Nhân viên kinh doanh là gì? Bản mô tả công việc chi tiết

Nhân viên kinh doanh là gì? Bản mô tả công việc chi tiết

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Nhân viên kinh doanh là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ thắc mắc khi có nhu cầu tìm việc làm trong lĩnh vực kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn mô tả công việc nhân viên kinh doanh giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề nghiệp này. Nếu bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh thì đừng nên bỏ qua bài viết hữu ích này từ vieclamkinhdoanh.vn.

Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là những người làm việc tại bộ phận tiếp thị, kinh doanh của một doanh nghiệp. Công việc chủ yếu của vị trí này là lên kế hoạch tiếp thị, môi giới sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng nhằm gia tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy đây là vị trí được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và săn đón nhiều nhất trên thị trường hiện nay.

Công việc chủ yếu của vị trí nhân viên kinh doanh là lên kế hoạch tiếp thị, môi giới sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng
Công việc chủ yếu của vị trí nhân viên kinh doanh là lên kế hoạch tiếp thị, môi giới sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng

Đống thời hiện nay vị trí nhân viên kinh doanh cũng được nhiều bạn trẻ dành nhiều sự quan tâm. Vậy lý do khiến giới trẻ quan tâm tới ngành nghề nhân viên kinh doanh là gì? Công việc này mang tới nguồn thu nhập rất hấp dẫn. Đồng thời bạn có cơ hội tìm hiểu các kiến thức chuyên sâu về sản phẩm cũng như lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp bạn dễ dàng chạm tới những mục tiêu đã đặt ra trên con đường sự nghiệp của bản thân.

>>> Xem thêm: Chuyên Viên Kinh Doanh Là Gì? Lương Có Cao Không?

Mô tả công việc nhân viên kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp sẽ bố trí những nhiệm vụ khác nhau cho vị trí nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh sẽ giúp bạn hiểu rõ nhân viên kinh doanh là gì.

  • Hiểu rõ toàn bộ thông tin về sản phẩm, tính năng, giá cả, ưu nhược điểm của sản phẩm công ty, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
  • Nắm rõ quy trình bán hàng, quy trình xử lý khiếu nại, giải quyết các vấn đề khách hàng, thực hiện xử lý các tình huống theo đúng quy trình này.
  • Lên kế hoạch kinh doanh hằng tuần để đảm bảo thực hiện đầy đủ KPI như đã đặt ra.
  • Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và xác nhận đơn đặt hàng, thực hiện tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng trong quyền hạn cho phép.
  • Tìm kiếm mạng lưới khách hàng mới, thực hiện tiếp thị và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng mới.
  • Duy trì và phát triển những mối quan hệ kinh doanh cũ với các khách hàng thân thiết hoặc các đối tác lớn, đối tác kinh doanh tiềm năng khác.
  • Đàm phán, thương lượng với khách hàng về giá cả, thời gian giao hàng,.. để đi đến ký kết hợp đồng. Lên dự thảo hợp đồng theo các điều kiện đã thỏa thuận giữa hai bên, thực hiện ký kết hợp đồng thành ít nhất 2 bản, mỗi bên giữ một bản.
  • Đốc thúc các phòng ban khác trong việc thực hiện hợp đồng như: sản xuất hàng hóa, xuất hàng, giao hàng, kiểm thử, xuất hóa đơn,…
Công việc của nhân viên kinh doanh là bán sản phẩm, dịch vụ để gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp
Công việc của nhân viên kinh doanh là bán sản phẩm, dịch vụ để gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp
  • Hỗ trợ các phòng kế toán thực hiện các hoạt động sau khi bán hàng: hoàn tất hợp đồng, kết toán các chi phí, đốc thúc công nợ,..
  • Thực hiện các chương trình chăm sóc sau khi bán hàng để duy trì các mối quan hệ kinh doanh với khách hàng; xử lý các phản hồi, khiếu nại của khách hàng nếu có.
  • Cập nhật các kiến thức công việc về lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị.
  • Tham dự các buổi đào tạo, hội thảo để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
  • Thực hiện các báo cáo hằng tuần, hàng tháng để quan sát tiến độ công việc, đưa ra các giải pháp nhằm tối ưu hiệu quả công việc.
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu khách hàng.

>>> Xem thêm: Chia Sẻ Những Kinh Nghiệm Làm Sale Cực Hay Ho Cho Người Mới

Kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh là gì?

Từ bản mô tả công việc trên chắc hẳn bạn đã nắm rõ những nhiệm vụ chính của nhân viên kinh doanh là gì. Có thể thấy đây là vị trí làm việc khá áp lực khi phải làm việc trực tiếp với khách hàng lẫn những phòng ban khác trong doanh nghiệp. Chính vì vậy khi ứng tuyển vào vị trí này bạn cần sở hữu những kỹ năng sau để đảm bảo thực hiện công việc thuận lợi.

Kỹ năng giao tiếp

Công việc nhân viên kinh doanh sẽ bắt buộc bạn phải tiếp xúc với nhiều người: khách hàng, đồng nghiệp, đối tác, cấp trên,.. Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng và phát triển các mối quan hệ với những đối tượng này. Bên cạnh phương thức đối thoại trực tiếp, bạn có thể thực hiện giao tiếp gián tiếp qua email, gọi thoại, viết thư,..

Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng và phát triển các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, các phòng ban trong công ty
Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng và phát triển các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, các phòng ban trong công ty

Kiến thức sâu rộng

Đương nhiên trong quá trình duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, bạn không thể chỉ chăm chăm nói về sản phẩm. Việc sở hữu kiến thức sâu rộng sẽ giúp bạn dễ dàng nói chuyện và xây dựng sự thân thiết, tin tưởng nơi khách hàng. 

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Lý do mà kỹ năng đàm phán, thuyết phục cần thiết với nhân viên kinh doanh là gì? Trong quá trình làm việc chắc chắn không phải lúc nào khách hàng cũng sẽ đồng ý với những điều kiện của bạn. Chính vì sở hữu kỹ năng đàm phán sẽ giúp bạn mang lại những điều khoản có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Bản lĩnh, không ngại khó khăn 

Khi mới bắt đầu sự nghiệp làm nhân viên kinh doanh, chắc hẳn bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi không ký kết được hợp đồng để đem lại doanh thu cho công ty. Có không ít nhân viên kinh doanh đã phải bỏ việc trong giai đoạn này. Vì vậy để có thể thành công trong nghề này, bạn phải luôn giữ vững tinh thần lạc quan, không ngại khó khăn.

Trên đây là những mô tả công việc chi tiết cho vị trí nhân viên kinh doanh. Nắm rõ nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là gì sẽ giúp bạn tự tin và có sự chuẩn bị tốt nhất cuộc phỏng vấn sắp tới. 

Nguồn ảnh: Sưu tầm


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *