Chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS mà bạn nên biết

Chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS mà bạn nên biết

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

EPS là một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực chứng khoán tài chính mà bạn nên quan tâm. Vậy, cụ thể thì chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS là gì? Bài viết hữu ích dưới đây của  Vieclamkinhdoanh sẽ giải đáp giúp bạn.

Chỉ số EPS là gì và ví dụ cụ thể

EPS – Earning Per Share – là chỉ số biểu thị lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành là bao nhiêu. Đây là chỉ số để đo lường về mức độ lợi nhuận cho nhà đầu tư khi họ đang nắm giữ một số lượng cổ phiếu nào đó của doanh nghiệp. EPS cũng được hiểu là khoản sinh lời dựa trên số vốn ban đầu mà nhà đầu tư đã bỏ ra.

chi-so-eps-la-gi-topcv-1
EPS sẽ cho bạn biết lợi nhuận sau thuế của mỗi cổ phiếu doanh nghiệp phát hành

Khi so sánh một công ty với những công ty khác, EPS cao hơn được coi là dấu hiệu của một doanh nghiệp mạnh hơn. Khi đối chiếu hiệu suất hiện tại của công ty với hiệu suất trước đó, giá trị EPS tăng cho thấy khả năng sinh lời ngày càng tăng. Nếu báo cáo EPS thực tế khác biệt đáng kể so với kỳ vọng của thị trường, giá cổ phiếu có thể thay đổi nhanh chóng và đột ngột theo cả hai hướng.

Ví dụ để bạn hiểu hơn về EPS như sau:

  • Đặt giả thuyết doanh nghiệp đang phát hành trên thị trường 15 triệu cổ phiếu.
  • Lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp đạt được là 1 triệu USD.
  • Lúc này, EPS của mỗi cổ phiếu sẽ có giá trị khoảng 10 USD. Hoặc cũng có thể hiểu được mỗi cổ phiếu, nhà đầu tư có thể được hưởng 10 USD/cổ phiếu từ doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: 5+ nguyên tắc cơ bản trong quản trị tài chính doanh nghiệp nên biết

Ý nghĩa của chỉ số EPS là gì?

Vậy, sau khi đã hiểu về khái niệm chỉ số EPS là gì, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm về ý nghĩa của chỉ số EPS là gì. Trên thực tế, EPS sẽ được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả, khả thi của dự án, doanh nghiệp mà nhà đầu tư đang tham gia. Cụ thể:

  • Phản ánh được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, từ đó giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng lựa chọn có nên tham gia hay không.
  • Giúp so sánh được hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực.
  • Là cơ sở để tính toán những chỉ số khác như P/E, ROE.

Để xác định chỉ số EPS là tốt hay xấu, bạn sẽ phải căn cứ thêm vào nhiều yếu tố khác. Tuy vậy, về cơ bản, có thể xác định tham khảo rằng, khi EPS lớn hơn 1500 hoặc tối thiểu đạt 1000 sẽ là chỉ số tốt. EPS cần có sự tăng trưởng hợp lý trong nhiều năm để có thể đánh giá được tốt hay xấu.

chi-so-eps-la-gi-topcv-2
 EPS sẽ được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả, khả thi của dự án

Cách tính chỉ số EPS như thế nào?

Để biết cách tính chỉ số EPS là gì, bạn cần phải hiểu về những loại chỉ số EPS đang được sử dụng. Từ đó sẽ có cách tính phù hợp. Cụ thể như sau:

Các loại chỉ số EPS

Chỉ số EPS sẽ gồm 2 loại là EPS cơ bản và EPS pha loãng. Cụ thể:

  • EPS cơ bản: Khái niệm chỉ phần lãi cơ bản mà nhà đầu tư nhận được sau thuế trên mỗi cổ phiếu.
  • EPS pha loãng sẽ là những chỉ số bổ sung để điều chỉnh rủi ro khi doanh nghiệp thực hiện pha loãng cổ phiếu, được thực hiện khi doanh nghiệp phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, quyền mua cổ phiếu, cổ phiếu ưu đãi, ESOP,…

Tìm hiểu thêm: Chuyên viên quản lý kinh doanh là làm gì? Tìm hiểu ngay bản mô tả công việc chi tiết

Cách tính các chỉ số EPS

Cách tính EPS pha loãng sẽ được thực hiện như sau:

EPS cơ bản = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) : Số lượng cổ phiếu bình quân đang được lưu hành

EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) : (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + số lượng cổ phiếu được chuyển đổi).

EPS pha loãng sẽ có độ chính xác cao hơn so với EPS do phản ánh được những sự kiện có thể làm thay đổi được khối lượng cổ phiếu. Hầu hết, các chỉ số  EPS đều sẽ được tìm thấy trên những nền tảng tra cứu thông tin mã chứng khoán như CafeF, CafeLand, VNDirect,…

Hạn chế khi vận dụng EPS

Tuy là một chỉ số phân tích nhanh và được sử dụng phổ biến, nhưng EPS vẫn bộc lộ một số hạn chế khi vận dụng. Ví dụ như:

  • Lợi nhuận lũy kế có thể âm, do đó khi kết hợp cùng EPS để tính P/E sẽ làm mất ý nghĩa của chỉ số này. Lúc đó, bạn phải dùng chỉ số P/B để thay thế.
  • EPS đơn thuần chỉ có thể phản ánh được giá trị tuyệt đối của lợi nhuận được tính trên mỗi cổ phiếu, nó sẽ không phản ánh được đầy đủ chất lượng lợi nhuận như thế nào, không phản ánh được chất lượng báo cáo tài chính.
chi-so-eps-la-gi-topcv-3
Khi vận dụng EPS sẽ có một số hạn chế mà bạn nên lưu ý

Hy vọng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay, bạn sẽ hiểu hơn về chỉ số EPS là gì và có ý nghĩa như thế nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập vào TopCV nếu đang quan tâm cơ hội việc làm liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh, tài chính kế toán. Đây hiện đang là một trong những nền tảng kết nối việc làm uy tín nhất hiện nay.


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *