Trong hoạt động bán hàng và tiếp thị, bạn sẽ thường xuyên gặp nhiều thuật ngữ khác nhau. Dưới đây sẽ là 30 thuật ngữ kinh doanh trong bán hàng & tiếp thị sử dụng nhiều nhất được Vieclamkinhdoanh tổng hợp lại cho bạn.
Mục lục
Thuật ngữ kinh doanh trong bán hàng
Trong bán hàng có rất nhiều thuật ngữ kinh doanh mà bạn cần lưu ý. Việc nắm bắt được những thuật ngữ này sẽ giúp bạn thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình tốt hơn.
Thuật ngữ liên quan đến chức danh
Các thuật ngữ kinh doanh liên quan đến chức danh của các bộ phận, vị trí trong hoạt động bán hàng thường được sử dụng khá thường xuyên. Một số thuật ngữ phổ biến như sau:
- CEO – Chief Executive Officer: Giám đốc điều hành quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó có hoạt động kinh doanh, bán hàng.
- CPO – Chief Production Officer: Giám đốc sản xuất, bộ phận có quan hệ mật thiết với bộ phận kinh doanh.
- CFO – Chief Financial Officer: Giám đốc tài chính, quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp.
- CHRO – Chief Human Resource Officer: Giám đốc nhân sự, người chịu trách nhiệm bổ sung nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh,… cho bộ phận kinh doanh.
- CCO – Chief Customer Officer: Giám đốc kinh doanh, phụ trách bộ phận kinh doanh, các hoạt động liên quan đến tiêu thụ sản phẩm.
- CMO – Chief Marketing Officer: Giám đốc marketing và đảm nhiệm vai trò triển khai các chiến lược quảng cáo hỗ trợ cho kinh doanh.
- Một số thuật ngữ kinh doanh khác về chức danh nên biết như CBDO – Chief Business Development Officer – giám đốc phát triển kinh doanh, COO – Chief Operating Officer – Giám đốc vận hành,…
Thuật ngữ liên quan đến bán hàng
Bên cạnh những thuật ngữ kinh doanh về chức danh, bạn cũng nên biết thêm một số thuật ngữ liên quan quản lý mô hình, phương pháp bán hàng, kinh doanh. Cụ thể như sau:
- KPI – Key Performance Indicator: Chỉ số đánh giá quá trình thực hiện công việc.
- OKR – Objectives and Key Results: Mục tiêu và kết quả then chốt cần đạt được trong kế hoạch nào đó.
- Sales volume: Lượng hàng hóa của một doanh nghiệp bán ra trên thị trường như thế nào.
- A budget: Nguồn ngân sách để thực hiện một chiến dịch kinh doanh, bán hàng nào đó.
- Break even point: Điểm doanh nghiệp đạt trạng thái hòa vốn.
- Burn rate: Tỷ lệ tiền mà doanh nghiệp sử dụng từ quá trình huy động vốn hàng tháng.
- BSC – Balanced Score Card: Thẻ điểm cân bằng trong chiến lược kinh doanh, phát triển bán hàng của doanh nghiệp.
- Các thuật ngữ liên quan đến mô hình kinh doanh như SWOT, PEST, 7S, ma trận BCG, CPM, SMART, MBP, MBO,…
Thuật ngữ khác trong kinh doanh
Bên cạnh 2 nhóm thuật ngữ chính trên, bạn cũng cần phải lưu ý đến những thuật ngữ khác trong hoạt động bán hàng, vận hành doanh nghiệp như sau:
- Sales Executive: Nhân viên kinh doanh hoặc vị trí chuyên viên kinh doanh.
- Sales Representative: Người đại diện kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Sale Admin: Các vị trí trợ lý kinh doanh hỗ trợ cho phòng kinh doanh, bán hàng.
- Sales commission: Phần hoa hồng bán hàng mà nhân viên nhận được.
- Sales potential: Triển vọng kinh doanh mà doanh nghiệp có thể đạt được.
- M&A – Mergers & Acquisitions: Hoạt động mua lại hoặc sáp nhập một doanh nghiệp nào đó.
- IPO – Initial Public Offering: Biểu thị doanh nghiệp được lên sàn.
- USP – Unit selling point: Điểm khác biệt hoặc lợi thế trong kinh doanh của doanh nghiệp.
- P/L – Profit and Loss: Báo cáo tình trạng lỗ hoặc lãi trong kinh doanh của doanh nghiệp.
- Revenue/Profit: Doanh thu – lợi nhuận của doanh nghiệp từ các hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, tài chính.
Tìm hiểu thêm: Bảng Mô Tả Công Việc Sale Admin Mới Nhất Hiện Nay
Thuật ngữ kinh doanh trong tiếp thị
Bên cạnh bán hàng, thuật ngữ kinh doanh cũng được sử dụng nhiều trong các hoạt động tiếp thị, quảng cáo. Ví dụ như một số thuật ngữ sau đây mà bạn có thể bắt gặp phổ biến:
- A/B Testing: Thử nghiệm 2 phiên bản chiến dịch khác nhau để lựa chọn phiên bản tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- CPA – Cost Per Acquisition: Giá trị phải chi trả cho mỗi chuyển đổi theo mong muốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lead Generation/Lead Magnet/Lead Nurturing: Là những thuật ngữ liên quan đến khách hàng tiềm năng, bao gồm theo thứ tự là Tạo/Thu hút/Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.
- Remarketing: Là hoạt động tiếp thị lại với những đối tượng khách hàng đã từng tiếp cận với tin quảng cáo của doanh nghiệp.
- Business to business (B2B): Dành cho những doanh nghiệp có đối tượng khách hàng tiêu dùng cuối là những doanh nghiệp, tổ chức khác.
- Business to consumer (B2C): Là các doanh nghiệp có đối tượng khách hàng cuối là người tiêu dùng.
- Buyer Persona – Chân dung khách hàng: Bao gồm những đặc điểm cần biết về khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Ví dụ như độ tuổi, giới tính, khu vực sinh sống.
Tìm hiểu thêm: Nhân Viên Kinh Doanh B2B Là Gì? Mô Tả Công Việc Và Thu Nhập
Trên đây là 30+ thuật ngữ kinh doanh liên quan đến buôn bán, tiếp thị đang được sử dụng phổ biến hiện nay để bạn tham khảo. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức, cơ hội việc làm tại chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm và website TopCV – nền tảng tuyển dụng, kết nối việc làm hàng đầu hiện nay.