Hiểu rõ hợp đồng mua bán hàng hóa là gì có thể góp phần giúp quá trình thương lượng, hợp tác của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi hơn. Chi tiết về bản thỏa thuận này, Vieclamkinhdoanh.vn sẽ bật mí chi tiết tới bạn qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm sau!
Mục lục
Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Hợp đồng mua bán hàng hóa là bản thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương nhân với cá nhân, tổ chức. Theo đó, bên bán sẽ tiến hành giao sản phẩm/dịch vụ cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua sẽ nhận sản phẩm/dịch vụ và thanh toán cho bên bán.
Căn cứ vào yếu tố chủ thể, đối tượng, nơi xác lập và ký kết hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa được phân thành 02 loại chính:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa cá nhân và hợp đồng mua bán hàng hóa doanh nghiệp nội địa.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa cá nhân và hợp zà đồng mua bán hàng hóa doanh nghiệp nước ngoài.
Đừng bỏ lỡ: Tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của phòng bán hàng.
Một số quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật pháp Việt Nam
Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, pháp luật Việt Nam quy định về loại hình thỏa thuận này cụ thể như sau:
Đặc điểm chung của thỏa thuận mua bán hàng hóa
Mọi hợp đồng mua bán hàng hóa đều mang những đặc điểm chung là:
- Tính ưng thuận.
- Tính song vụ.
- Tính đền bù.
Đặc điểm riêng của thỏa thuận mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hoá là một dạng của hợp đồng dân sự; đồng thời cũng là một trong các phân loại của hợp đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên, bản thoả thuận này cũng có những đặc thù riêng, bao gồm:
- Chủ thể của bản thỏa thuận: Thương nhân.
- Hình thức của hợp đồng: Lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.
Đối tượng của thỏa thuận mua bán hàng hóa
Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá là chính hàng hoá. Theo Luật Thương mại Việt Nam ban hành năm 2005, hàng hoá là đối tượng của quan hệ mua bán có thể là mặt hàng đang tồn tại hay sẽ có trong tương lai. Ngoài ra, hàng hoá cũng có thể là động sản hoặc bất động sản được cho phép lưu thông thương mại.
Xem thêm: Sales B2B là gì? Tất tần tật thông tin chi tiết về Sales B2B.
Hình thức thể hiện của thỏa thuận mua bán hàng hóa
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá là một trong những vấn đề quan trọng mà cả bên mua và bên bán đều cần lưu tâm nhằm hạn chế tối đa sai lầm, khiến hợp đồng trở nên vô hiệu. Theo đó, căn cứ theo Điều 24, Luật Thương mại Việt Nam 2005:
- Hợp đồng mua bán hàng hoá cần được thể hiện thông qua lời nói, văn bản hoặc được xác lập thông qua hành vi cụ thể.
- Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải lập thành văn bản, bên bán và bên mua cũng phải tuân thủ.
Những nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa cần có
Mặc dù Luật Thương mại Việt Nam không quy định cụ thể về nội dung cần có trong hợp đồng mua bán hàng hoá, vậy nhưng về cơ bản, các bên khi soạn thảo hợp đồng cần chú ý những thông tin chủ chốt như sau:
- Chủ thể.
- Đối tượng.
- Giá bán hàng hoá.
- Thời gian và cách thức bên mua thanh toán cho bên bán.
- Thời gian, địa điểm và phương thức giao hàng, nhận hàng.
- Quyền, nghĩa vụ pháp lý của bên bán và bên mua.
- Điều khoản quy định ràng buộc trách nhiệm.
- Thời hạn thoả thuận bắt đầu có hiệu lực.
- Trường hợp huỷ bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng.
- Trường hợp vi phạm hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Phương thức giải quyết trong trường hợp các bên xảy ra tranh chấp.
Mức xử phạt khi vi phạm quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp các bên vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ phải đối diện với 02 mức xử phạt sau đây:
- Mức phạt vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá dân sự: Bên vi phạm có nghĩa vụ nộp một khoản tiền do các bên tự thoả thuận với nhau cho bên còn lại. Vấn đề phạt vi phạm không liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
- Mức phạt vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá thương mại: Mức phạt vi phạm do các bên tự thoả thuận với nhau và không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ của hợp đồng bị vi phạm.
Các điều khoản cần có trong hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Cùng với các nội dung cơ bản cần đảm bảo, một hợp đồng mua bán hàng hoá chuẩn cũng sẽ có đầy đủ một số điều khoản quan trọng sau đây:
- Thông tin của bên bán và bên mua tham gia hợp đồng.
- Đối tượng của hợp đồng.
- Chất lượng, quy cách, chủng loại, tính đồng bộ của hàng hoá hoặc yêu cầu về kỹ thuật.
- Thời gian và cách thức bên mua thanh toán cho bên bán.
Có thể bạn chưa biết: Hỗ trợ kinh doanh là gì? Vai trò của nhân viên hỗ trợ kinh doanh.
Tổng kết
Nhìn chung, hợp đồng mua bán hàng hóa được xem là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình thương lượng, đàm phán kinh doanh. Vì vậy, hy vọng rằng thông qua bài viết Blog Kinh Doanh mang tới ngày hôm nay, bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?” cũng như nắm rõ các quy định, điều khoản liên quan đến bản thỏa thuận này.