Tiến hành so sánh các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam sẽ giúp bạn tìm ra hướng kinh doanh đúng đắn, phù hợp nhất với xu thế hiện tại. Cùng Vieclamkinhdoanh.vn đi tìm hiểu ngay về một số nền tảng bán hàng quy mô “khủng” với bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây!
Mục lục
Sàn thương mại điện tử là gì?
Sàn thương mại điện tử là thuật ngữ dùng để chỉ những website cho phép nhiều tổ chức, cá nhân có thể triển khai một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ ngay trên trang. Hiểu một cách đơn giản hơn, sàn thương mại điện tử chính là kênh bán hàng trực tuyến; là “cầu nối” liên kết các đơn vị kinh doanh với người tiêu dùng thông qua website.
>>> Tham khảo: Kinh doanh online trên sàn thương mại điện tử – Lợi ích và rủi ro
Đặc điểm cơ bản của sàn thương mại điện tử
Khi so sánh các sàn thương mại điện tử với nhau, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những đặc điểm cơ bản của những website này. Cụ thể, một nền tảng thương mại điện tử sẽ thường hội tụ các đặc trưng như sau:
- Mọi giao dịch thương lượng, mua bán và thanh toán đều có thể thực hiện trực tuyến 100% qua Internet.
- Người mua và người bán có thể thực hiện giao dịch trên sàn mọi lúc, mọi nơi.
- Người tham gia vào sàn có thể là người mua, người bán hay thậm chí cả hai.
- Hình thức dịch vụ, hàng hóa phong phú, bao gồm cả hữu hình và vô hình.
- Thể hiện rõ nét mối quan hệ cung – cầu của thị trường.
- Giá được hình thành tại sàn là mức giá chung cho sản phẩm trên thị trường.
- Thành viên tham gia sàn cần tuân thủ những quy tắc riêng.
- Hỗ trợ người tham gia sàn tiến hành khai thác thông tin về sản phẩm, chính sách và thị trường.
Quy định về hình thức hoạt động của sàn thương mại điện tử
Theo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ, hiện nay, các sàn thương mại điện tử được phép hoạt động dưới 04 hình thức, bao gồm:
- Website cho phép người tham gia mở gian hàng để giới thiệu, trưng bày hàng hóa và dịch vụ.
- Website cho phép người tham gia lập các trang web nhỏ để giới thiệu, trưng bày hàng hóa và dịch vụ.
- Website có chuyên mục mua bán, cho phép người tham gia đăng tải tin mua bán hàng hóa và dịch vụ.
- Website hoạt động theo quy định của Bộ Công thương.
>>> Xem thêm: TMĐT là gì? Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử
So sánh các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam hiện nay
Nhìn chung, thương mại điện tử đã tạo ra một môi trường giao dịch trực tuyến vô cùng hữu ích và tiện lợi cho cả người bán và người mua. Tương tự như nhiều quốc gia phát triển khác trên thế giới, các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam hiện nay cũng đang vận hành cực kỳ hiệu quả. So sánh những sàn thương mại điện tử lớn nhất tại nước ta, 03 “ông lớn” chắc chắn không thể bỏ qua chính là:
Shopee
Shopee được biết đến là một nền tảng mua sắm online trực thuộc Tập đoàn SEA (tên trước đây: Garena) có trụ sở chính đặt tại Singapore. Ở thời điểm hiện tại, Shopee đang hoạt động ở 08 quốc gia, bao gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Brazil, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng người dùng của Shopee được đánh giá là rất tích cực và mạnh mẽ. Sở hữu thị phần kinh doanh trực tuyến lớn nhất cả nước, Shopee dễ dàng thu hút đông đảo nhà bán hàng cùng người tiêu dùng đến sử dụng nền tảng.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn kinh doanh online trên Shopee từ A-Z
Ưu điểm
- Giao diện thân thiện với gam màu cam nổi bật, được đông đảo khách hàng yêu thích.
- Đa dạng chiến dịch Marketing, thường xuyên tung ra nhiều chương trình khuyến mại để khuyến khích người tiêu dùng mua sắm.
- Phần lớn khách hàng đều thuộc độ tuổi trẻ trung, năng động và có nhiều nhu cầu, sở thích khác nhau. Đây được xem là nhóm đối tượng rất dễ dàng thích ứng với sản phẩm mới.
- Chi phí mở gian hàng và vận hành gian hàng thường là 0%.
- Chính sách ưu đãi, trợ giá sản phẩm và phí vận chuyển tốt, ưu đãi mua hàng lớn.
- Thời gian giao hàng nhanh chóng, trung bình chỉ mất từ 02 đến 05 ngày tùy theo nhà cung cấp.
- Người mua và người bán dễ dàng tương tác trực tiếp với nhau thông qua khung trò chuyện.
- Người dùng có thể tùy chọn cấp tốc theo nhu cầu mà không cần phải đăng ký bổ sung.
Nhược điểm
- Mức độ cạnh tranh cao khi ngày càng có thêm nhiều người bán tham gia.
- Chất lượng sản phẩm không được kiểm định gắt gao 100%.
- Không xử lý giảm chấn đúng phương pháp.
- Quy định đánh giá sản phẩm nghiêm ngặt với thời gian kiểm định ngày càng dài. Những sản phẩm cũ thường sẽ phải trải qua quy trình đánh giá nhiều lần.
- Khi người bán xảy ra xung đột với người mua, người bán thường không được hưởng phương án có lợi.
- Điều kiện để được trợ giá vận chuyển khắt khe.
Lazada
Lazada là nền tảng thương mại điện tử hoạt động dưới sự quản lý của Tập đoàn Alibaba. Tận dụng thế mạnh hiện có về mặt tài chính và công nghệ, Lazada hiện đang không ngừng đẩy mạnh hoạt động cạnh tranh thị phần kinh doanh khổng lồ tại Việt Nam với các đối thủ khác.
Ưu điểm
- Người bán không mất phí đăng ký và phí duy trì gian hàng, mang tới sự tiện lợi cao trong quá trình sử dụng.
- Mức hoa hồng cực kỳ có lợi cho người bán (5% đối với hàng điện tử – công nghệ, 10% đối với hàng thời trang và 8% đối với các loại hàng hóa khác).
- Chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ và năng động cùng đa dạng chương trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời với các chính sách bảo vệ quyền lợi tối ưu, tạo cho người tiêu dùng cảm giác yên tâm, tin tưởng tuyệt đối trong quá trình mua sắm.
Nhược điểm
- Giao diện không quá nổi bật so với các đối thủ khác do gam màu chủ đạo chưa thực sự hấp dẫn.
- Chi phí Logistics (vận chuyển, nhận hàng) tương đối cao.
- Quá trình đăng ký gian hàng khá phức tạp, yêu cầu người bán phải hoàn thành các khóa học trực tuyến của Lazada; đồng thời khai báo thông tin căn cước công dân, giấy khai sinh, giấy phép kinh doanh v.vv.. mới đủ điều kiện bán hàng.
- Chỉ đơn thuần là kênh tăng doanh thu và khó để tăng trưởng do chính sách tập trung chủ yếu vào người mua nhưng lại quy định khắt khe đối với người bán.
>>> Tham khảo: Cẩm nang: Cách bán hàng trên Lazada cho người mới bắt đầu.
Tiki
Được thành lập vào tháng 03/2010 bởi ông Trần Ngọc Thái Sơn, ở thời điểm ban đầu, người tiêu dùng biết tới Tiki với vai trò là một nền tảng trực tuyến chuyên kinh doanh sách. Ngay từ lúc đó, Tiki đã nhanh chóng chiếm được cảm tình từ đông đảo khách mua hàng cùng người bán nhờ dịch vụ chăm sóc tốt.
Ngày nay, Tiki đã mở rộng phạm vi hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác nhau và được xem là một trong ba nền tảng thương mại điện tử sở hữu quy mô lớn nhất tại Việt Nam.
Ưu điểm
- Chính sách bán hàng cực kỳ khắt khe do các gian hàng phải trải qua quá trình kiểm định kỹ lưỡng về quy cách, nguồn gốc và chất lượng sản phẩm; đảm bảo mọi mặt hàng khi được bán trên sàn đều chính hãng, nằm trong danh sách những loại hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chính sách này của Tiki đã tạo dựng thành công niềm tin mua sắm nơi người tiêu dùng cao hơn hẳn so với các sàn thương mại điện tử khác.
- Tỷ lệ hoàn hàng, đổi trả hàng ở mức thấp dưới 3% (theo số liệu được công bố bởi Tiki).
- Chiết khấu đối với những mặt hàng là sách khá cao, có thể lên tới 30 đến 35%.
- Chính sách đổi trả hàng luôn được thực thi theo quy định, tạo điều kiện mua hàng thuận lợi cho người tiêu dùng.
- Chính sách giao hàng nhanh chóng với đa dạng ưu đãi khác nhau, tạo động lực mua sắm cho người tiêu dùng.
- Chính sách bảo mật thông tin khách hàng cực kỳ tốt.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
- Tốc độ giao hàng nhanh chóng do phần lớn sản phẩm thường được lưu giữ trong kho của Tiki. Đa phần, cho dù người mua có đặt đơn từ nhiều gian hàng khác nhau, Tiki vẫn có thể đóng gói và giao chung cùng một thời điểm.
>>> Xem thêm: Mô hình kinh doanh của Tiki: Khám phá những điều đặc biệt
Nhược điểm
- Điều kiện mở gian hàng kinh doanh khắt khe do Tiki yêu cầu người bán phải là doanh nghiệp hoặc cá nhân có giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Người bán phải chi trả phí hoa hồng và một số loại phí cố định khi bán hàng.
- Chính sách khuyến khích lưu giữ hàng hóa trong kho Tiki đôi khi khiến người bán có ít lựa chọn.
- Người tiêu dùng cần phải đăng ký thêm một gói dịch vụ của Tiki trong trường hợp muốn nhận được hàng nhanh, gây tốn kém và những gói này chỉ có thời hạn sử dụng nhất định.
Quy định khi kinh doanh sàn thương mại điện tử
Sau khi tiến hành so sánh các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam để hiểu về cách vận hành của chúng, điều tiếp theo mà bạn cần quan tâm chính là các quy định liên quan khi kinh doanh loại nền tảng này. Theo đó, chủ thể cung cấp dịch vụ cần chịu trách nhiệm đối với một số công việc như:
- Đăng ký lập website giao dịch thương mại điện tử theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam; đồng thời công bố thông tin đăng ký trên trang chủ của web.
- Công khai quy chế hoạt động của sàn thương mại điện tử trên website.
- Yêu cầu người tham gia bán hàng trên sàn cung cấp thông tin chuẩn xác và có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
- Đưa ra biện pháp đảm bảo an toàn cho thông tin của người tiêu dùng cũng như bí mật kinh doanh của chủ thể tham gia kinh doanh trên sàn.
- Hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra, xác minh những hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật.
- Cơ chế giải quyết khi xảy ra tranh chấp trong quá trình giao dịch tại sàn thương mại điện tử công bằng, minh bạch.
Tổng kết
Có thể nói, việc so sánh các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam hiện nay sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về thị trường tiêu dùng và lĩnh vực mua sắm trực tuyến trong nước. Hy vọng rằng bài viết chia sẻ kinh nghiệm do Vieclamkinhdoanh.vn mang tới đã cung cấp tới bạn thông tin bổ ích về hoạt động của những nền tảng này một cách đầy đủ, chi tiết nhất.
Bên cạnh đó, nếu đang tìm kiếm việc làm thuộc lĩnh vực kinh doanh, bạn có thể truy cập ngay vào TopCV.vn để tạo CV theo mẫu miễn phí và cập nhật liên tục nhiều tin tức tuyển dụng thú vị. Là nền tảng tuyển dụng nhân sự chất lượng hàng đầu Việt Nam, TopCV.vn chắc chắn sẽ trở thành “nơi dừng chân” lý tưởng dành cho bạn!