Chuyên viên phân tích kinh doanh (Business Analyst – BA) đang là một trong những vị trí nhân sự mới ở nhiều công ty hiện nay. Vị trí này đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn bởi tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu, data trong phát triển doanh nghiệp. Nếu bạn đang thắc mắc không biết chuyên viên phân tích kinh doanh là gì, hãy cùng vieclamkinhdoanh.vn tham khảo bài viết “Chuyên viên phân tích kinh doanh là gì? Thu nhập bao nhiêu?” ngay sau đây.
Mục lục
Tìm hiểu về chuyên viên phân tích kinh doanh là gì?
Hiểu về khái niệm chuyên viên phân tích kinh doanh là gì sẽ giúp bạn hình dung được mức thu nhập của vị trí này. Là một ngành nghề khá mới tại Việt Nam, do đó mức lương của BA cũng đang rất hấp dẫn.
Khái niệm chuyên viên phân tích kinh doanh là gì?
Chuyên viên phân tích kinh doanh sẽ là những người sử dụng nghiệp vụ của mình để đánh giá tình trạng tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Những đánh giá này được thực hiện để xem xét tính khả thi của doanh nghiệp, từ đó giúp hướng doanh nghiệp đến gần với các mục tiêu đã đặt ra trước đó nhanh hơn.
Một nhà phân tích kinh doanh có nghiệp vụ tốt sẽ thường đóng nhiều vai trò khác nhau. Họ có thể thực hiện đánh giá hoạt động, so sánh các hoạt động đó với những mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp. Đây cũng chính là lí do vì sao các chuyên viên phân tích kinh doanh lại càng ngày càng đóng vai trò quan trong hơn trong doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: Nhân Viên Sale Chứng Khoán Là Gì? Thu Nhập Bao Nhiêu?
Mức thu nhập của chuyên viên phân tích kinh doanh
Vì là một vị trí khá mới tại Việt Nam, do đó, các doanh nghiệp vẫn đang đưa ra nhiều mức lương khá hấp dẫn cho vị trí này. Khảo sát trên 2000 tin tuyển dụng cho thấy, mức lương trung bình của vị trí này như sau:
- Mức trung bình: 23.800.000 đồng/tháng.
- Dải lương phổ biến: 18.600.000 – 27.800.000 đồng/tháng.
- Mức thấp nhất: 9.300.000 đồng/tháng.
- Mức cao nhất: 92.800.000 đồng/tháng.
Bản mô tả công việc chuyên viên phân tích kinh doanh là gì?
Vậy, với mức lương hấp dẫn như vậy, bản mô tả công việc của chuyên viên phân tích kinh doanh là gì, có những yêu cầu như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu thêm trong phần tiếp theo của bài viết.
Các nhiệm vụ, công việc chính
Các công việc, nhiệm vụ của chuyên viên phân tích kinh doanh ở các doanh nghiệp thường không có quá nhiều khác biệt. Cụ thể sẽ bao gồm một vài nhiệm vụ, công việc chính như sau:
- Thu thập các thông tin liên quan và tập hợp thành các tài liệu cần thiết.
- Phân tích, làm rõ về các yêu cầu của khách hàng.
- Đưa ra các mô hình, thuật toán, giải pháp cũng như dựa vào chuyên môn để phân tích các yêu cầu của khách hàng đã thu thập được.
- Dựa vào các yêu cầu đó, viết tài liệu đặc tả có tính gắn kết với nghiệp vụ, công năng của phần mềm.
- Sử dụng tài liệu đặc tả đã được tổng hợp, thiết kế các giao diện mẫu của phần mềm.
- Hướng dẫn và hỗ trợ cho người dùng về việc sử dụng sản phẩm cũng như xử lý các sự cố khi có vấn đề xảy ra.
- Thực hiện làm cầu nối giữa các nhóm kỹ thuật, nhóm chức năng.
>>>Xem thêm: Hướng Dẫn Viết Mẫu CV Xin Việc Nhân Viên Sale Ấn Tượng
Yêu cầu cần có để thành công hơn
Để có thể hoàn thành được các nhiệm vụ, công việc có độ khó như trên, các chuyên viên phân tích kinh doanh sẽ cần có nhiều kỹ năng làm việc khác. Ví dụ như:
Kỹ năng phân tích, kỹ năng truyền thông: Bạn sẽ cần thực hiện rất nhiều thao tác, nghiệp vụ phân tích mẫu để tìm ra được những thông tin, số liệu phù hợp. Để xác định được tính phù hợp của dữ liệu đó, bạn cần có kỹ năng truyền thông cơ bản.
Xây dựng mối quan hệ: Khả năng tạo dựng các mối quan hệ giữa những bên liên quan là điều rất quan trọng. Khi đó, bạn có thể dễ dàng tạo điều kiện tốt hơn để phát triển công việc của mình.
Tự quản lý: Một BA thành công sẽ có khả năng tự quản lý được thời gian làm việc, các công việc của mình. Ngoài ra, bạn cũng cần có khả năng ảnh hưởng để tạo ra được sự ảnh hưởng tích cực đến nhóm.
Khả năng xử lý tính huống: Không chỉ BA mà bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ cần có khả năng xử lý tình huống tốt. Bởi không phải lúc nào công việc của bạn cũng sẽ thuận lợi mà luôn có nhiều tình huống, sự cố bất ngờ xảy ra. Nếu bạn có khả năng xử lý tình huống tốt, bạn có thể giảm thiểu được thiệt hại tốt hơn.
Kỹ năng ra quyết định: BA Sẽ là người thực hiện đưa ra các ý kiến, cố vấn cho đội nhóm sản xuất, nhóm chức năng, nhóm kỹ thuật,… Do đó, nếu không có kỹ năng ra quyết định tốt, bạn có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng đến những đội nhóm này.
>>Xem thêm: Điều Kiện Cần Và Đủ Để Trở Thành Nhân Viên Kinh Doanh Quốc Tế
Một số yêu cầu khác cần có:
- Yêu cầu về kinh doanh: Kiến thức liên quan đến quy trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Có tầm nhìn kinh doanh. Có khả năng cải thiện được các quy trình giữa kinh doanh và kỹ thuật với nhau. Đọc và hiểu được các tài liệu liên quan đến tài chính, kinh doanh.
- Yêu cầu về sự quản lý: Có tính quyết đoán, nắm vững được nguyên tắc cơ bản khi thực hiện quản lý các dự án. Có khả năng quản lý quan hệ khách hàng tốt. Đạo đức nghề nghiệp tốt.
Trên đây là chia sẻ liên quan đến vị trí chuyên viên phân tích kinh doanh. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về chuyên viên phân tích kinh doanh là gì cũng như những thông tin cần biết khác xung quanh vị trí này.
>>>Xem thêm: Tìm Hiểu Về Nhân Viên Kinh Doanh Thị Trường Là Gì?
Hình ảnh: Sưu tầm