Giấy phép phòng cháy chữa cháy là loại giấy tờ rất phổ biến tại Việt Nam

Hướng dẫn làm hồ sơ và thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Mặc dù là loại giấy tờ vô cùng phổ biến tại Việt Nam, vậy nhưng thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy lại tương đối phức tạp. Thấu hiểu được thực tế đó, trong bài viết thuộc chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay, Vieclamkinhdoanh.vn sẽ hướng dẫn bạn cách làm hồ sơ xin văn bản này một cách chi tiết và chính xác nhất!

Giấy phép phòng cháy chữa cháy là gì?

Giấy phép phòng cháy chữa cháy (tên viết tắt: giấy phép PCCC, tên gọi khác: giấy chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy) là văn bản pháp lý dùng để chứng minh một đối tượng nào đó đã được cấp đầy đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật Việt Nam hay chưa.

Ngoài ra, đây còn là một trong những loại giấy phép con phổ biến và bắt buộc khi cá nhân, tổ chức bất kỳ có kinh doanh ngành nghề yêu cầu đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Ví dụ:

Nếu muốn mở quán Karaoke, bên cạnh việc làm các thủ tục thành lập hộ doanh nghiệp cá thể (đối với quán quy mô nhỏ), nhà đầu tư còn cần xin cấp giấy phép PCCC để đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh diễn ra đúng quy định.

Giấy phép PCCC là văn bản bắt buộc với cá thể kinh doanh ngành nghề yêu cầu PCCC
Giấy phép PCCC là văn bản bắt buộc với cá thể kinh doanh ngành nghề yêu cầu PCCC

Tham khảo: Phiếu xuất kho là gì? Mẫu phiếu xuất kho Excel mới nhất.

Các loại giấy phép phòng cháy chữa cháy

Hiện nay, ở Việt Nam đang lưu hành các loại giấy phép PCCC dưới đây:

  • Văn bản Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.
  • Văn bản Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
  • Văn bản Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về phòng cháy và chữa cháy.
  • Văn bản Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.
  • Văn bản Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện về phòng cháy và chữa cháy.

Tại sao cần xin giấy phép PCCC?

Việc xin cấp giấy chứng nhận về PCCC giúp các cá nhân, tổ chức đảm bảo an toàn về những hoạt động liên quan tới phòng cháy chữa cháy. Khi chấp hành đúng quy định, cơ sở kinh doanh của nhà đầu tư sẽ tránh được tối đa nguy cơ cháy nổ; tăng khả năng xử lý sự cố, tốc độ dập tắt đám cháy để từ đó giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản tới mức thấp nhất.

Mặt khác, nếu không chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ quy định về phòng cháy chữa cháy, cá nhân và tổ chức có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tùy từng đối tượng và lỗi vi phạm, mức phạt sẽ dao động từ 50.000.000 VNĐ (đối với cá nhân) hoặc 100.000.000 VNĐ (đối với tổ chức).

Việc xin cấp giấy phép PCCC có vai trò rất quan trọng đối với cá nhân và tổ chức
Việc xin cấp giấy phép PCCC có vai trò rất quan trọng đối với cá nhân và tổ chức

Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Từ những thông tin trên, chúng ta có thể nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy. Chính bởi vậy, Vieclamkinhdoanh.vn sẽ chia sẻ tới bạn các bước trong thủ tục làm hồ sơ xin cấp loại văn bản này trong phần tiếp theo:

Chuẩn bị hồ sơ

Ở giai đoạn chuẩn bị hồ sơ, cá nhân và tổ chức cần đảm bảo đầy đủ các loại giấy tờ bao gồm:

  • Bản sao của văn bản Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
  • Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy cùng Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
  • Danh sách nhân viên đã tham gia huấn luyện phòng cháy chữa cháy.
  • Bảng thống kê các phương tiện phục vụ phòng cháy chữa cháy.
  • Phương án chữa cháy.

Đừng bỏ lỡ: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa file Word [Tải xuống].

Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ để xin giấy phép phòng cháy chữa cháy ở đâu? Sau khi hoàn tất bước chuẩn bị giấy tờ, cá nhân và tổ chức có thể nộp hồ sơ đăng ký giấy phép PCCC cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương theo hình thức:

  • Trực tiếp tại Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy hoặc Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công địa phương (nếu có).
  • Gián tiếp qua loại hình dịch vụ bưu chính công ích.

Theo đó, tùy vào trường hợp xin cấp giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy mà cơ quan cấp phép được quy định như sau:

  • Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sự quản lý của Bộ Công an sẽ cấp giấy phép PCCC cho trường hợp do Cục Thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy ủy quyền.
  • Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc Công an cấp tỉnh sẽ cấp giấy phép PCCC cho các trường hợp được ủy quyền.
Cá nhân và tổ chức có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy phép PCCC theo nhiều hình thức
Cá nhân và tổ chức có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy phép PCCC theo nhiều hình thức

Tiếp nhận hồ sơ

Tới giai đoạn thứ ba, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ từ cá nhân, tổ chức và tiến hành kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ, sau đó thực hiện theo quy định.

Thông báo kết quả

Tại bước cuối cùng, các cá nhân và tổ chức cần chờ giải quyết thủ tục xin cấp giấy phép PCCC từ 05 đến 15 ngày làm việc kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Với trường hợp từ chối cấp phép, họ sẽ gửi văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Giấy phép PCCC có hiệu lực trong thời hạn 03 năm từ ngày cấp. Vì vậy, cá nhân và tổ chức cần lưu ý về thời gian làm lại thủ tục xin cấp loại văn bản này để không gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh.

Kết quả cấp giấy phép PCCC sẽ có sau 05 đến 15 ngày làm việc
Kết quả cấp giấy phép PCCC sẽ có sau 05 đến 15 ngày làm việc

Mẫu giấy phép phòng cháy chữa cháy file Word

Để góp phần rút ngắn thời gian chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép PCCC, bạn có thể tham khảo mẫu văn bản dưới dạng file Word sau:

>>> [Download] Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy.

Xem thêm: Mẫu kịch bản gọi điện chăm sóc khách hàng hiệu quả.

Tổng kết

Nhìn chung, giấy phép phòng cháy chữa cháy đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình vận hành của các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Do đó, hy vọng rằng thông qua bài viết do Blog Kinh Doanh mang tới ngày hôm nay, bạn đã nắm được chi tiết các bước làm hồ sơ và thủ tục xin cấp loại văn bản này!

Hình ảnh: Sưu tầm


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *