Kinh doanh thương mại là gì? Học Kinh doanh thương mại ra trường làm gì?

Kinh doanh thương mại là gì? Học Kinh doanh thương mại ra trường làm gì?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Khối ngành Kinh tế chưa bao giờ hết HOT với các bạn trẻ, nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập và có tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao. Trong đó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn theo học ngành Kinh doanh thương mại nếu muốn tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế. Vậy thực tế Kinh doanh thương mại là gì? Sau khi tốt nghiệp Kinh doanh thương mại ra trường sẽ làm gì? Những chia sẻ kinh nghiệm dưới đây từ Vieclamkinhdoanh.vn sẽ giúp bạn giải đáp tất cả thắc mắc trên.

Giới thiệu chung về ngành Kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại là gì?

Dưới đây là thông tin cơ bản của ngành Kinh doanh thương mại:

  • Tên tiếng Anh: Commercial Business
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Kinh tế & Quản lý
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Cụ thể ngành Kinh doanh thương mại tập trung đào tạo cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về thương mại trong nước và quốc tế như: phân tích thị trường, phân tích tài chính, marketing,..  Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được trang bị các kỹ năng cần thiết cho hoạt động bán hàng như: quản lý bán hàng, quản lý kho, quản trị bán lẻ,.. 

>>> Xem thêm: Kinh doanh số là gì? Tổng quan về ngành và cơ hội việc làm

Ngành Kinh doanh thương mại tập trung đào tạo cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về thương mại trong nước và quốc tế
Ngành Kinh doanh thương mại tập trung đào tạo cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về thương mại trong nước và quốc tế 

Ngành Kinh doanh thương mại học những gì?

Khi theo học ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ được tiếp cận với những kiến thức về hoạt động thương mại, kinh doanh, bán hàng, tiếp thị, PR, phân tích tài chính,.. Những kiến thức này sẽ được đào tạo từ nền tảng tới chuyên sâu qua các môn học như: Quản trị tài chính, Marketing, Kinh tế đối ngoại, Luật thương mại,.. 

Đồng thời, sinh viên cũng được tiếp cận thực tiễn với các kỹ năng chuyên môn trong nghề như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức seminar, kỹ năng sàng lọc thông tin,.. Đây đều là hành trang hữu ích giúp các bạn sinh viên không cảm thấy bỡ ngỡ khi bắt đầu làm việc tại các doanh nghiệp.

Học kinh doanh thương mại ra trường làm gì?

Sau khi tìm hiểu sơ bộ về ngành Kinh doanh thương mại là gì, không ít bạn thắc mắc rằng học ngành này xong ra trường sẽ làm gì. Thực tế nếu theo học ngành này thì cơ hội việc làm sẽ rất rộng mở với bạn. 

Bạn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí việc làm tại các công ty, tập đoàn xuất nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ, vận tải logistic, công ty tư vấn tài chính, marketing, ngân hàng. Còn nếu bạn yêu thích nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Kinh tế thì có thể ứng tuyển vị trí giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng. 

Nếu chưa biết những vị trí dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại là gì thì bạn có thể tham khảo một số việc làm sau

Nhân viên kinh doanh

Mức thu nhập của nhân viên kinh doanh thường phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc của mỗi người. Nếu bạn mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, không bán được nhiều sản phẩm thì mức lương chỉ nằm trong khoảng 5 – 7 triệu/ tháng. Còn nếu bạn có nhiều kinh nghiệm chốt đơn thì mức thu nhập có thể lên tới 40, 50 triệu/ tháng.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại có thể ứng tuyển làm nhân viên kinh doanh tại các công ty
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại có thể ứng tuyển làm nhân viên kinh doanh tại các công ty

Nhân viên Marketing

Chương trình đào tạo Kinh doanh thương mại cũng trang bị cho sinh viên những kiến thức về Marketing, truyền thông. Vì vậy nếu bạn học Kinh doanh thương mại cũng có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên, chuyên viên Marketing tại các doanh nghiệp. Thu nhập trung bình cho vị trí này thường giao động từ 9 – 15 triệu đồng/ tháng.

Nhân viên Sales xuất nhập khẩu

Công việc tiếp theo phù hợp với sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại là gì? Nếu bạn năng động, am hiểu ngoại ngữ và có khả năng giao tiếp tốt thì nhân viên Sales xuất nhập khẩu là nghề dành cho bạn. Với vị trí này, mức thu nhập mà bạn nhận được mỗi tháng có thể lên tới 15-20 triệu/ tháng nếu tính cả thưởng, hoa hồng.

>>> Xem thêm: Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu là gì? Các công việc chính

Quản lý kho

Quản lý kho cũng là một trong những hạng mục sinh viên được đào tạo khi theo học ngành Kinh doanh thương mại. Vì vậy nếu chưa biết những vị trí công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại là gì thì bạn có thể ứng tuyển làm quản lý kho. Mức lương mà bạn nhận được sẽ giao động từ 10 – 15 triệu đồng/ tháng tùy vào quy mô, khối lượng công việc của kho.

Quản lý kho cũng là một trong những hạng mục sinh viên được đào tạo khi theo học ngành Kinh doanh thương mại
Quản lý kho cũng là một trong những hạng mục sinh viên được đào tạo khi theo học ngành Kinh doanh thương mại

Quản lý bán hàng

Bán hàng là hoạt động không thể thiếu trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Vì vậy nếu tốt nghiệp từ ngành Kinh doanh thương mại và có kinh nghiệm quản lý bán hàng thì mức lương sẽ khá cao, từ 15 – 20 triệu đồng/ tháng. Còn nếu bạn có khả năng kinh doanh, đào tạo thì mức lương có thể đạt tới 40 triệu đồng/ tháng.

Giảng viên đại học

Một lựa chọn khác cho những bạn chưa biết công việc phù hợp với ngành Kinh doanh thương mại là gì chính là trở thành giảng viên đại học, cao đẳng ngành này hoặc các ngành tương đương (logistic, marketing, quản trị kinh doanh,…). Công việc của bạn chủ yếu là nghiên cứu và giảng dạy những kiến thức, kỹ năng liên quan đến nền kinh tế trong nước và quốc tế. Mức lương cho vị trí này sẽ được tính theo quy định nhà nước.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về ngành Kinh doanh thương mại mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu Kinh doanh thương mại là gì và những vị trí công việc phù hợp nếu bạn theo đuổi ngành học này. Chúc bạn sớm tìm ra định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp với bản thân mình.

>>> Truy cập ngay TopCV.vn để tìm kiếm việc làm phù hợp mới nhất hiện nay

Nguồn ảnh: Sưu tầm


Spread the love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *