indicator-la-gi-topcv

Giải đáp Indicator là gì? Indicator được phân loại như thế nào?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Indicator là gì? Indicator được phân loại như thế nào? Nếu bạn đang tìm kiếm những thông tin liên quan đến các vấn đề này, bài viết dưới đây của Vieclamkinhdoanh sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.

Indicator là gì?

Indicator là gì? Indicator là khái niệm tiếng Anh dùng để chỉ chỉ báo kỹ thuật. Thuật ngữ này dùng để chỉ các công cụ phân tích thường được sử dụng trên các thị trường tài chính. Các chỉ báo này được hình thành dựa trên dữ liệu về lịch sử giá, khối lượng giao dịch của tài sản.

Trên biểu đồ, các chỉ báo hiển thị dưới nhiều hình thức. Có lúc bạn sẽ thấy những chỉ báo được chèn trực tiếp vào các biểu đồ, bám sát hành động giá như PSAR, Ichimoku,… Bên cạnh đó cũng có những chỉ báo tách riêng phần biểu đồ bên dưới như OBV, ADX, RSI, MACD,…

Dựa vào các chỉ báo mà các thương nhân, những người làm kinh doanh có thể xác định được hướng đi của hành động giá trên biểu đồ. Dựa vào đó có thể tìm kiếm được những điểm lệnh, thoát lệnh tiềm năng.

Như vậy, từ những thông tin trên chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc Indicator là gì. Liệu Indicator được phân loại như thế nào? Cùng tìm hiểu tiếp nội dung bài viết nhé.

indicator-la-gi-topcv-1
Indicator là khái niệm tiếng Anh dùng để chỉ chỉ báo kỹ thuật

Phân loại Indicator

Sau khi đã hiểu rõ Indicator là gì, bạn có thể tham khảo thông tin về cách phân loại Indicator. Hiện tại có tới hàng trăm chỉ báo khác nhau, mỗi loại chỉ báo sẽ cung cấp tín hiệu và có cách sử dụng khác nhau. Tuy nhiên dựa trên các tín hiệu cung cấp, chúng ta chia Indicator thành 2 loại gồm chỉ báo chậm và chỉ báo nhanh.

Chỉ báo nhanh – Leading Indicator

Chỉ báo nhanh – Leading Indicator trong Indicator là gì? Đây chính là loại chỉ báo cung cấp tín hiệu trước khi hành động xảy ra. Chỉ báo này khá đơn giản, chỉ dựa trên dữ liệu lịch sử giá, chỉ báo có thể dự báo được hướng đi của hành động giá sắp tới.

Một số nhóm chỉ báo nhanh nổi tiếng chúng ta không thể không đề cập tới chính là RSI, CCI hay Stochastic,…. Nhóm chỉ báo này có đặc điểm thường di chuyển trong một vùng cố định (ví dụ RSI từ 0 đến 100, CCI từ -100 đến +100). Mục đích chính của nhóm này chính là xác định các vùng quá bán, quá mua để tìm kiếm các cơ hội giao dịch đảo chiều giá

indicator-la-gi-topcv-2
Trader cần hiểu rõ chỉ báo nhanh – Leading Indicator trong Indicator là gì

Giả sử, chỉ báo RSI > 80, giá của cặp tiền đang ở trong vùng quá mua. Theo quy luật cung cầu tự nhiên, sau khi sức mua bị cạn kiệt, giá sẽ có chiều hướng quay đầu giảm. Lúc này, các trader sẽ có cơ hội thực hiện lệnh bán tiềm năng. Ngoài ra các tín hiệu phân kỳ/hội tụ với đường giá cũng sẽ là cơ sở quan trọng để các trader phân tích đồng thời thực hiện các giao dịch đảo chiều một cách chính xác nhất.

Chỉ báo chậm – Lagging Indicator

Chỉ báo chậm – Lagging Indicator trong Indicator là gì? Đây là nhóm chỉ báo thường chạy sau hành động giá. Các tín hiệu của nhóm chỉ báo này thường có độ trễ và không nhạy với hành động giá bằng nhóm chỉ báo nhanh.

Giả sử khi giá tăng/giảm đi một nửa đoạn được rồi thì chỉ báo mới cung cấp ra các tín hiệu vào lệnh. Tuy nhiên điều này không chỉ ra chỉ báo này không tốt. Thực chất chỉ báo chậm cũng có điểm vượt trội hơn so với nhóm chỉ báo nhanh đó là tín hiệu và xu hướng có phần bớt nhiễu hơn. Việc chỉ báo chậm phát ra tín hiệu trễ hơn cũng phù hợp với những trader có xu hướng giữ lệnh lâu. Bạn có thể tham khảo một số chỉ báo chậm điển hình như Momentum, Bollinger Band, MA,

indicator-la-gi-topcv-3
Lagging Indicator là nhóm chỉ báo thường chạy sau hành động giá

Các chỉ báo quan trọng trong Forex có thể bạn chưa biết

Khi tìm hiểu Indicator là gì, bạn đừng bỏ qua việc khám phá các chỉ báo quan trọng trong Forex nhé. Dựa vào đặc điểm, công dụng mà các chỉ báo được chia thành 3 nhóm chính: Nhóm chỉ báo xu hướng, nhóm chỉ báo khối lượng và nhóm chỉ báo dao động. Để hiểu rõ hơn về từng nhóm, bạn hãy tiếp tục theo dõi nội dung bài viết nhé.

Nhóm chỉ báo xu hướng

Nhóm chỉ báo xu hướng trong Indicator là gì? Đây là nhóm chỉ báo giúp trader xác định xu hướng tăng hoặc giảm của hành động giá. Những chỉ báo này được đánh giá khá mượt, không bị giới hạn bởi ddays/đỉnh giúp trader có thể xác định xu hướng một cách dễ dàng.

Một số chỉ báo điển hình của nhóm này gồm: MA, Ichimoku, PSAR, Bollinger Band

Chỉ báo MA

Khi tìm hiểu về Indicator là gì chắc chắn bạn không thể bỏ qua chỉ báo MA. Đây là chỉ báo chậm sử dụng giá đóng cửa của những chu kỳ trước đó phục vụ cho mục đích tính toán. Đặc điểm của chỉ báo MA này là làm mượt đường giá. Chính vì vậy, chỉ báo này thường được sử dụng để xác định xu hướng chính diễn ra trên thị trường. Hiện nay MA có 3 loại đó là SMA, EMA và WMA. Trong đó EMA và SMA là những đường trung động phổ biến được sử dụng nhiều nhất.

indicator-la-gi-topcv-4
Khi tìm hiểu về Indicator là gì chắc chắn bạn không thể bỏ qua chỉ báo MA

Chỉ báo PSAR

PSAR cũng là một trong những chỉ báo bạn cần biết khi tìm hiểu Indicator là gì. Đây là chỉ báo giúp các trader có thể xác định xu hướng một cách dễ dàng nhất. Đây là chỉ báo được tính toán dựa trên những mức giá cực trị và hệ số gia tốc nên công thức có phần hơi phức tạp.

Mặc dù công thức phức tạp nhưng cách sử dụng chỉ báo này lại khá đơn giản. Nếu những chấm tròn PSAR nằm dưới và cách xa đường giá thì xu hướng trên thị trường lúc này sẽ là uptrend và ngược lại. Ngoài ra dựa vào sự di chuyển của các chấm tròn, các trader cũng có thể tìm ra những cơ hội và lệnh vô cùng chính xác.

Chỉ báo Bollinger Band

Đây là một trong những chỉ báo khá quan trọng mà bất cứ ai tìm hiểu Indicator là gì cũng cần khám phá. Chỉ báo này khá trực quan để trader xác định xu hướng. Nếu dải băng dưới cách xa dải bằng trên và có hướng đi lên thì lúc này đà tăng đang khá mạnh và ngược lại. Bên cạnh đó, dựa trên tính hiệu bóp nghẹt của 2 dải băng mà có thể giúp các trader tìm kiếm điểm thoát lệnh tiềm năng.

indicator-la-gi-topcv-5
Chỉ báo Bollinger Band là một trong những chỉ báo khá quan trọng cần nắm bắt khi tìm hiểu Indicator là gì

Chỉ báo Ichimoku

Ichimoku được đánh giá là hệ thống chỉ báo toàn diện nhất. Hệ thống chỉ báo này được xây dựng để giúp các trader xác định xu hướng, theo dõi biến động giá đồng thời được sử dụng như hỗ trợ kháng cự. Các trader có thể dựa vào tín hiệu mà công cụ này cung cấp, để dễ dàng tìm kiếm giao dịch thuận xu hướng và đảo chiều tiềm năng.

Nhóm chỉ báo dao động

Chỉ báo dao động cũng là một trong những nhóm chỉ báo bạn cần khám phá khi tìm hiểu Indicator là gì. Những chỉ báo dao động này được trader sử dụng để phân tích biến động của tài sản. Dựa vào các tín hiệu đảo chiều và tiếp diễn mà các trader sẽ tìm kiếm được nhiều cơ hội với các đợt biến động giá cao hấp dẫn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng các chỉ báo này được sử dụng cho phân tích ngắn hạn giúp các nhà giao dịch có thể tìm kiếm được lợi nhuận từ các đợt biến động giá cao.

Chỉ báo dao động RSI

Chỉ báo RSI dao động trong khung từ 0-100. Dựa vào vùng quá bán RSI <120 và quá mua RSM >80, kết hợp với các tín hiệu giao cắt và phân kỳ, các trader có thể thực hiện các giao dịch thận theo xu hướng và đảo chiều một cách hiệu quả.

indicator-la-gi-topcv-6
Chỉ báo RSI thường có sự dao động trong khung từ 0-100

Chỉ báo dao động MACD

Một trong những chỉ báo dao động bạn cần tìm hiểu biết khi tìm hiểu Indicator là gì đó chính là MACD. Đay là chỉ số có thẻ xác định xu hướng nhưng sức mạnh của chỉ báo này là cung cấp biến động trong ngắn hạn, nhạy với hành động giá. Do đó, đường dao động giao cắt với phân kỳ của MACD có thể cung cấp nên tín hiệu chính xác để các trader có thể thực hiện giao dịch.

Chỉ báo dao động stochastic

Chỉ báo này có 2 đường dao động đó là %K và %D. 2 đường này được tính toán dựa trên mức giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa của những phiên giao dịch trước. Biến động của stochastic cũng nằm trong khoảng 0-100 và có các vùng quá bán, quá mua.

Chỉ báo CCI

Đây là chỉ số kênh hàng hóa, nó bao gồm 1 đường trung bình dịch chuyển trong bộ dao động từ -100 đến +100. CCI giúp các trader tìm kiếm các điểm vào lệnh và thoát lệnh vô cùng hợp lý. Hiện nay CCI đã trở thành một chỉ báo dao động khá quan trọng trên thị trường Forex.

indicator-la-gi-topcv-7
Chỉ báo CCI giúp các trader tìm kiếm các điểm vào lệnh và thoát lệnh vô cùng hợp lý

Nhóm chỉ báo khối lượng

Chỉ báo khối lượng cũng là một trong những nhóm chỉ báo bạn cần khám phá khi tìm hiểu Indicator là gì. Đây là nhóm chỉ báo được sử dụng để đo lường biến động giá của các cặp tiền. So với các nhóm chỉ báo khác thì nhóm chỉ báo này có bổ sung thêm khối lượng giao dịch trong mỗi phiên thay vì chỉ sử dụng lịch sử giá. Nhóm chỉ báo khối lượng cung cấp tín hiệu để thực hiện các giao dịch với xác suất thành công cao.

Chỉ báo khối lượng OBV

Chỉ báo khối lượng OBV là gì có lẽ là điều bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu Indicator là gì. Đây là chỉ báo được tính toán từ khối lượng giao dịch. Nó sẽ giúp các trader đo lường sức mua bán trên thị trường. Thông qua chỉ báo này có thể nghe được phe nào chiếm ưu thế hơn để tìm kiếm các lệnh thuận  xu hướng tiềm năng.

Chỉ báo MFI

Khi tìm hiểu về Indicator là gì, bạn đừng bỏ qua MFI nhé. Đây là chỉ báo dòng tiền được sử dụng để đo lường đồng thời ước tính dòng tiền ra vào trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ báo MFI được tính toán dựa trên các mức giá thấp nhất, cao nhất, giá đóng cửa và khối lượng trong n phiên giao dịch. Chỉ báo MFI cũng tương tự như OBV đó là dao động trong khung chuẩn  hóa 0 -100 và cũng tạo thành các vùng quá mua quá bán, phân kỳ.

Chỉ báo A/D

A/D cũng là một trong những chỉ báo bạn cần biết khi tìm hiểu Indicator là gì. Đây là chỉ báo Accumulation Distribution – Là chỉ báo phân phối và tích lũy. Chỉ báo này được tính toán dựa trên sự thay đổi về khối lượng và giá. Chỉ báo sẽ giúp các trader xác định được thị trường đang ở trong giai đoạn tích lũy hay phân phối và từ đó có thể thực hiện giao dịch tiềm năng.

indicator-la-gi-topcv-8
A/D cũng là một trong những chỉ báo bạn cần biết khi tìm hiểu Indicator

Những thông tin từ bài viết trong chuyên mục “Chia sẻ kinh nghiệm” trên đã giúp bạn hiểu rõ Indicator là gì và phân loại Indicator. Hy vọng thông qua bài viết này, các trader dã có thể phân biệt và lựa chọn được chỉ báo phù hợp với kế hoạch, thời gian giao dịch của bản thân để mang đến hiệu quả nhất. 

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm việc làm kinh doanh ổn định với mức lương hấp dẫn, hãy tham khảo ngay TopCV. Đây là hệ sinh thái toàn diện về tuyển dụng và kết nối việc làm hàng đầu hiện nay nhé.


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *