Hướng dẫn xây dựng 25+ KPI trưởng phòng kinh doanh chi tiết

Hướng dẫn xây dựng 25+ KPI trưởng phòng kinh doanh chi tiết

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Với vai trò quan trọng của mình, KPI trưởng phòng kinh doanh là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Hãy cùng Vieclamkinhdoanh xác định những KPI trưởng phòng kinh doanh là gì ngay nhé.

Những KPI trưởng phòng kinh doanh cần có

Có rất nhiều KPI trưởng phòng kinh doanh cần phải quan tâm. Tuy nhiên, dưới đây sẽ là những KPI thường gặp và cần đặc biệt lưu ý:

Bộ KPI liên quan đến doanh số

Đối với những vấn đề, nhiệm vụ liên quan đến doanh số, trưởng phòng kinh doanh cần phải quan tâm đến những chỉ số KPI như sau:

  1. Tăng trưởng doanh số bán hàng: Đây là chỉ số KPI quan trọng để trưởng phòng kinh doanh có thể xác định doanh nghiệp đang kinh doanh, hoạt động có tốt không.
  2. Chỉ số liên quan đến chi phí cho hoạt động bán hàng.
  3. Tỷ lệ Upsell và Cross-sell như thế nào.
  4. Định giá đối thủ cạnh tranh đang là bao nhiêu?
  5. Chỉ số hài lòng của nhân viên như thế nào?

Tìm hiểu thêm: KPI là gì? Những chỉ số KPIs quan trọng trong Sale

KPI liên quan đến doanh số là một trong những nhóm KPI quan trọng
KPI liên quan đến doanh số là một trong những nhóm KPI quan trọng

Bộ KPI liên quan đến khách hàng

Bên cạnh KPI doanh số, trưởng phòng kinh doanh cũng cần phải quan tâm đến KPI về khách hàng. Bao gồm:

  1. Tương tác của khách hàng hiện tại, hay là chỉ số chăm sóc khách hàng cũ đã sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
  2. Độ dài chu kỳ bán hàng trung bình theo tháng, quý, năm.
  3. Tỷ lệ chốt đơn hàng như thế nào?
  4. Thời gian phản hồi trung bình của khách hàng khi nhận thông tin sản phẩm.
  5. Số phần trăm khách hàng tiềm năng đang được chăm sóc.
  6. Tỷ lệ trả lời, phản hồi tích cực so với tiêu cực từ khách hàng.
  7. Tỷ lệ chấp nhận cuộc gọi, cuộc hẹn gặp mặt của khách hàng.
  8. Tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng.
  9. Chỉ số tỷ lệ về thắng – thua trong trao đổi, thỏa thuận giao dịch với khách hàng.

Bộ KPI liên quan đến phát triển kinh doanh

Liên quan đến phát triển kinh doanh cũng là một trong những bộ KPI trưởng phòng kinh doanh cần phải quan tâm. Với bộ KPI này, trưởng phòng cần lưu ý những chỉ số như sau:

  1. Các chỉ số hoạt động liên quan đến số lượng cuộc gọi, số lượng email, số lượng các cuộc gọi đã được lên lịch với khách hàng.
  2. Chỉ số liên quan đến những đề xuất đã gửi cho khách hàng tiềm năng, các mối quan tâm thực sự từ khách hàng như thế nào.
  3. Tỷ lệ về những giao dịch đã đạt được cho mỗi một nhân viên và cho toàn đội nhóm.

Bộ KPI giữa tiếp thị và bán hàng

Kinh doanh, bán hàng và tiếp thị là những hoạt động có sự liên kết chặt chẽ, ảnh hưởng đến hiệu quả riêng của mỗi hoạt động và chỉ số phát triển kinh doanh chung. Do đó, người làm trưởng phòng kinh doanh cũng cần phải có những chỉ số KPI liên quan đến hoạt động tiếp thị – bán hàng. Ví dụ như:

  1. Chỉ số về phần trăm khách hàng tiềm năng trong mỗi vòng đời sản phẩm, chiến lược kinh doanh.
  2. Thời gian trung bình vòng đời khách hàng.
  3. Số lượng về cơ hội khách hàng mới như thế nào.
  4. Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng.
  5. Chi phí cho mỗi chuyển đổi mục tiêu.
  6. Tỷ lệ giữ chân khách hàng như thế nào.
  7. Doanh thu trung bình cho mỗi tài khoản, chiến lược, chiến dịch quảng cáo.
  8. Điểm đánh giá hài lòng của khách hàng – điểm khuyến mãi ròng (NPS).
  9. Giá trị vòng đời của khách hàng là bao lâu.

Tìm hiểu thêm: KPI là gì trong kinh doanh? 18 chỉ số KPI cần có trong kinh doanh

Hoạt động kinh doanh, bán hàng thường gắn liền với hoạt động tiếp thị
Hoạt động kinh doanh, bán hàng thường gắn liền với hoạt động tiếp thị

3 bước xây dựng KPI trưởng phòng kinh doanh

Để tạo được hệ thống KPI trưởng phòng kinh doanh, bạn có thể áp dụng ngay 3 bước đơn giản sau đây:

Bước 1 – Lập bản đồ hoạt động khách hàng

Với bước này, bạn cần lưu ý liệt kê các hoạt động bán hàng thường xuyên của bạn là gì. Sau đó xác định về mức độ liên quan của những hoạt động đó với từng loại khách hàng của bạn. Ví dụ như khi bạn thực hiện gọi 50 cuộc mỗi ngày sẽ tạo ra được bao nhiêu khách hàng tiềm năng.

Bước 2 – Đặt mục tiêu cho kinh doanh

Xác định mục tiêu kinh doanh sẽ giúp bạn có cơ sở để thiết lập những chỉ số KPI hiệu quả và tập trung hơn. Những mục tiêu được xác định cần thực tế, có khả năng thực hiện được và dựa vào điều kiện doanh nghiệp. Ví dụ như tăng lợi nhuận bán hàng lên 30% trong quý tới, tăng tỷ lệ khách hàng cũ lên 20% trong tháng tới,…

Bước 3 – Chọn KPI phù hợp với mục tiêu

Dựa vào mục tiêu và nhóm khách hàng ở trên, bạn có thể lựa chọn được những KPI phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lưu ý, mỗi KPI cần có con số cụ thể và thời gian chính xác để đạt được KPI đó là như thế nào. Bạn có thể áp dụng các công cụ hỗ trợ để theo dõi KPI hiệu quả hơn.

Bạn cần thiết lập KPI với thời gian cụ thể để đạt KPI đó
Bạn cần thiết lập KPI với thời gian cụ thể để đạt KPI đó

Hy vọng với những chia sẻ kinh nghiệm ở trên, bạn sẽ có thể xây dựng được bảng KPI trưởng phòng kinh doanh chi tiết và cụ thể hơn. Nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm kiếm những cơ hội việc làm liên quan đến vị trí này, hãy truy cập vào website TopCV để tiếp cận với những tin tuyển dụng hấp dẫn hiện nay.

Có thể bạn quan tâm: Quản Lý Kinh Doanh Là Gì? Bản Mô Tả Công Việc Chi Tiết


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *