Tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh

Tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Phòng kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong mục tiêu tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho bộ phận kinh doanh luôn rất cao. Nếu bạn đang tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh trước khi lựa chọn theo đuổi ngành nghề này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây từ vieclamkinhdoanh.vn nhé.

Vai trò của phòng kinh doanh trong doanh nghiệp

Việc thực hiện tăng trưởng doanh thu là một trong những yếu tố quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức thương mại nào. Để thực hiện được điều đấy, các doanh nghiệp sẽ cần có bộ máy nhân sự cũng như tổ chức hoạt động riêng với vai trò là những người kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Vì vậy, phòng kinh doanh được ra đời và nắm giữ vai trò chức doanh nghiệp có thể thúc đẩy, phân phối sản phẩm đến tay của người tiêu dùng. Có thể nói rằng, bộ phận kinh doanh chính là một trong những bộ phận đảm nhiệm vai trò “sống còn” của doanh nghiệp.

Vì vậy, khi hình thành và thiết lập, các doanh nghiệp luôn luôn yêu cầu cao về tiêu chí, chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh. Khi những yếu tố này được đáp ứng, doanh nghiệp có thể giữ vững được tốc độ tăng trưởng của mình.

Phòng kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng của doanh nghiệp
Phòng kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng của doanh nghiệp

Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh là gì?

Mỗi phòng ban trong doanh nghiệp sẽ có những vai trò cũng như nhiệm vụ khác nhau, và bộ phận kinh doanh cũng không ngoại lệ.

Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh sẽ bao gồm những vấn đề sau đây.

Chức năng phòng kinh doanh

Chức năng chính của phòng kinh doanh sẽ là nơi thực hiện đưa ra các ý kiến, kế hoạch hoặc chiến lược liên quan đến việc thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp. Cụ thể hơn sẽ có những chức năng sau:

  • Đảm bảo thực hiện được hoạt động đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến với thị trường và khách hàng.
  • Thực hiện chức năng chỉ đạo đối với các hoạt động nghiên cứu liên quan đến việc cải tiến cho sản phẩm, dịch vụ giúp mở rộng được thị trường cũng như tìm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
  • Thực hiện các chiến lược kế hoạch để gia tăng nguồn khách hàng cho doanh nghiệp.
  • Đảm bảo được mọi hoạt động cũng như các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách thuận lợi nhất. Những hoạt động này sẽ được giám sát bởi phòng kinh doanh.
  • Hỗ trợ ban giám đốc các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh và chi phí của doanh nghiệp.
Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh xoay quanh vấn đề tăng trưởng doanh thu
Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh xoay quanh vấn đề tăng trưởng doanh thu

>>> Xem thêm: Trưởng Phòng Kinh Doanh Là Gì? Lương Bao Nhiêu?

Nhiệm vụ của phòng kinh doanh

Nhiệm vụ chung tổng quát

Bên cạnh những chức năng được nêu ở trên, phòng kinh doanh cũng sẽ có những nhiệm vụ như sau:

  • Nhiệm vụ chính và xuyên suốt trong hoạt động của phòng kinh doanh chính là tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, tư vấn và bán sản phẩm cho những khách hàng đó để giúp gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Thực hiện việc nghiên cứu phân tích thị trường, từ đó có thể đảm bảo chức năng thiết lập các chiến lược kinh doanh hoàn thành hiệu quả hơn.
  • Thực hiện lên các kế hoạch chi tiết về hoạt động kinh doanh. Những thông tin có trong kế hoạch bao gồm quy trình, kế hoạch phân phối hàng hóa, quy trình vận chuyển hàng hóa,…
  • Nghiên cứu, đề xuất các phương án phát triển sản phẩm để có thể phù hợp với thị trường cũng như mong muốn và yêu cầu của khách hàng.
  • Thực hiện làm việc với Bộ phận Marketing cũng như các bộ phận khác liên quan để có các giải pháp giúp tăng cường doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh trong doanh nghiệp.

Các nhiệm vụ khác

Ngoài các vai trò nhiệm vụ của phòng kinh doanh chung ở trên, bộ phận này còn có những nhiệm vụ khác. Tùy thuộc vào mô hình doanh nghiệp cũng như sản phẩm, dịch vụ kinh doanh mà sẽ có sự khác biệt về những nhiệm vụ này. Cụ thể như sau:

  • Nhiệm vụ liên quan đến quan hệ khách hàng: Chủ yếu phòng kinh doanh sẽ sử dụng các nghiệp vụ chuyên môn để hỗ trợ, chăm sóc và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Những nhiệm vụ nhỏ hơn có thể bao gồm tư vấn, báo giá, chăm sóc sau bán hàng,…
  • Nhiệm vụ liên quan đến tài chính: Đây cũng là một trong những nhiệm vụ mà bộ phận kinh doanh có thể đảm nhiệm. Đặc biệt nếu bạn nằm trong phòng kinh doanh của các công ty tài chính. Với nhiệm vụ này bạn sẽ thực hiện tư vấn tài chính cho khách hàng hoặc cho chính doanh nghiệp vì những vấn đề như tối ưu chi phí, tối ưu và lưu thông dòng tiền, quản trị về tài chính,…
  • Nhiệm vụ liên quan đến phát triển sản phẩm: Phòng kinh doanh sẽ là bộ phận có thêm nhiệm vụ thiết lập các quy trình của sản phẩm như sản xuất, phân phối và tiếp thị đến thị trường, quy trình sau khi bán hàng,…
Để làm việc trong bộ phận kinh doanh cần nhiều kỹ năng khác nhau
Để làm việc trong bộ phận kinh doanh cần nhiều kỹ năng khác nhau

Tạm kết

Trên đây là bài viết về chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh. Hi vọng với những thông tin được chia sẻ, bạn sẽ hiểu hơn về chức năng nhiệm vụ của Phòng Kinh Doanh cũng như định hướng cho mình được công việc phù hợp.

Tuy nhiên, có thể thành công trong ngành nghề này, bạn sẽ cần trau dồi cho mình khá nhiều kỹ năng liên quan đến chuyên môn kinh doanh cũng như các kỹ năng mềm hỗ trợ khác. Nhưng đi kèm với sự khó khăn đấy, là nhân viên kinh doanh luôn có mức thu nhập rất cao và không có giới hạn.

Nguồn ảnh: Sưu tầm


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *