muc-tieu-nghe-nghiep-nhan-vien-kinh-doanh

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh ấn tượng

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Mặc dù có rất nhiều CV ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang “khát” những ứng viên tiềm năng. Nhiều CV bị đánh rớt ngay từ vòng loại hồ sơ vì chưa thể hiện được rõ mục tiêu nghề nghiệp trong CV ứng tuyển. Trong bài viết dưới đây, vieclamkinhdoanh.vn sẽ gợi ý cho bạn một số cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh ấn tượng, giúp ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh chính là mục tiêu, định hướng của những ai đang theo đuổi ngành kinh doanh. Ngành kinh doanh có rất nhiều hướng rẽ tùy vào mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của từng người, mục tiêu này có thể thay đổi qua từng giai đoạn. 

Có người bắt đầu từ vị trí nhân viên kinh doanh có mục tiêu trở thành trưởng nhóm sau 3 năm, sau 5 năm thì họ có mục tiêu tự khởi nghiệp. Bên cạnh đó, có những nhân viên kinh doanh bất động sản đặt mục tiêu tự mở văn phòng bất động sản sau 5 năm. Nhưng thực tế, họ lại chuyển sang làm kinh doanh các lĩnh vực khác. 

>>>Xem thêm: Cộng Tác Viên Bán Hàng Online Là Gì? Có Nên Làm Công Việc Này Không?

Mục tiêu nghề nghiệp là phần quan trọng trong CV
Mục tiêu nghề nghiệp là phần quan trọng trong CV

Ý nghĩa của việc viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Một số người có quan niệm mục tiêu nghề nghiệp là mục tiêu cá nhân, chỉ cần bạn thân bạn biết và phấn đấu, không cần nêu trong CV. Tuy nhiên, đây lại là yêu cầu cơ bản cần có trong CV ứng tuyển của nhiều nhà tuyển dụng bởi một số lý do sau:

  • Ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp và định hướng rõ ràng sẽ có động lực phấn đấu và đáng tin cậy.
  • Nhà tuyển dụng muốn biết được mục tiêu của ứng viên có phù hợp với hướng đi của công ty hay không. Ngoài ra, thông qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng cũng có thể xác định được khả năng gắn bó của ứng viên với công ty. 
  • Đặc thù trong ngành kinh doanh, mục tiêu nghề nghiệp càng tham vọng, đồng nghĩa với ứng viên sẵn sàng nỗ lực, không ngại khó khăn, vượt qua mọi thách thức. 
  • Việc thể hiện được mục tiêu rõ ràng trong CV sẽ giúp bạn để lại những dấu ấn tích cực trong mắt nhà tuyển dụng, từ đó gia tăng cơ hội trúng tuyển. 

>>>Xem thêm: Học Kinh Tế Quốc Tế Ra Làm Gì? Lương Có Cao Không?

Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh trong CV

Nguyên tắc viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh

Trong kinh doanh, mục tiêu nghề nghiệp thông thường sẽ đi từ: Nhân viên kinh doanh/ Nhân viên bán hàng – Chuyên viên kinh doanh – Trưởng nhóm kinh doanh – Phó phòng kinh doanh – Trưởng phòng kinh doanh – Giám đốc phòng kinh doanh – CEO. Việc nắm được lộ trình, các vị trí thăng tiến của nhân viên kinh doanh cũng sẽ giúp bạn có thể viết mục tiêu dễ dàng hơn. 

Viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn, rõ ràng
Viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn, rõ ràng

Dưới đây là một số nguyên tắc viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh mà bạn có thể tham khảo: 

  • Viết ngắn nhưng chất lượng, chỉ nên viết ở khoảng 2 – 3 dòng, bao gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. 
  • Nên thể hiện được tham vọng và quyết tâm của bản thân trong phần thể hiện mục tiêu của bản thân.
  • Định hướng nghề nghiệp kinh doanh nên đề cập tới mục tiêu liên quan đến ngành, không bất ngờ chuyển sang các ngành khác. 
  • Mục tiêu nên với hướng đi, sứ mệnh của công ty bạn ứng tuyển

Bên cạnh đó, khi viết mục tiêu, bạn cũng nên thể hiện cam kết được gắn bó lâu dài, tránh nói đến lương, thưởng ở phần mục tiêu. Điều này bạn có thể trao đổi thẳng thắn với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. 

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh

Mục tiêu nghề nghiệp cần được thể hiện khác nhau tùy theo vị trí bạn ứng tuyển cũng như năng lực, số năm kinh nghiệm và lĩnh vực cụ thể. Dưới đây là một số cách viết mục tiêu nghề nghiệp mà nhân viên kinh doanh có thể tham khảo: 

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho nhân viên kinh doanh chưa có kinh nghiệm

Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn chỉ nên thể hiện những mục tiêu ngắn hạn từ 1 – 3 năm, tránh những mục tiêu quá dài. 

Gợi ý: 

  • Học hỏi, ám hiểu về sản phẩm, thích ứng nhanh với môi trường làm việc và nắm vững được các kịch bản bán hàng, kết hợp với kỹ năng giao tiếp để tư vấn, chốt đơn, đảm bảo hoặc vượt doanh số được đưa ra. 
  • Mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng, trở thành trưởng nhóm sau 2 năm làm việc..

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh đã có kinh nghiệm

Khi đã có kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể tự tin để thể hiện tham vọng của mình trong mục tiêu nghề nghiệp. 

Gợi ý: 

  • Tạo ra doanh số đột phá, gấp 2 – 3 lần KPI được đưa ra 
  • Trở  thành trưởng phòng kinh doanh sau 2 năm, dẫn dắt đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả bằng kỹ năng lãnh đạo, quản trị của bản thân.

>>>Xem thêm: Tìm Hiểu Về Chức Năng Nhiệm Vụ Của Phòng Kinh Doanh

Mục tiêu nghề nghiệp cần được viết khác nhau dựa trên năng lực và kinh nghiệm thực tế
Mục tiêu nghề nghiệp cần được viết khác nhau dựa trên năng lực và kinh nghiệm thực tế

Trên đây là một số gợi ý về cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh trong CV gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Mục tiêu nghề nghiệp là “bức tranh thu nhỏ” về bản thân, năng lực và định hướng của bạn, do đó, hãy nghiêm túc thể hiện chúng một cách hoàn chỉnh để vượt qua phỏng vấn dễ dàng.

>>>Xem thêm: Giám Sát Bán Hàng Là Gì? Vai Trò Của Họ Trong Kinh Doanh

Hình ảnh: Sưu tầm


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *