Kinh doanh khách sạn là ngành công nghiệp rất phát triển với nhu cầu lưu trú của du khách ngày càng tăng. Nhưng cùng với cơ hội lớn đó, kinh doanh khách sạn cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Bài viết này của Vieclamkinhdoanh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ hội và những thách thức nên biết khi bắt đầu kinh doanh khách sạn.
Mục lục
Kinh doanh khách sạn là gì?
Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú của chủ đầu tư, có đầy đủ các tiện nghi đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong quá trình lưu trú tại khách sạn. Theo đó, kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách hàng. Mục đích đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ăn, chơi, nghỉ ngơi và giải trí của khách hàng tại địa điểm du lịch nhằm mục đích mang lại lợi nhuận.
Để kinh doanh khách sạn, chủ đầu tư cần đảm bảo khách sạn được cấp phép kinh doanh hoạt động, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều phòng ngủ, nhiều tầng, được trang bị các thiết bị và đồ đạc chuyên dụng kinh doanh khách sạn, nhằm mục đích phục vụ khách hàng dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ đi kèm khác.
Cơ hội khi kinh doanh khách sạn
Sau đại dịch Covid-19, cùng những sự hỗ trợ từ Nhà nước, ngành du lịch khách sạn đang có nhiều bước phát triển mạnh mẽ. Điều này tạo ra cơ hội hấp dẫn khi kinh doanh khách sạn. Cụ thể như sau:
Có nhiều mô hình kinh doanh khác nhau để lựa chọn
Một trong những lợi thế ban đầu của việc kinh doanh khách sạn trong thời điểm hiện tại là rất nhiều mô hình khác nhau để lựa chọn, từ khách sạn truyền thống đến các căn hộ dịch vụ, homestay hay các loại hình lưu trú ngắn hạn khác.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các công nghệ mới như hệ thống đặt phòng trực tuyến, thanh toán điện tử hay ứng dụng di động cũng giúp cho việc kinh doanh khách sạn trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc tìm kiếm các đối tác liên kết và phát triển các gói dịch vụ đi kèm cũng là một trong những chiến lược quan trọng để thu hút khách hàng, nâng cao lợi nhuận cho khách sạn của bạn dễ dàng hơn.
Ngành du lịch Việt Nam đang mở cửa trở lại
Sau đại dịch Covid-19 vừa qua, đa phần du khách có nhu cầu lựa chọn các sản phẩm tập trung về thư giãn tinh thần và thể chất, thời gian chủ yếu dành cho hoạt động nghỉ dưỡng với các dịch vụ thuộc phân khúc trung và cao cấp. Theo đó, nhiều điều kiện tạo thuận lợi cho ngành du lịch sau đại dịch ví dụ như:
- Xu hướng du lịch dịch chuyển từ quốc tế sang du lịch nội địa nhiều hơn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin internet để tham khảo thông tin về điểm đến trước chuyến đi, điều này yêu cầu công ty lữ hành cần bắt kịp về ứng dụng công nghệ thông vào công tác marketing các sản phẩm của mình.
Theo thông tin được đăng tải trên Báo Nhân Dân, chỉ tính 2 tháng đầu năm 2023, mục tiêu khách quốc tế đến du lịch tại thị trường Việt Nam đã đạt 1/4 so với chỉ tiêu của năm. Cụ thể, trong 2 tháng này, lượng khách du lịch quốc tế đã đạt 1.8 triệu lượt, trong khi đó mục tiêu trong năm 2023 là đón 8 triệu lượt khách quốc tế.
Bên cạnh đó, Ngành du lịch Việt Nam cũng đặt mục tiêu với khách du lịch nội địa khoảng 102 triệu lượt và tổng thu dự kiến từ du lịch khoảng 650 nghìn tỷ đồng (báo Tin Tức). Điều này đã phần nào khẳng định thêm về cơ hội kinh doanh khách sạn rộng mở hơn khi ngành du lịch Việt Nam đang dần mở cửa trở lại.
Có thể tiếp cận với khách hàng từ nhiều cách khác nhau
Bên cạnh những cơ hội trên, khi kinh doanh trong thời điểm hiện tại, bạn cũng có thể tận dụng nhiều phương thức marketing để tiếp cận khách hàng tiềm năng cho khách sạn. Ví dụ như:
Quảng cáo trực tuyến
Với sự phát triển của công nghệ, việc quảng cáo trực tuyến trở nên phổ biến và hiệu quả hơn. Bạn có thể sử dụng các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads. Hoặc bạn cũng có thể liên kết với các trang đặt phòng trực tuyến như Booking, Agoda,… để quảng bá khách sạn của mình đến với đông đảo khách hàng.
Tìm hiểu thêm: Nên học quản trị kinh doanh nhà hàng khách sạn ở đâu?
Xây dựng trang web chuyên nghiệp
Xây dựng website và thực hiện SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) cũng sẽ là một cách mà bạn có thể áp dụng để tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho khách sạn của mình. Tuy vậy, nên lưu ý, trang web của khách sạn cần có thiết kế chuyên nghiệp, dễ dàng sử dụng và thông tin đầy đủ về khách sạn. Bạn cũng nên cập nhật các ưu đãi, chương trình khuyến mãi mới nhất để thu hút khách hàng.
Sử dụng các kênh truyền thông xã hội
Facebook, Instagram, Twitter là những kênh truyền thông xã hội phổ biến và hiệu quả để giới thiệu khách sạn của bạn đến với khách hàng. Bạn có thể sử dụng các quảng cáo trên các kênh này hoặc đăng các bài viết chia sẻ thông tin về khách sạn và các hoạt động giải trí, du lịch tại địa phương.
Email Marketing
Email Marketing là cách tiếp cận khách hàng tiềm năng của khách sạn. Bạn có thể gửi email giới thiệu về khách sạn, các chương trình khuyến mãi đặc biệt, hay các sự kiện sắp diễn ra đến khách hàng đã từng đặt phòng tại khách sạn hoặc đăng ký nhận thông tin từ khách sạn.
Tìm hiểu thêm:
- Nhân viên kinh doanh khách sạn là gì và làm công việc gì?
- Quy trình tuyển dụng nhân sự nhà hàng – khách sạn dành cho nhà Quản trị
Tạo trải nghiệm độc đáo cho khách hàng
Một trong những cách hiệu quả để thu hút khách hàng và giữ chân họ lại với khách sạn của bạn là tạo ra trải nghiệm độc đáo và khác biệt. Bạn có thể cung cấp các dịch vụ tiện ích như spa, phòng tập thể dục, trung tâm hội nghị, hoặc các hoạt động giải trí khác để khách hàng có thể tận hưởng kỳ nghỉ của mình tại khách sạn của bạn.
Thách thức khi kinh doanh khách sạn
Tuy có nhiều cơ hội, nhưng khi kinh doanh khách sạn, bạn cũng sẽ đối mặt với một số thách thức nhất định. Cụ thể như sau:
Khó khăn về tài chính sau đại dịch
Khó khăn về vấn đề tài chính được xem là vấn đề chung của mọi lĩnh vực sau đại dịch Covid-19, ngành kinh doanh du lịch khách sạn cũng không nằm ngoài tình trạng này. Thời gian đóng cửa quá lâu khiến cho hoạt động kinh doanh khách sạn bị trì trệ, các cơ sở nghỉ dưỡng và lưu trú hoàn toàn không có doanh thu, có những cơ sở phải dừng hoạt động của nhân viên.
Có một số khách sạn có doanh thu phụ thuộc vào nguồn khách Quốc tế gặp khó khăn và không thể duy trì hoạt động tiếp tục. Điều này cũng tạo ra sự khó khăn về tài chính khi những khách sạn này muốn phục hồi lại hoạt động kinh doanh sau đại dịch vừa qua.
Tìm hiểu thêm: Những đặc điểm khi kinh doanh nhà hàng khách sạn cần biết
Cạnh tranh ngày càng nhiều hơn
Kinh doanh khách sạn là lĩnh vực không chỉ cạnh tranh về mức giá mà còn cạnh tranh về chất lượng dịch vụ. Với sự phát triển của ngành công nghiệp không khói này, số lượng khách sạn tăng lên đáng kể, làm cho thị trường ngày càng trở nên sôi động.
Các khách sạn phải cạnh tranh với nhau bằng cách tìm cách để thu hút khách hàng. Ví dụ như nhiều khách sạn đã giảm giá rất sâu từ 30 – 70% nhưng lượng khách đặt phòng vẫn thấp. Điều này đem đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các khách sạn. Nếu bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực này, bạn sẽ cần cố gắng tiếp cận được với khách hàng tiềm năng và thu hút họ đến ở lại, giảm thiểu thách thức tự sự cạnh tranh mang lại.
Hồ sơ pháp lý đăng ký kinh doanh phức tạp
Một trong những thách thức lớn mà các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn đang phải đối mặt đó là các thủ tục pháp lý phức tạp. Việc thành lập một khách sạn đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau, từ đăng ký kinh doanh, xây dựng, cấp phép hoạt động cho đến bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các khách sạn cũng phải tuân thủ các quy định về an toàn và chất lượng dịch vụ, bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Một thách thức khác liên quan đến thủ tục pháp lý khi kinh doanh khách sạn là việc đối phó với các vấn đề pháp lý bất đồng. Các khách sạn có thể đối mặt với các tranh chấp về quyền sở hữu, hợp đồng, lao động và các vấn đề khác. Việc giải quyết các tranh chấp này đòi hỏi sự am hiểu về pháp luật và có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín, lợi nhuận của khách sạn đó.
Tìm hiểu thêm: Giám Đốc Kinh Doanh là gì và mức lương có cao không?
Thách thức trong quản lý khách hàng
Quản lý khách hàng là một thách thức đối với các khách sạn, đặc biệt là những khách sạn lớn với lượng khách hàng đông đảo. Việc quản lý khách hàng bao gồm việc thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu và đưa ra các chính sách marketing phù hợp. Để giải quyết được thách thức này, các khách sạn nên sử dụng các công cụ quản lý khách hàng hiện đại để tối ưu hóa quá trình quản lý và đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác.
Xu hướng tiếp thị – marketing thay đổi
Ngày nay, khi sự phát triển của xã hội theo hướng hiện đại hóa 4.0, internet phát triển kéo theo các hoạt động tiếp thị thay đổi, những hình thức tiếp thị truyền thống không còn được áp dụng và không mang lại hiệu quả nữa. Sự thay đổi này đòi hỏi các khách sạn phải nỗ lực hơn trong việc thực hiện các hoạt động marketing để thu hút khách hàng tiềm năng.
Bảo đảm an toàn dữ liệu khách hàng càng khó khăn
Trong lĩnh vực du lịch khách sạn, bảo đảm an toàn dữ liệu khách hàng là một thách thức cực kỳ lớn. Thách thức này đến từ việc sử dụng các công nghệ mới như hệ thống đặt phòng trực tuyến, thanh toán điện tử hay ứng dụng di động,,… phổ biến hiện nay.
Điều này đòi hỏi các khách sạn phải thực hiện các biện pháp bảo mật chặt chẽ, như sử dụng các công nghệ mã hoá thông tin, tạo ra các mật khẩu và chứng thực bảo mật, đào tạo nhân viên về cách thức bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng. Ngoài ra, các khách sạn cũng cần phải tuân thủ các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng và chịu trách nhiệm về việc bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng.
Hy vọng bài viết chia sẻ kinh nghiệm này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những cơ hội, thách thức khi kinh doanh khách sạn là gì. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tìm kiếm thêm nhiều cơ hội việc làm liên quan đến kinh doanh khách sạn, hãy truy cập ngay vào TopCV nhé.
TopCV.vn đang là một trong những nền tảng tuyển dụng – kết nối việc làm hàng đầu tại Việt Nam với hơn 5.1 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Bên cạnh đó, đây còn là nơi kết nối của hơn 180.000 doanh nghiệp và 6.9 triệu hồ sơ ứng viên khác nhau. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ này, TopCV sẽ giúp bạn tìm kiếm việc làm dễ dàng và nhanh chóng hơn.