ERP Consultant là gì và quy trình tư vấn ERP ra sao chắc hẳn đang được xem như những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Để tìm lời giải đáp cho các câu hỏi này, mời bạn cùng theo dõi bài viết chia sẻ kinh nghiệm của Vieclamkinhdoanh.vn sau đây!
Mục lục
ERP Consultant là gì?
ERP Consultant là gì? ERP Consultant (dịch nghĩa: nhà tư vấn ERP, nhà tư vấn lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp) là thuật ngữ chỉ nhóm chuyên gia phụ trách nhiệm vụ triển khai và tối ưu hoá hệ thống ERP trong các tổ chức. Theo đó, họ sở hữu kiến thức và chuyên môn sâu rộng về phần mềm ERP, quy trình kinh doanh cùng hàng loạt phương pháp hay, mới nhất trong ngành.
Trên thực tế, các ERP Consultant hợp tác vô cùng chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm đảm bảo có thể hiểu chi tiết về mọi yêu cầu riêng biệt, từ đó cung cấp các giải pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Xem thêm: Bật mí quy trình tư vấn bán hàng chuyên nghiệp mới nhất 2023.
Vai trò của ERP Consultant đối với doanh nghiệp
ERP Consultant nắm vai trò then chốt và quyết định đến sự thành bại trong việc triển khai hệ thống ERP tại các doanh nghiệp. Dưới đây là một số trách nhiệm chính của nhóm người này:
- Đánh giá yêu cầu kinh doanh: Nhà tư vấn ERP công tác với các bên liên quan nhằm phân tích quy trình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, xác định vấn đề khó khăn cùng các nhu cầu, mục tiêu cụ thể.
- Tuỳ chỉnh cấu hình hệ thống: Dựa trên những dữ liệu thu thập được, nhà tư vấn ERP tiến hành cấu hình hệ thống ERP sao cho phù hợp với mô hình hoạt động của tổ chức.
- Giám sát tích hợp dữ liệu: Nhà tư vấn ERP đóng vai trò giám sát việc truyền dữ liệu liền mạch từ hệ thống cũ sang hệ thống ERP mới, giúp doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác, vẹn toàn của dữ liệu cũng như tích hợp trơn tru với các ứng dụng khác.
- Hỗ trợ đào tạo người dùng: ERP Consultant chịu trách nhiệm đào tạo toàn diện cho các nhân viên trong doanh nghiệp để họ có thể sử dụng hiệu quả hệ thống ERP. Đồng thời, những nhà tư vấn này cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ liên tục và giải đáp thắc mắc của người dùng hay các vấn đề phát sinh trong/sau khi triển khai hệ thống.
- Tối ưu hiệu suất: Nhà đầu tư ERP liên tục theo dõi và đánh giá hiệu suất hoạt động của hệ thống ERP, xác định vấn đề cần cải thiện để tối ưu hoá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Quy trình tư vấn ERP cho doanh nghiệp
Thông thường, đầu tư và triển khai giải pháp ERP sẽ là một chiến lược mang tính lâu dài cho doanh nghiệp. Chính bởi vậy, quy trình tư vấn hệ thống này cần được đảm bảo diễn ra chuẩn xác và hiệu quả nhất. Cụ thể, việc tư vấn ERP cho doanh nghiệp sẽ diễn ra theo trình tự bao gồm 05 bước như sau:
Bước 01 – Đánh giá ban đầu
Tại bước đầu tiên, các chuyên gia tư vấn ERP sẽ tiến hành đánh giá nhu cầu, mục tiêu cùng hệ thống hoạt động hiện tại của các doanh nghiệp. Sau quá trình này, họ sẽ xác định được tính khả thi của việc triển khai ERP.
Có thể bạn chưa biết: Nhân viên tư vấn bán hàng là gì? Kỹ năng tư vấn, chốt sale hiệu quả.
Bước 02 – Lên kế hoạch
Tiếp theo, ERP Consultant sẽ phát triển một kế hoạch toàn diện; đồng thời xem xét các yếu tố về mặt thời gian, nguồn lực cùng một số yêu cầu tuỳ chỉnh. Cũng ở giai đoạn này, họ bắt đầu thiết kế kiến trúc hệ thống ERP cũng như chiến lược di chuyển dữ liệu.
Bước 03 – Tư vấn cấu hình ERP
Việc tư vấn cấu hình ERP sẽ được các chuyên gia thực hiện theo yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng tổ chức, họ sẽ tuỳ chỉnh quy trình làm việc, màn hình, báo cáo và tích hợp tương thích nhất với quy trình kinh doanh.
Bước 04 – Kiểm tra hệ thống ERP
Sau bước tư vấn về cấu hình ERP, các ERP Consultant sẽ tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo hệ thống ERP hoạt động như dự định. Cụ thể, họ cung cấp các buổi đào tạo nội bộ để nhân viên có thể làm quen với mọi tính năng của hệ thống mới.
Bước 05 – Giám sát quá trình triển khai ERP
Ở giai đoạn giám sát cuối cùng, các chuyên gia sẽ theo dõi chặt chẽ quá trình triển khai hệ thống ERP; đồng thời cung cấp dịch vụ hỗ trợ liên tục để đảm bảo kịp thời giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. ERP Consultant sẽ phải hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan để đảm bảo quá trình chuyển đổi dữ liệu diễn ra suôn sẻ và được người dùng chấp nhận.
Lợi ích của việc thuê ERP Consultant đối với doanh nghiệp
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc thuê một ERP Consultant sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Các chuyên gia tư vấn ERP sở hữu khối kiến thức chuyên sâu cùng kinh nghiệm làm việc đa dạng. Sau những dự án khác nhau, họ đã thu thập được lượng lớn thông tin cùng phương pháp bổ ích để có thể áp dụng cho mọi loại nhu cầu của khách hàng.
Không chỉ vậy, triển khai hệ thống ERP còn là một quá trình phức tạp và tốn thì giờ. Do đó, việc thuê ERP Consultant sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu tối đa sai sót trong quá trình triển khai.
Nhà tư vấn ERP hiểu rằng mỗi doanh nghiệp là một cá thể duy nhất, và họ phải cung cấp các giải pháp thực sự phù hợp với yêu cầu của khách hàng để đảm bảo hiệu suất và hiệu quả tối đa. Theo đó, việc triển khai hệ thống ERP thường liên quan đến những thay đổi đáng kể trong mô hình và luồng công việc. Các ERP Consultant sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức và quản lý sự biến đổi này nhằm giảm thiểu tối đa hiện tượng kháng cự cũng như tạo điều kiện chuyển đổi suôn sẻ cho nhân viên.
Cuối cùng, chuyên gia ERP còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng sau giai đoạn triển khai, đảm bảo hệ thống vận hành một cách tối ưu nhất có thể. Họ tổ chức đào tạo để giải quyết mọi truy vấn của người dùng, giúp các doanh nghiệp thích ứng với chức năng hoặc bản cập nhật mới một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất.
Đừng bỏ lỡ: Bộ câu hỏi phỏng vấn giám sát bán hàng từ cơ bản đến nâng cao.
Tổng kết
Hy vọng rằng từ những thông tin hữu ích được tổng hợp trong bài viết của Vieclamkinhdoanh.vn trên đây, bạn đã nắm được khái niệm ERP Consultant là gì cũng như quy trình tư vấn ERP chi tiết, chuẩn xác cho doanh nghiệp.
Ngoài ERP Consultant, nếu đang quan tâm tới những vị trí việc làm khác thuộc lĩnh vực kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể truy cập TopCV.vn để tạo CV theo mẫu miễn phí và cập nhật nhanh chóng nhất mọi tin tức công việc hấp dẫn hàng đầu Việt Nam!