lo-trinh-thang-tien-cua-nhan-vien-kinh-doanh

Khám phá lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Nhân viên kinh doanh là một trong những vị trí được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng hiện nay. Tuy vậy, nhiều bạn chỉ mới nhìn nhận đây là vị trí dễ ứng tuyển mà chưa biết về lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh như thế nào. Nếu bạn đang tìm hiểu về vị trí này, hãy cùng vieclamkinhdoanh.vn khám phá lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh ngay sau đây.

Thực tập sinh kinh doanh

Đây là một trong những vị trí được các bạn sinh viên năm cuối lựa chọn để làm việc, thử nghiệm trước khi ra trường. Hiện tại, vị trí thực tập sinh kinh doanh không có nhu cầu tuyển dụng cao, bởi đa số doanh nghiệp sẽ ưu tiên vị trí nhân viên hơn. Tuy vậy, bạn có thể tìm kiếm công việc này ở những công ty, tập đoàn lớn.

Nhiệm vụ chính:

  • Hỗ trợ cho nhân viên kinh doanh trong các công việc hàng ngày.
  • Thực hiện một số công việc hỗ trợ khác cho phòng ban kinh doanh nếu được yêu cầu.
  • Làm các báo cáo cần thiết.

Mức thu nhập: Vị trí thực tập sinh thường không có mức thu nhập chính. Thay vào đó, các doanh nghiệp thường sẽ trả các khoản phụ cấp cho vị trí này. Những khoản thu nhập này khoảng 1.500.000 – 2.500.000 đồng/tháng.

>>>Xem thêm: Thực tập sinh kinh doanh làm gì? Lương bao nhiêu?

TTS là một vị trí trong lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh
TTS là một vị trí trong lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh

Đây chính là vị trí đầu tiên phổ biến trong lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh hiện nay rất lớn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, khi nhu cầu tuyển dụng lớn đồng nghĩa với tỷ lệ đào thải của vị trí này rất cao. Tuy vậy, nhân viên kinh doanh nếu chăm chỉ, làm việc nỗ lực sẽ có mức thu nhập khá xứng đáng.

Nhiệm vụ chính của vị trí nhân viên kinh doanh:

  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp để gia tăng doanh thu.
  • Tư vấn, giới thiệu các thông tin cần thiết cho khách hàng.
  • Đàm phán, thuyết phục khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Nhận các phản hồi từ khách hàng, giải quyết các phản hồi trong quyền hạn của mình.

Mức thu nhập: Theo thống kê, mức thu nhập tham khảo trung bình khoảng 13.900.000 đồng/tháng. Dải lương phổ biến từ 9.300.000 – 18.600.000 đồng/tháng.

Trưởng nhóm kinh doanh

Trưởng nhóm kinh doanh cũng sẽ là một trong những vị trí trong lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh. Lúc này, bạn có thể sẽ được phân công quản lý một số nhóm nhỏ các nhân viên kinh doanh từ 2 – 5 người trở lên. Công việc của trưởng nhóm kinh doanh sẽ tương tự với NVKD, tuy nhiên bao hàm cả khả năng quản lý.

Nhiệm vụ chính:

  • Quản lý các nhân viên kinh doanh được phân công.
  • Tham gia vào tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn cho các nhân viên kinh doanh mới.
  • Các công việc khác tương tự với vị trí nhân viên kinh doanh.

Mức thu nhập: Thống kê tham khảo cho thấy, vị trí trưởng nhóm kinh doanh có mức thu nhập trung bình khoảng 20.700.000 đồng/tháng. Dải lương phổ biến từ 13.900.000 – 20.900.000 đồng/tháng.

>>>Xem thêm: Top 5 câu hỏi phỏng vấn trưởng nhóm kinh doanh thường gặp nhất

Trưởng phòng kinh doanh thường quản lý nhóm nhỏ từ 2 - 3 nhân sự
Trưởng phòng kinh doanh thường quản lý nhóm nhỏ từ 2 – 3 nhân sự

Phó phòng kinh doanh

Đây là một vị trí hỗ trợ chính cho trưởng phòng kinh doanh. Họ sẽ giúp cho trưởng phòng kinh doanh giám sát các hoạt động trong bộ phận kinh doanh. Tuy nhiên, hiện khá ít doanh nghiệp có chức vụ phó phòng kinh doanh. Đa số sẽ bao gồm trưởng nhóm kinh doanh thăng tiến thành trưởng phòng kinh doanh.

Nhiệm vụ chính:

  • Tham gia vào quá trình xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh cùng trưởng phòng.
  • Hỗ trợ giám sát, quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh, các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.
  • Xây dựng, duy trì mối quan hệ với khách hàng.
  • Các công việc khác theo yêu cầu từ trưởng phòng kinh doanh.

Mức thu nhập: Mức thu nhập trung bình tham khảo của vị trí phó phòng kinh doanh khoảng 24.400.000 đồng/tháng. Dải lương phổ biến từ 12.800.000 – 19.100.000 đồng/tháng.

Trưởng phòng kinh doanh

Trưởng phòng kinh doanh là một vị trí trong lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh khi bạn đã có kinh nghiệm 5 – 7 năm trong ngành nghề này. Vị trí trưởng phòng kinh doanh sẽ có nhiều yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chí tuyển dụng cũng như khối lượng công việc hàng ngày của họ.

Tuy vậy, họ cũng có thể đạt được mức thu nhập cao hơn. Ở các công ty vừa và nhỏ, trưởng phòng kinh doanh thường là vị trí cao nhất của bộ phận kinh doanh. Vì vậy, nếu bạn cố gắng phấn đấu và đạt vị trí này, đây cũng được xem là một thành công trong công việc của mình.

Nhiệm vụ chính:

  • Lên các chiến lược, kế hoạch liên quan đến mục tiêu gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp khác với những phòng ban liên quan.
  • Tuyển dụng, hướng dẫn nhân viên mới, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên cũ, thực hiện sa thải, cho nghỉ việc với những nhân viên không đạt yêu cầu.
  • Những công việc khác trong quyền hạn của mình.

Mức thu nhập: Trưởng phòng kinh doanh có mức thu nhập khá cao, theo thống kê, mức thu nhập trung bình khoảng 35.000.000 đồng/tháng. Dải thu nhập phổ biến từ 16.200.000 – 32.500.000 đồng/tháng.

Giám đốc kinh doanh

Đối với nhiều doanh nghiệp, vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh chính là giám đốc kinh doanh. Họ sẽ là những người thực hiện quản lý trưởng phòng kinh doanh. Một doanh nghiệp quy mô lớn có thể có nhiều phòng kinh doanh khác nhau. Do đó, sẽ cần có giám đốc kinh doanh để quản lý toàn bộ hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp.

Mức thu nhập của giám đốc kinh doanh có thể lên đến 55.100.000 đồng/tháng. Dải lương phổ biến khoảng 23.200.000 – 44.100.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức tham khảo, mức thu nhập thực tế còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Giám đốc kinh doanh là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của NVKD
Giám đốc kinh doanh là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của NVKD

Trên đây là lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh được sắp xếp theo cấp bậc từ thấp đến cao. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh như thế nào, từ đó sẽ có động lực hơn để theo đổi ngành nghề này.

>>>Xem thêm: Hỏi đáp: Nên học quản trị kinh doanh hay Marketing tốt hơn?

Hình ảnh: Sưu tầm


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *