Tại bất cứ doanh nghiệp nào, nhà quản trị cũng đều cần nhận thức được Conceptual Skill là gì để có cái nhìn tổng quát về công ty. Chi tiết về khái niệm cũng như bí quyết nâng cao kỹ năng này, mời bạn hãy cùng theo chân Vieclamkinhdoanh.vn theo dõi bài viết thuộc chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm ngay sau đây!
Mục lục
Tổng quan về Conceptual Skill
Nhằm cung cấp những thông tin hữu ích nhất về Conceptual Skill, dưới đây chính là khái niệm và ví dụ minh họa về kỹ năng này được tổng hợp bởi Vieclamkinhdoanh.vn:
Conceptual Skill là gì?
Conceptual Skill là gì? Conceptual Skill (tên tiếng Việt: kỹ năng nhận thức) là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng phân tích, sáng tạo và hiểu được những ý tưởng mang tính phức tạp, trừu tượng của con người.
Theo đó, nhà quản trị tại các doanh nghiệp sẽ cần phải ứng dụng loại kỹ năng này để đánh giá một cách tổng quát tình hình công ty, mối quan hệ giữa các bộ phận cùng với tác động của tổ chức tới mọi yếu tố xung quanh môi trường.
Xem thêm: Top 10+ kỹ năng tìm kiếm khách hàng tuyệt đỉnh cho dân Sales.
Ví dụ về Conceptual Skill của nhà quản trị
Julia là nhà quản trị cấp cơ sở, chịu trách nhiệm giám sát 02 cấp dưới của bộ phận Thiết kế đồ họa tại Razzle Dazzle – doanh nghiệp Marketing và quan hệ công chúng. Do đặc thù ngành nghề, Julia sở hữu kỹ năng nhận thức rất tốt.
Trong quá trình làm việc tại công ty, lãnh đạo của Julia thường đưa ra một số yêu cầu công việc mà họ hy vọng team của cô có thể triển khai. Vì vậy, Julia đã tìm kiếm, phân tích những kế hoạch tương tự như cấp trên yêu cầu và tiến hành so sánh với công việc hiện tại.
02 năm sau, Julia trở thành Giám đốc Marketing trực tuyến của Razzle Dazzle. Ở cương vị nhà quản trị cấp trung, cô vẫn giữ được kỹ năng nhận thức để tìm kiếm, phân tích và đối chiếu thông tin. Tuy nhiên, cô còn trang bị thêm cho bản thân khả năng phân tích bằng đồ họa với những khái niệm phức tạp. Sau cùng, Julia tập hợp mọi tin tức hữu dụng chắt lọc được và chia sẻ với người giám sát bên dưới.
05 năm sau, Julia đã chinh phục thành công vị trí nhà quản trị cấp cao tại doanh nghiệp. Cô tạo ra chiến lược thiết kế sáng tạo và chịu trách nhiệm điều phối hoạt động của các bộ phận dưới trướng nhằm đạt mục tiêu chiến lược đề ra ban đầu. Khi thảo luận để đưa ra quyết định cuối cùng, Julia sẽ là người tổng hợp thông tin từ mọi phòng ban về sự thay đổi của điều kiện cũng như xu hướng thị trường.
Tầm quan trọng của kỹ năng nhận thức theo từng cấp bậc quản lý
Tùy theo cấp bậc của nhà quản trị, tầm quan trọng của Conceptual Skill cũng sẽ có sự biến đổi khác nhau. Cụ thể:
Bên cạnh kỹ năng nhận thức, nhà quản trị cấp cao cũng cần trang bị thêm nhiều kỹ năng quan trọng khác như quản lý con người, đào tạo, quản lý thị trường v.vv.. để thiết lập chiến lược phát triển toàn diện cho tổ chức.
Cùng với đó, nhà quản trị cấp trung thường tập trung sử dụng kỹ năng quản lý con người để giao với cấp trên, cấp dưới là chủ yếu. Về kỹ năng nhận thức, nhóm người này sẽ dùng để xác định mục đích và đạt được mục tiêu chiến lược.
Ở level thấp hơn, công việc của nhà quản trị cấp cơ sở lại không đòi hỏi kỹ năng nhận thức quá cao. Thông thường, họ chỉ ứng dụng với tần suất lớn một số loại kỹ năng như giao tiếp, quản lý con người v.vv..
Bí quyết để nâng cao kỹ năng nhận thức cho nhà quản trị
Từ những thông tin trên, chúng ta có thể nhận ra rằng Conceptual Skill đóng vai trò then chốt trong công việc của nhà quản trị. Vì vậy, để nâng cao tối đa khả năng ứng dụng loại kỹ năng này, nhà quản trị có thể tham khảo một số phương pháp hiệu quả như sau:
Cải thiện khả năng giao tiếp
Khả năng giao tiếp bao gồm kỹ năng truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ và kỹ năng truyền đạt thông tin phi ngôn ngữ. Một nhà quản trị được xem là sở hữu khả năng giao tiếp tốt cần phải biết tôn trọng, chủ động lắng nghe khi tương tác với mọi người. Khi thành công trau dồi kỹ năng này, bạn sẽ có thể dễ dàng trò chuyện với mọi thành viên trong nhóm; đồng thời khích lệ, truyền động lực cho họ.
Có thể bạn chưa biết: Khởi nghiệp kinh doanh: Kiến thức và kỹ năng quan trọng cần có.
Phát triển khả năng đàm phán
Không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị, khả năng đàm phán còn được xem như điều kiện không thể thiếu ở nhiều vị trí khác nhau. Trong quá trình làm việc, nhà quản trị sẽ thường xuyên phải trao đổi với cấp dưới, cấp trên hay khách hàng. Lúc này, nếu sở hữu khả năng thương lượng vượt trội, bạn sẽ có thể thuận lợi thuyết phục đối phương và đạt được mong muốn của mình.
Thử sức với những công việc đòi hỏi khả năng lãnh đạo
Không phải bất cứ ai ngay từ khi sinh ra đã sở hữu khả năng lãnh đạo giỏi. Để trở thành một người đứng đầu tài ba, mỗi cá nhân đều phải trải qua quá trình dài không ngừng trau dồi, học hỏi. Chính bởi vậy, nếu được cấp trên giao phó nhiệm vụ lãnh đạo đội/nhóm, nhà quản trị hãy nắm bắt cơ hội này. Đây chắc chắn sẽ là dịp thích hợp để bạn cải thiện kỹ năng nhận thức cho chính mình.
Trả lời về khả năng nhận thức trong buổi phỏng vấn
Như đã đề cập ở phần trên, Conceptual Skill là một kỹ năng cần thiết đối với rất nhiều vị trí công việc. Cũng vì thế, chuyên viên tuyển dụng luôn không ngừng tìm kiếm các ứng viên sở hữu khả năng này.
Như vậy, nếu được hỏi về Conceptual Skill trong buổi phỏng vấn, bạn hãy cố gắng đưa ra một bằng chứng rõ ràng, cụ thể về cách bản thân đã ứng dụng kỹ năng này để giải quyết những vấn đề đã từng phát sinh trong công việc trước đó.
Các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị
Ngoài Conceptual Skill, nếu muốn trở thành một nhà quản trị xuất chúng, trang bị một số kỹ năng cần thiết dưới đây là điều bạn nên làm:
Kỹ năng tư duy và lập kế hoạch
Để “chèo lái” đội/nhóm của mình đi đúng lộ trình nhằm đạt được mục tiêu chung mà tổ chức hướng đến, nhà quản trị cần có kỹ năng tư duy chiến lược và lập kế hoạch cho tương lai. Bạn sẽ phải nhìn nhận chính xác một số vấn đề chủ đạo như:
- Mục tiêu của từng phòng ban và mục tiêu chung của doanh nghiệp là gì?
- Cần thực hiện những công việc gì để hoàn thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn?
- Doanh nghiệp hiện tại đang sở hữu nguồn lực như thế nào? Nguồn lực này có đủ khả năng để thực hiện kế hoạch không?
- Các tình huống không mong muốn có nguy cơ xảy ra là gì? Có kế hoạch dự phòng nào để kịp thời thay đổi trong trường hợp rủi ro không?
- v.vv..
Tham khảo: Bật mí những kỹ năng quản lý kinh doanh hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp
Truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu tới nhân viên và giao tiếp tự tin với cấp trên, đối tác v.vv.. là một trong các kỹ năng của nhà quản trị. Tuy nhiên, nếu khả năng ấy bị hạn chế, bạn sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn khi đề xuất, trao đổi vấn đề.
Để cải thiện kỹ năng giao tiếp, nhà quản trị hãy rèn cho mình cách diễn đạt mạch lạc, ngắn gọn và học cách sàng lọc thông tin nhằm đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng. Đồng thời, đừng quên cố gắng lắng nghe, thấu hiểu lời nói của đối phương và điều chỉnh cảm xúc của bản thân sao cho phù hợp với hoàn cảnh.
Kỹ năng đào tạo
Khi đã hội tụ đủ kiến thức, năng lực và kinh nghiệm, nhà quản trị có thể tiến hành truyền đạt, chia sẻ thông tin tới cấp dưới của mình. Trên thực tế, không ít các doanh nghiệp hiện nay đều đang chưa có chương trình training nhân viên mới bài bản.
Vì vậy, nhà quản trị cần xây dựng lại hệ thống này. Đồng thời, bạn có thể trực tiếp đứng ra đảm nhiệm công việc hướng dẫn người mới để tiết kiệm tối đa chi phí cho tổ chức.
Nhìn chung, đào tạo là kỹ năng đặc biệt thiết yếu của nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở. Thông qua việc training trực tiếp, bạn cũng sẽ có cơ hội theo dõi, đánh giá sát sao năng lực các nhân viên của mình.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Là yếu tố không thể thiếu của một nhà quản trị, kỹ năng giải quyết vấn đề và tìm cách ứng phó linh hoạt cho mọi tình huống của doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua một số hành động như:
- Xác định vấn đề và tìm ra cách giải quyết tối ưu.
- Đề xuất giải pháp sáng tạo cho nhân viên cấp dưới.
- Quyết đoán.
- Bình tĩnh và giao tiếp tốt để xử lý vấn đề phát sinh.
- v.vv..
Kỹ năng thuyết trình
Tính chất công việc của nhà quản trị đòi hỏi bạn phải thường xuyên đứng trước những cuộc họp với nhân viên, cấp trên, đối tác, khách hàng v.vv.. Lúc ấy, sở hữu kỹ năng thuyết trình trôi chảy, tự tin sẽ giúp bạn thuận lợi trình bày ý tưởng. Để rèn luyện skill này, nhà quản trị có thể:
- Sử dụng kết hợp cả lời nói cùng ngôn ngữ cơ thể.
- Nhìn thẳng vào người nghe và liên tục di chuyển ánh mắt tới tất cả mọi người.
- Nói to, rõ ràng và cố gắng phát âm chuẩn.
- Truyền đạt thông tin qua sơ đồ, hình ảnh, video v.vv..
- Thường xuyên tập luyện thuyết trình trước gương.
- v.vv..
Kỹ năng quản trị thời gian
Có đôi khi, đảm đương quá nhiều công việc cùng một lúc sẽ khiến nhà quản trị bị quá tải. Để giải quyết tình trạng này, trang bị kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp bạn xác định rõ mức độ ưu tiên cũng như thời gian cần hoàn thành của từng nhiệm vụ, giúp hạn chế tối đa nguy cơ xáo trộn quy trình làm việc.
Xem ngay: Telesale là nghề gì? 8 kỹ năng quan trọng của người làm Telesale.
Kỹ năng phân tích thị trường
Việc nắm vững kỹ năng phân tích thị trường trong tay có thể mang tới cho nhà quản trị vô vàn cơ hội phát triển doanh nghiệp. Đặc biệt, trước sự cạnh tranh khốc liệt của môi trường kinh doanh như hiện nay, xác định đúng lợi thế bản thân sở hữu cùng với xu thế thị trường chính là những nhân tố tất yếu để tổ chức tồn tại lâu dài.
Tổng kết
Như vậy, bài viết do Blog Kinh Doanh mang tới ngày hôm nay đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Conceptual Skill là gì?” và cách để cải thiện kỹ năng này cho nhà quản trị hiệu quả. Sau cùng, để trở thành một người dẫn đầu tài ba, cùng với Conceptual Skill, bạn cũng đừng quên nỗ lực trau dồi thêm nhiều kỹ năng quan trọng khác mỗi ngày!