BDM là gì? Vai trò & trách nhiệm của BDM trong kinh doanh

BDM là gì? Vai trò & trách nhiệm của BDM trong kinh doanh

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

BDM là vị trí đóng vai trò nền tảng cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công và tăng trưởng bền vững. Vậy, BDM là gì và vai trò – trách nhiệm của BDM là gì? Hãy cùng Vieclamkinhdoanh khám phá nhé.

Tìm hiểu BDM là gì?

BDM (Business Development Manager) là người quản lý và đóng vai trò chủ chốt của nhóm tiếp cận, phát triển thị trường (GTM). Họ sẽ thực hiện xây dựng các chiến lược liên quan đến danh sách khách hàng tiềm năng. BDM được ví như đầu mối liên hệ đầu tiên của doanh nghiệp với 1 khách hàng tiềm năng mới. Bên cạnh đó, họ cũng tham gia vào các quá trình đấu thầu ở doanh nghiệp B2B để phát triển doanh số, mở rộng phạm vi kinh doanh cho doanh nghiệp.

BDM là người chịu trách nhiệm về phát triển kinh doanh, thị trường cho tổ chức
BDM là người chịu trách nhiệm về phát triển kinh doanh, thị trường cho tổ chức

Vai trò của BDM là gì?

Vậy, vai trò chính của BDM là gì? Trên thực tế, BDM cần đảm bảo được mục đích chung của hoạt động phát triển kinh doanh. Đó chính là giúp xác định được mối quan hệ giữa hàng hóa – tiếp thị khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, BDM cũng có vai trò:

  • Đưa ra được những định hướng trong hoạt động dài hạn, cơ sở vững chắc cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
  • Tạo ra các cơ sở để doanh nghiệp có thể chủ động được hướng phát triển, kinh doanh phù hợp.
  • Kết nối, giúp doanh nghiệp – nhân sự liên kết được lợi ích cá nhân, hướng về một mục đích chung và phát triển bền vững.
  • Đưa ra cơ sở vững chắc cho doanh nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu, bồi dưỡng, đào tạo, bổ sung nhân lực cho doanh nghiệp.
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh dẫn đầu cho tổ chức.

Nhiệm vụ của BDM là gì?

Với vai trò như vậy, nhiệm vụ hàng ngày cần thực hiện của BDM là gì? Dưới đây sẽ là một số nhiệm vụ chính và cơ bản mà BDM cần thực hiện, bao gồm:

Phát triển hoạt động kinh doanh

Đối với BDM, nhiệm vụ quan trọng nhất chính là việc phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện nhiệm vụ này họ cần:

  • Khai thác và phân tích những thông tin về thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.
  • Xác định những cơ hội tiềm năng có trong thị trường mục tiêu liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Xây dựng các chiến lược kinh doanh và phát triển phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp theo dài hạn.
  • Phối hợp bộ phận phát triển kinh doanh để thực hiện triển khai chiến dịch, bảo đảm cho chiến dịch được thực hiện và mang lại đúng mục tiêu.
  • Bảo đảm được vị thế doanh nghiệp trên thị trường trước những đối thủ cạnh tranh khác.
Phát triển hoạt động kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng của BDM
Phát triển hoạt động kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng của BDM

Phát triển, nuôi dưỡng mối quan hệ

Bên cạnh tập trung và phát triển hoạt động kinh doanh, BDM cũng cần phải thực hiện phát triển và nuôi dưỡng những mối quan hệ với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Bao gồm những nhiệm vụ như:

  • Tìm kiếm và kết nối với các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai.
  • Thực hiện đánh giá các nhu cầu của khách hàng và so sánh với khả năng mà doanh nghiệp có thể đáp ứng được những nhu cầu đó.
  • Tham gia vào quá trình thực hiện đàm phán với đối tác.
  • Duy trì và thực hiện nghiệp vụ liên quan đến chăm sóc khách hàng để xây dựng các mối quan hệ với đối tác kinh doanh, khách hàng tiềm năng bền vững.

Nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhân sự

Quản lý đội ngũ nhân sự cũng là một trong những vấn đề mà BDM và các cấp quản lý cần thực hiện. Bao gồm như:

  • Phối hợp cùng bộ phận tuyển dụng để lên các kế hoạch liên quan đến phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trên hành trình phát triển kinh doanh.
  • Giám sát công ty của đội ngũ nhân viên khi thực hiện các kế hoạch phát triển kinh doanh đã đề ra trước đó.
  • Tham gia vào quá trình đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ của các nhân viên hiện tại trong doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, BDM cũng sẽ cần thực hiện lập các báo cáo liên quan đến quá trình phát triển kinh doanh cho đội ngũ ban giám đốc điều hành của tổ chức.

Tìm hiểu thêm: Nhân viên phát triển kinh doanh là gì và có những nhiệm vụ nào?

Làm thế nào để trở thành BDM?

Để làm BDM và phát triển thành công ở vị trí này, bạn sẽ cần về luyện những yếu tố như sau:

  • Các loại bằng cấp cần thiết liên quan đến chuyên ngành về kinh doanh, kinh hoặc kinh tế.
  • Có quá trình tích lũy kinh nghiệm trước đó liên quan đến lĩnh vực kinh doanh hoặc phát triển kinh doanh, thị trường cho doanh nghiệp.
  • Biết sử dụng những công cụ liên quan đến quá trình phát triển và tạo mối quan hệ với khách hàng tiềm năng như CRM, các phần mềm quản lý dự án,…
  • Xây dựng những kỹ năng mềm như đàm phán, thuyết phục, giao tiếp bằng lời nói hoặc bằng văn bản, kỹ năng giải quyết vấn đề hoặc quản lý thời gian,…
Để trở thành BDM cần có nhiều kỹ năng và chuyên môn khác nhau
Để trở thành BDM cần có nhiều kỹ năng và chuyên môn khác nhau

Hy vọng với những chia sẻ kinh nghiệm cụ thể ở trên, bạn đã hiểu hơn về BDM là gì, vai trò và trách nhiệm của BDM là gì trong doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập ngay vào TopCV nếu đang có nhu cầu tìm kiếm các cơ hội việc làm hấp dẫn liên quan đến BDM và lĩnh vực kinh doanh.


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *