Tất tần tật về giám đốc phát triển kinh doanh từ A-Z

Tất tần tật về giám đốc phát triển kinh doanh từ A-Z

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Giám đốc phát triển kinh doanh là một trong những vị trí mục tiêu được nhiều bạn mơ ước. Hãy cùng Vieclamkinhdoanh tìm hiểu cụ thể hơn về những thông tin liên quan đến vị trí này ngay sau đây nhé.

Giám đốc phát triển kinh doanh là gì?

Giám đốc phát triển kinh doanh (Business Development Director – BDD) là những người chịu trách nhiệm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty và tăng doanh thu, xác định và phát triển các cơ hội kinh doanh mới, xây dựng và mở rộng sự hiện diện của công ty và các thương hiệu của công ty trên thị trường. Vị trí BDD cũng sẽ lãnh đạo quá trình bán hàng, quản lý quan hệ khách hàng, theo dõi thị trường,… để có thể tạo ra những bản kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất.

Giám đốc phát triển kinh doanh là vị trí quan trọng trong tổ chức
Giám đốc phát triển kinh doanh là vị trí quan trọng trong tổ chức

Tìm hiểu thêm: Chức Năng Và Vai Trò Của Phòng Phát Triển Kinh Doanh

Nhiệm vụ của giám đốc phát triển kinh doanh là gì?

Nhiệm vụ chính của BDD là tìm kiếm và tạo ra những cơ hội để doanh nghiệp có thể phát triển hoạt động kinh doanh tốt hơn. Cụ thể, họ sẽ cần thực hiện những công việc như sau:

  • Xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng, nhà cung cấp và nhà phân phối, cũng như đội ngũ bán hàng và tiếp thị.
  • Phát triển kiến ​​thức chuyên sâu về các dịch vụ của công ty để xác định các cơ hội kinh doanh có lợi. Tổ chức các kế hoạch đào tạo để giải quyết những lỗ hổng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh của tổ chức.
  • Chỉ đạo, phối hợp cùng bộ phận tiếp thị – marketing thực hiện nghiên cứu thị trường, đề xuất các chiến lược mở rộng nghiên cứu thị trường.
  • Đánh giá hoạt động tiếp thị, bán hàng, hoạt động của nhà cung cấp và nhà cung cấp và đề xuất các cải tiến khi cần thiết.
  • Nghiên cứu các xu hướng mới trên thị trường và đề xuất các dịch vụ mới của công ty để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
  • Phát triển và quản lý quan hệ đối tác chiến lược để phát triển kinh doanh.
  • Trình bày các cơ hội kinh doanh, marketing cho giám đốc điều hành và ban lãnh đạo của công ty.
  • Tìm hiểu, tìm kiếm các phần mềm, ứng dụng mới để giúp quá trình tự động hóa doanh nghiệp, phát triển kinh doanh được hiệu quả hơn.

Yêu cầu của giám đốc phát triển kinh doanh

Để có thể đạt được vị trí giám đốc phát triển kinh doanh, bạn sẽ cần phải trau dồi nhiều kỹ năng, yêu cầu khác nhau. Tuy không phải là tất cả nhưng những yếu tố sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được vị trí này hơn. Bao gồm:

Yêu cầu về bằng cấp

Thông thường, hầu hết những vị trí trong bộ phận kinh doanh không yêu cầu quá nhiều về yếu tố bằng cấp. Tuy vậy, với những vị trí quản lý cấp cao như BDD, bạn sẽ được ưu tiên hơn nếu có những bằng cấp liên quan đến kinh doanh, quản trị kinh doanh, kinh tế, marketing. Theo thống kê của Zippia, có đến 74% BDD tốt nghiệp bằng cử nhân, 16.5% tốt nghiệp bằng thạc sĩ.

Vị trí BDD nên có các bằng cấp liên quan đến chuyên ngành làm việc
Vị trí BDD nên có các bằng cấp liên quan đến chuyên ngành làm việc

Yêu cầu về kinh nghiệm

Đây là một trong những yêu cầu cần có của vị trí giám đốc phát triển kinh doanh. Các doanh nghiệp thường rất quan tâm đến kinh nghiệm của những vị trí quản lý cấp cao như BĐ. Theo đó, bạn nên có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm trở lên ở lĩnh vực kinh doanh hoặc từ 2 – 3 năm ở vị trí tương đương.

Yêu cầu về kiến thức

Bên cạnh bằng cấp, kinh nghiệm, người làm BDD cũng cần phải có những kiến thức để hỗ trợ cho công việc. Ví dụ như:

  • Nắm rõ kiến thức nền tảng về nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng.
  • Thành thạo các kỹ năng liên quan đến sử dụng máy tính, tin học văn phòng,…
  • Biết cách sử dụng, ứng dụng những công nghệ hiện đại vào quản lý công việc hàng ngày.
  • Hiểu biết về các công cụ, phương pháp phân tích liên quan đến xu hướng thị trường.
  • Có khả năng nhận định về cơ hội kinh doanh.
  • Có kỹ năng lập kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh.

Tìm hiểu thêm: Trưởng phòng kinh doanh là gì và lương có cao không?

Yêu cầu về kỹ năng mềm

Những kỹ năng mềm sẽ giúp cho vị trí BDD phát triển và thuận lợi hơn trong công việc. Những kỹ năng mềm cần có của BDD bao gồm: 

  • Nhóm kỹ năng giao tiếp, biết lắng nghe và biết cách phản hồi.
  • Kỹ năng lãnh đạo, quản lý liên quan đến công việc chung, nhân sự đội nhóm.
  • Kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc – thời gian cá nhân.
  • Biết hoặc thông thạo ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) là một lợi thế.
  • Có khả năng xử lý tình huống, vấn đề hiệu quả và linh hoạt.

Mức thu nhập của Giám đốc phát triển kinh doanh

Mức thu nhập thực tế cho vị trí này thường sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau. Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo ngay mức thu nhập trung bình của vị trí này theo khảo sát như sau:

  • Mức lương trung bình: 71.4 triệu đồng/tháng.
  • Dải lương phổ biến: 44.1 – 65 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương thấp nhất: 23.2 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương cao nhất: 232 triệu đồng/tháng.

Tìm hiểu thêm: Giám đốc kinh doanh là gì? Mức lương bao nhiêu?

GĐ phát triển kinh doanh có mức thu nhập rất hấp dẫn
GĐ phát triển kinh doanh có mức thu nhập rất hấp dẫn

Hy vọng với những chia sẻ kinh nghiệm ở trên, bạn sẽ hiểu hơn về vị trí giám đốc phát triển kinh doanh là gì và các thông tin về vị trí này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập vào website TopCV nếu đang có nhu cầu tìm kiếm những cơ hội việc làm liên quan đến vị trí này.

Có thể bạn quan tâm: Phòng Kinh Doanh Gồm Những Bộ Phận Nào? Vị Trí Và Vai Trò


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *