Nhân viên kinh doanh là gì? Những lưu ý khi đi phỏng vấn vị trí này

Nhân viên kinh doanh là gì? Những lưu ý khi đi phỏng vấn vị trí này

Mẹo tìm việc
Spread the love

Nhân viên kinh doanh là vị trí tuyển dụng được nhiều doanh nghiệp săn đón bởi đây là những người sẽ mang lại doanh thu trực tiếp cho tổ chức. Tuy nhiên để trở thành một nhân viên kinh doanh bạn cần vượt qua nhiều đối thủ nặng ký khác. Vậy những điều cần lưu ý khi đi phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh là gì? Bài viết này từ vieclamkinhdoanh.vn sẽ chia sẻ tới bạn những bí kíp giúp bạn chuẩn bị kỹ càng để buổi phỏng vấn suôn sẻ hơn.

Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là lực lượng chủ chốt và quan trọng của bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp. Công việc của nhân viên kinh doanh chủ yếu là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để tư vấn các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. 

Với mỗi phân khúc khách hàng, nhân viên kinh doanh sẽ đưa ra những chiến lược tư vấn khác nhau. Tuy nhiên mục đích công việc cuối cùng vẫn là tiếp thị và bán sản phẩm của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp. 

Nhân viên kinh doanh là lực lượng chủ chốt và quan trọng của bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp
Nhân viên kinh doanh là lực lượng chủ chốt và quan trọng của bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp

>>> Xem thêm: 3 Bước Cần Chuẩn Bị Để Chinh Phục Buổi Phỏng Vấn Nhân Viên Kinh Doanh Là Gì?

Bí kíp phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh 

Vị trí nhân viên kinh doanh với mức lương hấp dẫn là lựa chọn của nhiều bạn trẻ hiện nay. Chính vì vậy khi phỏng vấn vị trí này, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng. Vậy những lưu ý bạn cần biết trước buổi phỏng vấn nhân viên kinh doanh là gì?

Dưới đây là 4 bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường được các nhà tuyển dụng đặt ra. Bạn có thể dựa trên bảng câu hỏi này để chuẩn bị trước câu trả lời để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn.

Bộ câu hỏi số 1 – Sàng lọc

Bộ câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng sàng lọc những mức độ quan tâm của nhân viên kinh doanh tới ngành nghề của mình. Chúng sẽ gồm các câu hỏi chung về kiến thức kinh doanh cũng như khảo sát sự hiểu biết của ứng viên về doanh nghiệp.

  • Theo bạn, công việc chính của nhân viên kinh doanh là gì?
  • Loại hình sản phẩm, dịch vụ gần đây nhất mà bạn thực hiện kinh doanh là gì?
  • Bạn có hiểu biết gì về sản phẩm, dịch vụ mà công ty hiện đang kinh doanh? Bạn nghĩ đâu là những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ này giúp khách hàng quyết định lựa chọn sử dụng chúng?
  • Theo bạn, khách hàng tiềm năng của công ty là những ai? Bạn sẽ tiếp cận tệp khách hàng này theo những phương pháp và quy trình nào?
  • Theo bạn, ai là người sẽ có ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng?
  • Kể tên một số công ty đối thủ mà bạn biết?

Với dạng câu hỏi này sẽ không có mẫu câu trả lời đúng hay chính xác là gì. Cần tùy vào nhu cầu thị trường; sản phẩm, dịch vụ của công ty và chiến lược kinh doanh để bạn đưa ra câu trả lời hợp lý.

Bộ câu hỏi sàng lọc sẽ giúp nhà tuyển dụng biết mức độ quan tâm của nhân viên kinh doanh tới ngành nghề của mình
Bộ câu hỏi sàng lọc sẽ giúp nhà tuyển dụng biết mức độ quan tâm của nhân viên kinh doanh tới ngành nghề của mình

Bộ câu hỏi số 2 – Chuyên môn

Bộ câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ chuyên môn của nhân viên kinh doanh là gì. Các câu hỏi sẽ liên quan tới kinh nghiệm làm việc và kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng của ứng viên.

  • Khi được phân công nhiệm vụ tiếp cận khách hàng mới, bạn hãy cho biết những trách nhiệm vào thời điểm này của nhân viên kinh doanh là gì? 
  • Bạn thường sử dụng phương pháp chốt Sale nào? Theo bạn, những phương pháp nào hiệu quả nhất và mang lại tỉ lệ chốt đơn cao? Phương pháp nào kém hiệu quả mà nhân viên kinh doanh không nên sử dụng?
  • Những phần mềm quản lý mà bạn đã sử dụng trước đây khi làm việc ở vị trí nhân viên kinh doanh là gì?
  • Khi liên hệ với khách hàng tiềm năng, bạn cần biết những thông tin gì để cuộc trao đổi diễn ra thuận lợi nhất?

Với những câu hỏi này, bạn nên trả lời ngắn gọn, thẳng thắn vào trọng tâm vấn đề. Bạn nên thể hiện toàn bộ sự hiểu biết và kinh nghiệm xử lý công việc thực tiễn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Bộ câu hỏi số 3 – Tình huống

Bộ câu hỏi tình huống được đặt linh hoạt tùy theo nhu cầu phỏng vấn ứng viên của nhà tuyển dụng. Các câu hỏi sẽ liên quan tới những tình huống mà nhân viên kinh doanh thường gặp phải trong quá trình làm việc. Ví dụ như:

  • Nếu khách hàng có thái độ chê bai sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thì bạn sẽ xử lý thế nào. Trong trường hợp nào thì nhân viên kinh doanh từ chối tư vấn và cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng?
  • Trong trường hợp khách hàng khó tính, cần tư vấn ngoài giờ, khách hàng ngoài tỉnh,.. thì bạn nên tư vấn như thế nào để chốt hợp đồng?

Bạn nên trả lời câu hỏi linh hoạt dựa trên tình huống mà nhà tuyển dụng đưa ra. Nếu bạn không biết nên giải quyết như thế nào, bạn hãy trả lời câu hỏi theo hướng ý kiến cá nhân chứ không nên để nhà tuyển dụng chờ đợi lâu.

Bộ câu hỏi tình huống được đặt linh hoạt tùy theo nhu cầu phỏng vấn ứng viên của nhà tuyển dụng
Bộ câu hỏi tình huống được đặt linh hoạt tùy theo nhu cầu phỏng vấn ứng viên của nhà tuyển dụng

>>> Xem thêm: Nhân Viên Kinh Doanh Là Gì? Top 5 Tiêu Chí Nhà Tuyển Dụng Quan Tâm Về Vị Trí Này

Bộ câu hỏi số 4 – Hành vi

Bộ câu hỏi chuyên môn sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ mong muốn của nhân viên kinh doanh là gì đối với công việc sắp tới. Chúng sẽ giúp họ xác định xem ứng viên có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp không.

  • Vị trí nhân viên kinh doanh là công việc chịu áp lực doanh số rất lớn. Vậy điều gì đã tạo động lực cho bạn theo đuổi nghề này?
  • Thành công lớn nhất trong sự nghiệp của bạn là gì? Bạn muốn đạt mục tiêu nào tiếp theo sau thành công này?
  • Trải nghiệm thất bại nào đáng nhớ nhất với bạn? Bạn đã vượt qua điều này bằng cách nào?
  • Bạn mong muốn học được những kỹ năng mới nào khi lựa chọn công việc này?

Với những câu hỏi này, bạn nên trả lời thẳng thắn, trung thực và khéo léo lồng ghép mong muốn đối với công việc vào câu trả lời. Đây cũng là cơ hội để bạn thể hiện những yêu cầu đối với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi tới bạn về chủ đề “Nhân viên kinh doanh là gì và những yếu tố cần chú ý khi phỏng vấn vị trí này?”. Mong rằng bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất trước buổi phỏng vấn để vượt qua hàng loạt các ứng viên cạnh tranh khác. 

Nguồn ảnh: Sưu tầm


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *