-to-consumer (B2C)

Mô hình Business-to-consumer (B2C) là hình thức bán lẻ trực tuyến, tức là cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ để sử dụng riêng. Trông thì B2C có vẻ nổi bật hơn, nhưng thực tế nó chỉ bằng một nửa kích thước của thị trường thương mại điện tử  Business-to-business trên thế giới.

Consumer-to-consumer (C2C)

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử Consumer-to-consumer hoạt động dưới hình thức trang trao đổi, mua bán, đấu giá trực tuyến, mà ở đây người dùng mua bán hàng hóa cho nhau.

Sản phẩm mà họ bán có thể là những sản phẩm tự làm ra, đồ cũ họ đã sử dụng,…

>>>Xem thêm: Mô hình kinh doanh mỹ phẩm và xu hướng làm đẹp 2022

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử Consumer-to-consumer là khách hàng bán cho nhau
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử Consumer-to-consumer là khách hàng bán cho nhau

Consumer-to-business (C2B)

Mô hình kinh doanh TMĐT Consumer-to-business là khi cá nhân tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Ví dụ như khách hàng phản hồi tích cực lại cho doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhiếp ảnh gia tự do bán lại những bức ảnh cho web nhiếp ảnh hoặc đôi khi có thể là doanh nghiệp bán đồ secondhand mua lại đồ từ khách hàng trực tuyến.

Business-to-government (B2G)

Business-to-government (B2G) là sự trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa doanh nghiệp tư nhân và cơ quan công cộng dưới hình thức một hợp đồng kinh doanh để thực hiện dịch vụ được ủy quyền. 

Ví dụ như doanh nghiệp giám sát thực hiện đấu thầu trực tuyến hợp đồng làm sạch tòa án thành phố hay như một đơn vị CNTT đáp ứng đề xuất quản lý phần cứng máy tính của huyện.

Consumer-to-government (C2G)

Consumer-to-government (C2G) chính là hình thức nộp thuế trực tuyến và mua các loại hàng hóa của cơ quan chính phủ đang được đấu giá qua Internet.

Ví dụ bạn trả phí cho chỗ đậu xe hơi cho một cơ quan công cộng, bằng chính ứng dụng trên điện thoại của mình.

Một số tip để bắt đầu mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Để có để bắt đầu với hình thức thương mại điện tử chỉ có ý tưởng thôi là chưa đủ bạn còn cần bỏ túi một số tip hay sau đây:

Lên kế hoạch và có sự chuẩn bị chu toàn

Không chỉ khi làm thương mại điện tử mà bất cứ hình thức kinh doanh nào bạn đều phải lên kế hoạch kinh doanh và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất có thể để giảm thiểu rủi ro phát sinh.

Tuy nhiên có thể lên kế hoạch, chọn ngành hàng triển vọng được thì bạn cần phải triển khai một số nghiên cứu như: Phân tích đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu khách hàng mục tiêu, tiềm năng. Bạn có thể nghiên cứu qua một số khía cạnh như: kênh social media, sản phẩm , mô hình kinh doanh,…

Đối với nghiên cứu khách hàng bạn hãy tiếp cận với mọi người qua trang mạng xã hội cá nhân của bạn hoặc tiến hành khảo sát hàng loạt nếu ngân sách cho phép.

Bắt đầu bằng nền tảng thân thiện, quen thuộc với người dùng

Việc kinh doanh thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào việc bạn chọn trang thương mại điện tử nào. Lời khuyên là nên chọn nền tảng TMĐT linh hoạt, thân thiện và quen thuộc với người dùng.

Kiểm tra mọi thứ tỉ mỉ 

Những yếu tố cần kiểm tra tỉ mỉ là: hệ thống, quảng cáo, sản phẩm, email của bạn. Bạn có thể cân nhắc thuê một công ty chuyên làm nhiệm vụ kiểm tra và thử nghiệm. Khi có được kết quả chính xác bạn sẽ dễ dàng đánh giá, nghiên cứu kết quả, thực hiện bất kỳ thay đổi cần thiết và lặp lại cho đến khi ổn.

Cố gắng kiểm tra mọi thứ tỉ mỉ
Cố gắng kiểm tra mọi thứ tỉ mỉ

Đa dạng hóa quảng cáo

Bên cạnh email marketing, Facebook Ads, Google Ads chúng ta có thể mở rộng sang một số kênh tiếp thị khác miễn sao hiệu quả. Để làm được điều này bắt buộc bạn cần nghiên cứu và xác định các kênh cụ thể mà đối tượng mục tiêu của bạn sử dụng thường xuyên nhất.

Có lẽ qua bài viết trên bạn cũng đã phần nào hiểu được về khái niệm TMĐT và các mô hình kinh doanh thương mại điện tử hiện nay. Hy vọng chúng hữu ích cho bạn để tìm ra phương hướng kinh doanh phù hợp nhất.

>>>Xem thêm: Học Kinh Tế Quốc Tế Ra Làm Gì? Lương Có Cao Không?

Hình ảnh: Sưu tầm


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *