Hiểu rõ doanh thu thuần là gì sẽ giúp ích cho hoạt động kinh doanh

Doanh thu thuần là gì? Cách tính và ý nghĩa

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Doanh thu thuần là gì, cách tính và ý nghĩa của chỉ số này đối với hoạt động kinh doanh là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp luôn chú ý. Để trả lời cho những câu hỏi trên, mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm của Vieclamkinhdoanh.vn!

Doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần là gì? Doanh thu thuần (tiếng Anh: Net Revenue) được hiểu là khoản thu của doanh nghiệp từ hoạt động bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, chi phí giảm giá, chiết khấu thương mại, doanh thu bán hàng bị trả lại v.vv..

Để hiểu rõ hơn về khái niệm doanh thu thuần là gì, bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

  • Sản phẩm áo thun loại I của doanh nghiệp hiện đang được bán với giá 200.000 VNĐ/chiếc.
  • Sản phẩm áo thun loại II của doanh nghiệp hiện đang được bán với giá 150.000 VNĐ/chiếc.
  • Như vậy, nếu như khách hàng mua mỗi loại 01 sản phẩm, doanh thu thuần của doanh nghiệp sẽ được tính là:

1 x 200.000 VNĐ + 1 x 150.000 VNĐ = 350.000 VNĐ

  • Ngoài ra, trên hoá đơn mua hàng có thể hiện chi phí chiết khấu cho khách hàng lần lượt là 10.000 VNĐ cho áo thun loại I và 5.000 VNĐ cho áo thun loại II. Như vậy, phần chiết khấu này sẽ được khấu trừ vào doanh thu thuần của đơn hàng và doanh thu thuần còn:

350.000 VNĐ – 10.000 VNĐ – 5.000 VNĐ = 335.000 VNĐ

Doanh thu thuần là khoản thu từ hoạt động kinh doanh đã trừ đi các chi phí khác
Doanh thu thuần là khoản thu từ hoạt động kinh doanh đã trừ đi các chi phí khác

Đừng bỏ lỡ: Upsell là gì? Bí quyết tăng trưởng doanh thu trong bán hàng.

Cách tính và ý nghĩa của công thức tính doanh thu thuần

Doanh thu thuần được tính theo công thức riêng biệt. Và công thức này phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:

Cách tính doanh thu thuần chuẩn xác

Để tính toán doanh thu thuần, chúng ta có thể sử dụng công thức như sau:

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – Các khoản chi phí khác (phí chiết khấu, phí giảm trừ v.vv..)

Trong đó:

  • Tổng doanh thu của doanh nghiệp: Là số tiền doanh nghiệp thu được từ việc bán sản phẩm/dịch vụ.
  • Các khoản chi phí khác: Bao gồm một số loại thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt v.vv..) cùng những loại phí khác như phí bán hàng bị trả lại, phí giảm giá hàng bán, phí chiết khấu thương mại v.v..

Ngoài ra, Bộ Tài chính còn quy định về công thức tính doanh thu thuần theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Đó là:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể – Phí chiết khấu bán hàng – Phí bán hàng bị trả lại – Phí giảm giá hàng bán – Thuế gián thu

Chúng ta có thể áp dụng công thức tính doanh thu thuần của doanh nghiệp vào ví dụ dưới đây:

  • Doanh thu của doanh nghiệp A trong quý I/2023 đạt 3.000.000.000 VNĐ.
  • Trong đó, doanh nghiệp này đã triển khai chương trình giảm giá cho khách hàng vào thời gian này với chi phí là 100.000.000 VNĐ.
  • Cùng với đó, các loại thuế mà doanh nghiệp phải trả cho Nhà nước chiếm 300.000.000 VNĐ.
  • Như vậy, doanh thu thuần của doanh nghiệp A trong quý I/2023 sẽ là:

3.000.000.000 VNĐ – 100.000.000 VNĐ – 300.000.000 VNĐ = 2.600.000.000 VNĐ

Doanh thu thuần có công thức tính riêng biệt
Doanh thu thuần có công thức tính riêng biệt

Ý nghĩa của công thức tính doanh thu thuần

Thông qua công thức tính doanh thu thuần được đề cập ở phần trên, chúng ta có thể hiểu được rằng đây là khoản tiền mà doanh nghiệp thu về sau khi đã trừ đi hàng loạt các khoản phí (thuế, chiết khấu, hàng bán bị hoàn trả, giảm giá hàng bán v.v..). Theo đó, công thức này phản ánh một cách chính xác và chân thực nhất kết quả kinh doanh sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Xem thêm: Top 7 chiến lược kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả hiện nay.

Ý nghĩa của doanh thu thuần đối với doanh nghiệp

Có thể nói, doanh thu thuần mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua số liệu doanh thu thuần, người đứng đầu doanh nghiệp sẽ nhận biết được:

  • Tình hình kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Khoản tiền mà doanh nghiệp thu về.
  • Lợi nhuận của doanh nghiệp được ghi nhận trước và sau thuế.
  • Lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ việc kinh doanh sản phẩm/dịch vụ.
Doanh thu thuần có ý nghĩa vô cùng quan trọng với doanh nghiệp
Doanh thu thuần có ý nghĩa vô cùng quan trọng với doanh nghiệp

Một số yếu tố tác động tới doanh thu thuần

Trên thực tế, doanh thu thuần bị tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên về cơ bản, chỉ số này chịu ảnh hưởng từ:

Giá thành của sản phẩm

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất gây ảnh hưởng đến doanh thu thuần chính là giá thành của sản phẩm. Trong trường hợp giá thành tăng với những điều kiện khác không thay đổi, doanh thu thuần của sản phẩm đó cũng sẽ tăng và ngược lại.

Chất lượng của sản phẩm

Chất lượng của sản phẩm cũng được xem là một yếu tố giữ vai trò then chốt không kém so với giá thành. Cụ thể, khi chất lượng của sản phẩm đạt mức tốt, đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì doanh thu thuần sẽ gia tăng. Tuy nhiên, trong trường hợp chất lượng của sản phẩm không đạt chuẩn và khách hàng cũng không có nhu cầu sử dụng hay thậm chí yêu cầu trả lại hàng, doanh thu thuần lúc này sẽ sụt giảm.

Chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt tác động tới doanh thu thuần
Chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt tác động tới doanh thu thuần

Có thể bạn chưa biết: Giải mã mô hình kinh doanh thương mại điện tử của Grab.

Khối lượng sản xuất của doanh nghiệp

Để đảm bảo chỉ số doanh thu thuần ổn định, khối lượng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp cần đáp ứng đúng và đủ so với nhu cầu từ thị trường. Theo đó, nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm ít hơn thực tế thị trường, doanh thu thuần của doanh nghiệp có thể tăng. Vậy nhưng con số mà doanh thu thuần đem lại sẽ không thoả mãn kỳ vọng về khối lượng khách hàng trên thị trường.

Mặt khác, nếu doanh nghiệp sản xuất quá ồ ạt so với nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, giá trị tồn kho của doanh nghiệp sẽ tăng cao, gây sụt giảm nghiêm trọng chỉ số doanh thu thuần.

Bên cạnh đó, mối liên hệ giữa giá cả của sản phẩm và khối lượng sản xuất của doanh nghiệp cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu thuần. Lý do đến từ việc giá bán sản phẩm tăng sẽ kéo theo khối lượng sản xuất hàng hoá giảm xuống.

Kết cấu của sản phẩm

Kết cấu của sản phẩm là tỷ lệ giá trị sản phẩm bất kỳ trên tổng giá trị các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất trong cùng thời kỳ. Thực tế, mỗi doanh nghiệp sẽ có các loại kết cấu sản phẩm khác nhau. Và khi thể loại kết cấu này thay đổi, doanh thu thuần của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.

Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp

Việc tìm hiểu và đánh giá chính xác nhu cầu của thị trường tiêu thụ sẽ giúp doanh nghiệp bán ra lượng sản phẩm/dịch vụ tối đa, thúc đẩy gia tăng doanh thu thuần hiệu quả. Đặc biệt, nếu biết cách tận dụng các tệp khách hàng ở cả trong và ngoài nước, doanh thu thuần và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ còn có thể được nâng cao hơn nữa.

Hiểu và đánh giá chính xác thị trường góp phần nâng cao doanh thu thuần
Hiểu và đánh giá chính xác thị trường góp phần nâng cao doanh thu thuần

Chính sách bán hàng của doanh nghiệp

Ngay cả khi cùng sản xuất một loại sản phẩm hay cung cấp cùng một loại hình dịch vụ, mỗi doanh nghiệp vẫn đều có những chính sách bán hàng không giống nhau. Có thể nói, chính sách bán hàng chính là loại công cụ hữu ích, hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm/dịch vụ tới người tiêu dùng thuận lợi hơn. Khi lượng tiêu thị sản phẩm/dịch vụ tăng cao, doanh thu thuần của doanh nghiệp cũng sẽ được cải thiện.

Xem ngay: Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến hiện nay.

Doanh thu thuần và lợi nhuận khác nhau như thế nào?

Khái niệm doanh thu thuần vẫn thường hay bị nhầm lẫn với lợi nhuận. Tuy nhiên, đây là hai chỉ số hoàn toàn riêng biệt. Cụ thể:

Doanh thuLợi nhuận
Khái niệmDoanh thu (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) là toàn bộ giá trị kinh tế mà doanh nghiệp thu về thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, tư vấn trải nghiệm v.vv.. sản phẩmLợi nhuận là phần tài sản mà doanh nghiệp nhận được thêm thông qua các hoạt động kinh doanh, đầu tư v.vv.. sau khi đã trừ đi các khoản chi phí khác; hình thành dựa trên sự chênh lệch giữa số tiền thu vào và chi ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Công thức tínhDoanh thu = (Tổng giá trị sản phẩm bán ra x Đơn giá trên mỗi sản phẩm) + Các khoản phụ thu khácLợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Từ bảng so sánh trên, chúng ta có thể nhận ra rằng một doanh nghiệp có doanh thu thuần cao không có nghĩa là lợi nhuận cũng sẽ cao. Bởi doanh thu thuần chịu tác động từ rất nhiều yếu tố khác trong kinh doanh sản phẩm/dịch vụ. Ngược lại, lợi nhuận được tính dựa trên hoạt động đầu tư, kinh doanh; là phần tài sản còn lại sau khi đã trừ hết các khoản chi phí khác. Do đó, trên thực tế, doanh nghiệp vẫn hoàn toàn có thể thua lỗ ngay cả khi tạo ra doanh thu.

Doanh nghiệp có doanh thu thuần cao không có nghĩa là lợi nhuận cũng cao
Doanh nghiệp có doanh thu thuần cao không có nghĩa là lợi nhuận cũng cao

Những sai lầm cần tránh khi tính toán doanh thu thuần

Trên thực tế, trong quá trình tính toán doanh thu thuần, nhiều người vẫn thường mắc phải một sai lầm cơ bản và phổ biến nhất. Đó là tính nhầm doanh thu thuần với doanh thu. Theo đó, để hạn chế tối đa việc phạm phải lỗi sai này, chúng ta cần phân biệt rõ ràng về doanh thu và doanh thu thuần như sau:

Doanh thuDoanh thu thuần
Khái niệmDoanh thu là toàn bộ giá trị kinh tế mà doanh nghiệp thu về thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, tư vấn trải nghiệm v.vv.. sản phẩmDoanh thu thuần là phần giá trị kinh tế mà doanh nghiệp thu về sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ khác
Công thức tínhDoanh thu = (Tổng giá trị sản phẩm bán ra x Đơn giá trên mỗi sản phẩm) + Các khoản phụ thu khácDoanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ khác

Như vậy, giữa doanh thu bán sản phẩm và doanh thu thuần của doanh nghiệp sẽ có khoảng chênh lệch nhất định. Và khoảng chênh lệch này bằng đúng toàn bộ giá trị các khoản giảm trừ khác của doanh nghiệp trong cùng thời kỳ. Khi tính toán doanh thu thuần, chúng ta cần dựa vào chi tiết khác biệt này để đảm bảo chính xác của chỉ số doanh thu thuần cho doanh nghiệp.

Tính nhầm doanh thu thuần với doanh thu là sai lầm phổ biến nhiều người hay mắc
Tính nhầm doanh thu thuần với doanh thu là sai lầm phổ biến nhiều người hay mắc

Tham khảo: Mô hình kinh doanh của Tiki: Khám phá những điều đặc biệt.

Cách tăng doanh thu thuần cho doanh nghiệp

Là một trong những chỉ số tích cực và quan trọng hàng đầu trong kinh doanh, bài toán làm sao để tăng doanh thu thuần đã và đang trở thành mối quan tâm của đông đảo doanh nghiệp. Thấu hiểu được thực tế ấy, Vieclamkinhdoanh.vn đã giúp bạn tổng hợp một số phương pháp đơn giản giúp tăng doanh thu thuần cho doanh nghiệp hiệu quả dưới đây:

  • Nghiên cứu và tìm hiểu nhóm khách hàng mục tiêu để tối ưu hóa sản phẩm/dịch vụ và chiến lược Marketing.
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ, tạo sự tin tưởng và trung thành nơi khách hàng.
  • Xây dựng hệ thống dịch vụ khách hàng xuất sắc, đảm bảo mọi thắc mắc/phản hồi/khiếu nại của khách hàng đều được giải quyết một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
  • Điều chỉnh chiếc lược giá cả sao cho phù hợp để thu hút khách hàng.
  • Tìm kiếm cơ hội tiếp cận đối tác và hợp tác kinh doanh, mở rộng thị trường và tiếp cận nhóm khách hàng mới.
  • Đầu tư và xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả, thông minh, tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng.
  • Tối ưu hóa hiệu quả chi phí, cắt giảm những mục không cần thiết.
  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm/dịch vụ mới, đáp ứng những nhu cầu không ngừng thay đổi của thị trường.
  • Duy trì đội ngũ nhân viên tài năng và đam mê với công việc.

Tổng kết

Đến đây, những câu hỏi như doanh thu thuần là gì hay công thức tính, ý nghĩa của doanh thu thuần ra sao v.vv.. đã được Vieclamkinhdoanh.vn giúp bạn giải quyết. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ nắm được những kiến thức cơ bản nhất về doanh thu thuần cũng như phân biệt được doanh thu thuần với doanh thu, lợi nhuận.

Bên cạnh doanh thu thuần, nếu đang tìm kiếm những việc làm khác thuộc lĩnh vực kinh doanh, bạn có thể truy cập vào website của TopCV.vn với vô vàn tiện ích hấp dẫn. Cùng với việc được tạo CV theo mẫu hoàn toàn miễn phí, bạn sẽ còn có cơ hội tiếp cận với hàng ngàn tin tức tuyển dụng đến từ các doanh nghiệp chất lượng hàng đầu Việt Nam!


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *