Phó giám đốc là một trong những trợ thủ đắc lực của các vị trí giám đốc trong doanh nghiệp. Vậy chức năng và nhiệm vụ của phó giám đốc kinh doanh là gì? Hãy cùng Vieclamkinhdoanh tìm hiểu ngay nhé.
Mục lục
Phó giám đốc kinh doanh là gì?
Để hiểu hơn về chức vụ phó giám đốc kinh doanh, hãy cùng tìm hiểu xem phó giám đốc là gì. Phó giám đốc chính là một trong những vị trí trợ giúp cho giám đốc quản lý, điều hành các hoạt động liên quan đến bộ phận mà họ phụ trách.
Vậy có thể hiểu rằng phó giám đốc kinh doanh chính là những người đứng sau và hỗ trợ, thay thế cho vai trò của giám đốc kinh doanh (CCO) khi vắng mặt. Lúc này, phó giám đốc có thể thấy mặt giám đốc và thực hiện những công việc đã được ủy quyền.
Tìm hiểu thêm: Công việc của giám đốc kinh doanh bao gồm những nhiệm vụ gì?
Chức năng nhiệm vụ của phó giám đốc kinh doanh
Hãy cùng tìm hiểu về chức năng và nhiệm vụ của vị trí này. Cụ thể như sau:
Nhiệm vụ hỗ trợ
Với nhiệm vụ này, phó giám đốc sẽ cần thực hiện những công việc như sau:
- Hỗ trợ cho giám đốc kinh doanh khi vắng mặt, thay thế quyền quyết định, điều hành bộ phận kinh doanh.
- Hỗ trợ lập, triển khai các kế hoạch liên quan đến bộ phận kinh doanh hoặc thuộc quyền hạn của bộ phận kinh doanh.
- Cung cấp các vấn đề liên quan đến lãnh đạo và hướng dẫn cho nhân viên về các chính sách và thủ tục tổ chức.
- Phối hợp cùng với giám đốc kinh doanh, giám đốc nhân sự, giám đốc bộ phần tài chính,… để lên các kế hoạch cần thiết.
- Đảm bảo quá trình thực hiện các nhiệm vụ, chính sách nội bộ giữa các nhân viên được hiệu quả.
- Đóng vai trò liên lạc viên cho các vấn đề chính sách nội bộ liên quan đến nhân viên.
- Đảm bảo rằng trách nhiệm công việc được truyền đạt rõ ràng và các nhiệm vụ được phân công phù hợp giữa các nhân viên của chương trình.
Nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn
Đối với chuyên môn của phó giám đốc kinh doanh, vị trí này cần thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Đảm bảo rằng ngân sách của các bộ phận được quản lý tốt bằng cách giám sát các khoản chi tiêu, xác định các lĩnh vực có thể giảm chi phí hoặc có thể tăng ngân sách.
- Thiết lập và duy trì các mối quan hệ làm việc hiệu quả với các bộ phận khác trong tổ chức để đảm bảo rằng các mục tiêu của bộ phận kinh doanh được đáp ứng.
- Hỗ trợ quản lý một đội ngũ nhân viên bao gồm các khía cạnh liên quan đến quản trị, bao gồm nhân sự, kế toán và tính lương.
- Giám sát hiệu suất của nhân viên để đảm bảo rằng nhân viên đang thực hiện công việc của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Phân tích dữ liệu để xác định các vấn đề trong bộ phận , đề xuất các giải pháp để giải quyết những vấn đề đó.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu nhiệm vụ và chức năng của phòng kinh doanh
Các nhiệm vụ khác cần thực hiện
Bên cạnh những nhiệm vụ chính trên, phó giám đốc kinh doanh cũng cần phải thực hiện những công việc, nhiệm vụ sau đây:
- Hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên bộ phận để đảm bảo rằng họ có các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
- Giám sát việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng bằng cách làm việc trực tiếp và giải quyết nhu cầu của khách hàng.
- Lập các bản báo cáo, phân tích tài chính, chỉ số kinh doanh, trình giám đốc kinh doanh xem xét và nhận phản hồi, triển khai xuống cho các nhân sự khác.
Yêu cầu của vị trí phó giám đốc là gì?
Vậy, để làm việc tại vị trí phó giám đốc kinh doanh, bạn cần đáp ứng những yêu cầu, kỹ năng gì? Dưới đây sẽ là một số yêu cầu phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Học vấn: Tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến kinh doanh như Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Marketing,…
Kinh nghiệm: Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm và làm việc trong lĩnh vực kinh doanh.
Yêu cầu về kỹ năng:
- Có kỹ năng quản lý, lãnh đạo, quản trị con người, quản lý nhân sự tốt.
- Sáng tạo, có thể ứng biến linh hoạt, kỹ năng lập kế hoạch tốt để hỗ trợ cho giám đốc kinh doanh xây dựng các chiến lược kinh doanh mới.
- Có khả năng làm việc chủ động, độc lập và làm việc nhóm linh hoạt.
- Chịu được áp lực công việc, biết cách quản lý, sắp xếp công việc, thời gian phù hợp.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, thành thạo các kỹ năng như tin học văn phòng, kỹ năng Marketing để phục vụ cho công việc.
- Kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng, thuyết phục đối tác, thuyết phục nội bộ.
- Kỹ năng xây dựng, phát triển mối quan hệ hữu ích, tích cực trong kinh doanh.
- Kỹ năng lập và xây dựng kế hoạch, chiến lược.
Tìm hiểu thêm: Những Kỹ Năng Giao Tiếp Nhân Viên Kinh Doanh Cần Nắm Rõ
Trên đây là những thông tin chia sẻ về chức năng nhiệm vụ của phó giám đốc kinh doanh là gì. Để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến kinh doanh bạn có thể ghé thăm mục chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn cũng đang tìm hiểu các cơ hội việc làm liên quan đến vị trí này, hãy truy cập ngay vào TopCV. Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều tin tuyển dụng với mức lương rất hấp dẫn.
Có thể bạn quan tâm: Trưởng Phòng Kinh Doanh Làm Công Việc Gì? Lương Có Cao Không?