Giám đốc kinh doanh là gì? Mức lương bao nhiêu?

Việc làm nổi bật
Spread the love

Trong cơ cấu của các tổ chức, doanh nghiệp đều tồn tại những người chịu trách nhiệm cho một mảng công việc. Ví dụ có thể kể đến như trưởng phòng nhân sự, giám đốc tài chính, giám đốc kinh doanh, giám đốc sản xuất,.. Trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm này, Vieclamkinhdoanh.vn sẽ chủ yếu đề cập tới vị trí giám đốc kinh doanh. Nếu bạn đang đặt mục tiêu trở thành người đứng đầu bộ phận kinh doanh thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Giám đốc kinh doanh là gì?

Giám đốc Kinh doanh hay Chief Customer Officer, CCO, là một vị trí quản lý cấp cao và chỉ đứng sau giám đốc điều hành CEO. CCO là người đứng đầu bộ phận kinh doanh và chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động cũng như hiệu quả làm việc của bộ phận này. CCO có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, đây là vị trí quan trọng và không thể thiếu ở bất cứ doanh nghiệp nào.

Không chỉ kết nối với khách hàng, CCO phần giữ vai trò trong việc đào tạo huấn luyện đội ngũ kinh doanh năng, suất hiệu quả cho doanh nghiệp. Đồng thời CCO cũng là người trực tiếp lên các kế hoạch đầu tư, kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu không có CCO, doanh nghiệp sẽ phát triển mà không có định hướng kinh doanh rõ ràng.

>>> Xem thêm: Khám Phá Bảng Mô Tả Công Việc Trưởng Phòng Kinh Doanh

giám đốc kinh doanh 3Giám đốc kinh doanh là gì? Mức lương bao nhiêu?
Giám đốc Kinh doanh là vị trí quản lý cấp cao và chỉ đứng sau giám đốc điều hành CEO

Giám đốc kinh doanh làm gì?

Vậy công việc cụ thể của giám đốc kinh doanh là gì? Vé nó sẽ phụ thuộc vào quy mô và loại hình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung CCO sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

Lãnh đạo các nhân viên cấp dưới 

CCO thường phụ trách các nhóm kinh doanh, marketing và quan hệ khách hàng. Đây là các bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy CCO cần lên kế hoạch công việc phù hợp cho từng bộ phận với mục đích cuối cùng là gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho tổ chức.

giám đốc kinh doanh 2
CCO cần lên kế hoạch công việc phù hợp cho từng bộ phận 

Đồng thời, CCO phụ trách việc triển khai và giám sát các bộ phận thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra. Nếu có bất cứ rủi ro hoặc phát sinh các vấn đề gì, CCO cần nhanh chóng đưa ra phương án giải quyết để không làm ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp.

Phối hợp với phòng Marketing 

Marketing cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động bán hàng. Các chiến dịch marketing tốt, đánh đúng vào đối tượng và tâm lý khách hàng sẽ làm gia tăng hiệu quả và doanh số bán hàng. Đồng thời khi triển khai các chiến lược marketing, CCO cũng là người giám sát hiệu quả đưa ra những điều chỉnh nếu cần thiết.

Chính bởi nhiệm vụ này nên giám đốc kinh doanh và giám đốc marketing thường có mối quan hệ chặt chẽ vẽ với nhau. Các chiến dịch marketing thường dựa vào dữ liệu nghiên cứu từ hoạt động kinh doanh. Ngược lại, các hoạt động bán hàng sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với các hoạt động marketing đang triển khai nhằm thu hút tối đa khách hàng tiềm năng.

Lên kế hoạch kinh doanh 

Công việc mà bất cứ giám đốc Kinh doanh nào cũng phải thực hiện chính là lên ý tưởng, xây dựng các chiến dịch kinh doanh cho doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của các chiến dịch này là tăng trưởng doanh thu tối đa cho doanh nghiệp. 

Đồng thời, CCO cũng thực hiện nghiên cứu thị trường để tìm phương hướng phát triển các sản phẩm mới cho doanh nghiệp. Họ là những người đón đầu xu hướng và tìm cách nắm bắt thị trường, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của tổ chức trong thị trường kinh doanh.

>>> Xem thêm: Tất tần tật về giám đốc phát triển kinh doanh từ A-Z

giám đốc kinh doanh 1
Giám đốc Kinh doanh nào là người lên ý tưởng, xây dựng các chiến dịch kinh doanh

Tuyển dụng nhân sự

Ngoài các hoạt động kinh doanh, CCO cũng tham gia vào hoạt động tuyển dụng nhân sự cho phòng kinh doanh và phòng marketing. CCO là người am hiểu nhất về nhu cầu nhân sự cũng như những yêu cầu đối với các ứng viên ứng tuyển vào mỗi phòng ban này. Sự có mặt của CCO trong quá trình tuyển dụng nhân sự sẽ giúp đánh giá và lựa chọn các ứng viên phù hợp nhất cho doanh nghiệp, 

Thực hiện các nhiệm vụ khác

Ngoài những nhiệm vụ trên, giám đốc Kinh doanh sẽ thực hiện các công việc khác nếu cảm thấy cần thiết đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra giám đốc kinh doanh cũng sẽ thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác do ban lãnh đạo yêu cầu.

>>> Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn giám đốc kinh doanh thường gặp

Giám đốc kinh doanh lương bao nhiêu?

Mức lương của CCO còn tùy thuộc vào quy mô công ty cũng như loại hình sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Tất nhiên nếu doanh nghiệp lớn, trách nhiệm công việc nhiều thì mức lương CCO sẽ cao hơn nhiều so với các vị trí công việc khác trên thị trường. Nhà tuyển dụng và ứng viên sẽ có sự trao đổi mức lương trong quá trình phỏng vấn để đạt sự thống nhất chung. Một số ứng viên có năng lực có thể chấp nhận các mức lương cơ bản thấp nhưng bù lại nước hoa hồng phải thật cao. Thậm chỉ họ còn xem đây là cơ hội để chứng minh cho doanh nghiệp thấy thi năng lực làm việc của họ họ. 

Hiện nay mức lương giám đốc phòng Kinh doanh trung bình khoảng 70 triệu đồng/tháng và dao động từ 27- 113 triệu đồng/tháng, Đây chỉ là mức lương cơ bản và chưa kể trên phụ cấp, thưởng hoa hồng, thường đạt KPI

Trên đây là toàn bộ thông tin về vị trí giám đốc Kinh doanh mà chúng tôi muốn gửi tới bạn. Đây là vị trí việc làm với mức lương hấp dẫn nhưng cũng tồn tại không ít khó khăn và áp lực. Nếu bạn đặt mục tiêu trở thành một CCO thì cần kiên trì rèn luyện các kiến thức, kỹ năng chuyên môn ngay từ bây giờ. Chúc bạn thành công.


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *