Mô hình kinh doanh thương mại điện tử của Grab topcv

Giải mã mô hình kinh doanh thương mại điện tử của Grab

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Các mô hình vận tải truyền thống ngày nay đã dần đánh mất thị trường vào các đối thủ vận tải công nghệ như Grab, Be bike,… Dưới đây, vieclamkinhdoanh.vn sẽ cùng bạn đi giải mã mô hình kinh doanh thương mại điện tử của Grab nhé.

Grab là gì?

Trước khi đi giải mã mô hình kinh doanh thương mại điện tử của Grab thì chúng ta cần đi tìm hiểu xem Grab là công ty gì.

Vào cuối tháng 2 năm 2014, Grab chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam. Đây là tên gọi của một công ty công nghệ thuộc top đầu thế giới và có trụ sở chính đặt tại Singapore. Grab chuyên cung cấp các dịch vụ vận tải thông qua ứng dụng trực tuyến, bao gồm đi lại và vận chuyển.

App Grab là một ứng dụng di động hỗ trợ người dùng đặt xe. Và sử dụng các dịch vụ liên quan đến thương mại điện tử như đặt đồ ăn hay logistic để giao gửi hàng. Ứng dụng này do Hooi Ling Tan và Anthony Tan đến từ Malaysia đồng sáng lập. Sau 9 năm hoạt động tại Việt Nam, Grab đã mở rộng với các dịch vụ đa dạng như đặt xe công nghệ, giao thức ăn, thanh toán qua ví điện tử Moca,…

Grab là ứng dụng do Hooi Ling Tan và Anthony Tan đến từ Malaysia đồng sáng lập
Grab là ứng dụng do Hooi Ling Tan và Anthony Tan đến từ Malaysia đồng sáng lập

Hiện tại, màu áo xanh lá cây đặc trưng của Grab đã phủ sóng khắp các ngõ ngách, con đường tại các thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ,… Việc tạo ra một thị trường xe công nghệ như vậy, Grab đã mang lại cho người dùng Việt Nam rất nhiều giá trị mới.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử của Grab là gì?

Mô hình kinh doanh của Grab là gì mà thành công đến vậy? Grab đang sử dụng mô hình C2C. Mô hình này sẽ giúp Grab kết nối giữa khách hàng và tài xế thông qua ứng dụng trên điện thoại. Trong đó, Grab sẽ là đơn vị trung gian đóng vai trò điều phối.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử của Grab là mô hình C2C
Grab kinh doanh theo mô hình C2C

Về ứng dụng, Grab hoạt động dựa trên nền tảng thương mại điện tử di động (M-Commerce) và thanh toán di động (M-Payment) hoặc có thể thanh toán bằng tiền mặt (Cash Payment).

Ứng dụng này được vận hành hoàn toàn qua mạng không dây (wifi) và 4G. Và bắt buộc phải có mạng thì mới kết nối ứng dụng được.

Xem thêm: Sales B2B Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Chi Tiết Về Sales B2B

Xem thêm: Top Các Nền Tảng Thương Mại Print On Demand HOT Nhất Hiện Nay

Những đột phá với mô hình kinh doanh thương mại điện tử của Grab

Tạo ra giá trị cho người dùng

Grab đã chủ trương đơn giản hoá các sản phẩm/dịch vụ tưởng chừng phức tạp, khó tiếp cận trở nên dễ sử dụng và gần gũi với người dùng hơn. Ngoài ra, việc cung cấp dịch vụ chất lượng với mức giá phải chăng cũng là cách giúp Grab chinh phục khách hàng tại Việt Nam. Từ đó, với sự đột phá này Grab đã mang đến rất nhiều giá trị cho khách hàng.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử của Grab tạo ra nhiều giá trị cho người dùng
Mô hình của Grab tạo ra nhiều giá trị cho người dùng

Grab đã tạo ra mạng lưới xe công nghệ và “soán ngôi” thống trị của mô hình taxi truyền thống. Ngày nay, hầu như ai cũng sở hữu ít nhất 1 chiếc smartphone. Và chỉ với một chiếc smartphone và ở trong vùng phủ sóng của Grab, khách hàng có thể đặt xe đến bất kỳ đâu mà mình muốn. Đồng thời, với ứng dụng Grab, khách hàng có thể chủ động biết trước được cước phí giao dịch. Nhờ vào tất cả các giá trị và tiện ích tạo ra, sản phẩm/dịch vụ của Grab đã có thể dễ dàng tiếp cận đến khách hàng hơn.

Cải tiến mô hình vận chuyển truyền thống

Trước khi Grab gia nhập vào Việt Nam, các hãng xe taxi truyền thống đã thống trị thị trường trong khoảng thời gian dài. Trong đó, có hai hãng vận tải là Mai Linh và Vinasun nhận được nhiều sự tín nhiệm từ người dùng nhất.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử của Grab đánh bật mô hình vận chuyển truyền thống
Grab đã đánh bật mô hình vận chuyển truyền thống

Vào năm 2014, Grab từng bước tiến vào thị trường Việt Nam. Thời điểm này, chưa có hãng taxi hoạt động theo mô hình truyền thống nào có đủ sự chuẩn bị để cạnh tranh với đối thủ này. Sau một khoảng thời gian hoạt động, khách hàng đã dần đón nhận Grab.

Theo thống kê, vào cuối năm 2017, GrabTaxi đã có hơn 11.400 xe tham gia thí điểm, chiếm hơn 90,6% số lượng xe được cấp phép hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chính sự chuyển mình thành công của Grab đã khiến doanh thu và thị phần của các hãng taxi truyền thống sụt giảm nghiêm trọng.

Những dịch vụ mà Grab cung cấp

  • Grabbike: giúp khách hàng kết nối và đặt xe di chuyển với tài xế xe 2 bánh (xe máy).
  • Grabcar: đây là dịch vụ kết nối khách hàng muốn di chuyển với tài xế xe 4 bánh. Và tất nhiên, các cước phí di chuyển sẽ được hiển thị trực tiếp trên ứng dụng bằng cách tính quãng đường tự động theo bản đồ và khách hàng không phải trả thêm bất kỳ khoản chi phí nào. So với dịch vụ taxi truyền thống, Grabcar có tính minh bạch hơn và giá thành cũng rẻ hơn rất nhiều.
  • Grabfood: thông qua ứng dụng Grab, khách hàng có thể đặt các dịch vụ giao đồ ăn/thức uống nhanh chóng. Các quán ăn, chuỗi nhà hàng, quán nước liên kết với Grab sẽ được thiết lập thành danh sách và cập nhật lên trên ứng dụng. Khách hàng chỉ cần đặt hàng và shipper của Grab sẽ mua đồ ăn/thức uống từ cửa hàng, sau đó giao đến cho khách theo đơn đặt hàng.
  • Grab Delivery: dịch vụ giao nhận hàng hóa hỏa tốc với mức giá phải chăng, nhanh chóng và đáng tin cậy.
  • Grabrewards: đây là tính năng tích lũy tiền thưởng. Với mỗi giao dịch được phát sinh trên Grab thì khách hàng sẽ nhận được điểm tích lũy. Điểm thưởng sẽ được dùng để đổi các ưu đãi trong Grabrewards.

Tổng kết

Trên đây, vieclamkinhdoanh.vn đã cùng bạn đi tìm hiểu về mô hình kinh doanh thương mại điện tử của Grab. Với sự nhanh nhạy của mình, Grab đã là một “ông lớn” trong mảng kinh doanh vận tải nhiều năm trở lại đây. Không chỉ dừng lại đó, Grab còn luôn lắng nghe ý kiến, bổ sung và làm mới các dịch vụ để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn muốn tìm việc làm thương mại điện tử, hãy truy cập ngay TẠI ĐÂY.


Spread the love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *