chiến lược kinh doanh thương mại điện tử topcv

Top 7 chiến lược kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả hiện nay

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Thương mại điện tử đã và đang thể hiện sức nóng tại thị trường Việt Nam. Vậy doanh nghiệp cần có các chiến lược kinh doanh thương mại điện tử nào để thành công? Cùng vieclamkinhdoanh.vn tìm hiểu nhé!

Tại sao nên có chiến lược kinh doanh thương mại điện tử 

Trước khi bắt đầu một dự án nào đó, chúng ta cần phải lập kế hoạch để đảm bảo mọi thứ được diễn ra trôi chảy. Tương tự, khi kinh doanh thương mại điện tử cũng cần phải có một chiến lược kinh doanh thương mại điện tử để làm rõ các mục tiêu, vạch ra các bước cần thực hiện để tạo nên sự thành công, tạo nên doanh thu, lợi nhuận. 

Chiến lược kinh doanh thương mại điện tử ảnh hưởng quan trọng đến doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh thương mại điện tử ảnh hưởng quan trọng đến doanh nghiệp

Vậy tại sao nên có chiến lược kinh doanh thương mại điện tử? Để làm sáng tỏ vấn đề này, đầu tiên bạn cần phải chú ý đến các thách thức mà bất cứ loại hình kinh doanh nào sẽ cũng phải đối mặt đó là: chuyển đổi và cạnh tranh. Hãy cùng phân tích các thách thức này để làm sáng tỏ vấn đề:

Chuyển đổi

Khi khách hàng đã vào website của bạn, việc cần thiết là phải làm thế nào để họ đưa ra được quyết định mua hàng. Trên thực tế, chỉ có khoảng 2 – 3% khách hàng sẽ theo dõi tất cả các thông tin ở trên website của bạn.

Có nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến vấn đề này như hiệu suất của website, gặp khó khăn khi tìm kiếm sản phẩm, vấn đề vận chuyển hàng hóa chưa được rõ ràng, thao tác với website khó khăn…. Đây là những “lỗ hổng” khiến các khách hàng tiềm năng của bạn có trải nghiệm không tốt và bị lọt ra ngoài để đến với những đối thủ khác. 

Hiện nay, lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam đang rất phát triển, khi ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp gia nhập trên thị trường và các doanh nghiệp đã đi trước triển khai thêm dịch vụ. Với những cạnh tranh trong kinh doanh, gặp khó khăn trong việc tăng tỷ lệ chuyển đổi, những doanh nghiệp muốn có tăng trưởng thì cần phải có các chiến lược kinh doanh thương mại điện tử phù hợp. 

Cạnh tranh

Cạnh tranh là tất cả các yếu tố lấy đi các khách hàng tiềm năng của bạn. Những đối thủ đang kinh doanh cùng một ngành hàng giống với doanh nghiệp của bạn trên trang thương mại điện tử, đó chính là sự cạnh tranh. Vậy nên, để vượt lên trên những đối thủ đó, bạn cần có những chiến lược kinh doanh thương mại điện tử phù hợp, mang tính vượt trội. 

Số lượng người tham gia mua hàng trên những trang thương mại điện tử ngày càng nhiều. Đặc biệt, trong 3 năm 2020, 2021 và 2022, khi tình hình dịch bệnh Covid19 nghiêm trọng thì đã tác động lớn tới thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Các sàn thương mại điện tử có sự bùng nổ với lượng đơn hàng tăng một cách đột biến. 

Số liệu từ Sách trắng thương mại điện tử, Việt Nam tính đến năm 2020 đang có khoảng 49,3 triệu người tiêu dùng đã tham gia mua sắm trực tuyến. Tất nhiên, số lượng người dùng càng nhiều thì yêu cầu về chất lượng sẽ càng cao. Vì vậy, đòi hỏi các đơn vị kinh doanh thương mại điện tử cần phải nhanh hơn, tốt hơn và có nhiều sự đổi mới hơn những đối thủ của họ.

Xem thêm: Quy trình bán hàng B2B áp dụng hiệu quả cho mọi doanh nghiệp

Xem thêm: Top 7 công cụ thiết kế Profile cá nhân miễn phí và chuyên nghiệp

Xem thêm: Xây dựng và triển khai quy trình chăm sóc khách hàng chuyên sâu

Top 7 chiến lược kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả hiện nay

Nâng cao trải nghiệm khách hàng với doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh thương mại điện tử đầu tiên, rất quan trọng với doanh nghiệp, đó là nâng cao trải nghiệm khách hàng. Các doanh nghiệp thương mại điện tử nếu triển khai chiến lược CX (Customer Experience) – Trải nghiệm khách hàng thành công thì sẽ đạt được tỷ lệ khách hàng hài lòng cao hơn. Từ đó, doanh thu cũng sẽ tăng nhanh chóng hơn các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc bán sản phẩm. 

Hãy nâng cao trải nghiệm của khách hàng nếu bạn muốn họ trung thành với doanh nghiệp.. Và ngược lại, khi bạn cho khách hàng một trải nghiệm không tốt thì khả năng cao họ sẽ ngừng mua hàng của bạn. Chẳng hạn như việc bạn bỏ qua email phản hồi của họ.

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng là chiến lược kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả hiện nay
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng là chiến lược kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả hiện nay

Trên thực tế, kỳ vọng của khách hàng sẽ ngày càng cao hơn tốc độ cải thiện trải nghiệm khách hàng của các doanh nghiệp. Hiện nay, để cải thiện được CX có rất nhiều cách. Cách phổ biến nhất đó là các cách như đáp ứng kỳ vọng của khách hàng hoặc vượt trên kỳ vọng, tạo sự đồng cảm với khách hàng, phản hồi khách hàng cởi mở hơn, thiết kế website chuẩn UX/UI,….

Xây dựng niềm tin khách hàng

Theo báo cáo của các chuyên gia, tại thị trường Việt Nam, phương thức thanh toán giao hàng nhận tiền (hay còn gọi là COD) trong thương mại điện tử vẫn đang chiếm ưu thế. Thương mại điện tử phát triển nhanh chóng nhưng người tiêu dùng vẫn chưa thực sự tin tưởng vào doanh nghiệp. 

Xây dựng niềm tin khách hàng giúp tỷ lệ thành công đơn hàng lớn hơn
Xây dựng niềm tin khách hàng giúp tỷ lệ thành công đơn hàng lớn hơn

Ngoài ra, với khoảng cách lớn giữa các các tỉnh thành đến các thành phố cũng là một sự trở ngại để phát triển thương mại điện tử trong nước. Thêm vào đó, tâm lý tiêu dùng của người Việt là phải cầm nắm, thử được sản phẩm thì mới quyết định tới việc trả tiền.  

Dưới đây là một số giải pháp mà vieclamkinhdoanh.vn gợi ý đến bạn để xây dựng lòng tin của người tiêu dùng: 

  • Hiển thị chi tiết phần thông tin sản phẩm, có phần đánh giá, cảm nhận của những khách hàng cũ đã sử dụng nhằm để những khách hàng mới tham khảo.
  • Có hiển thị xuất xứ hàng hóa rõ ràng và có giấy bảo hành để xác nhận đúng hàng chất lượng đến tay người tiêu dùng.
  • Doanh nghiệp cần phải có bảng giá dịch vụ vận chuyển kèm theo cách thức giao hàng để khách hàng cảm thấy tin tưởng và đưa ra quyết định mua nhanh chóng. 
  • Đưa ra các chính sách cam kết đổi trả hàng, hoàn tiền miễn phí nếu có phát sinh lỗi từ nhà sản xuất sau khi nhận hàng.
  • Doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để xử lý các vấn đề về chăm sóc khách hàng.

Chương trình dành cho khách hàng thân thiết

Việc tạo sự trung thành và giữ chân khách hàng cũ là chiến lược kinh doanh thương mại điện tử rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Theo thống kê, 72% khách hàng sẽ có xu hướng chia sẻ thông tin doanh nghiệp cho nhiều người xung quanh họ nếu như Loyalty program (chương trình khách hàng thân thiết) của họ đạt hiệu quả. 

Những lợi ích của chương trình này sẽ giúp giao tiếp với khách hàng tốt hơn, giữ chân khách hàng hiệu quả. Ngoài ra, Loyalty program sẽ giúp thúc đẩy hành vi và xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Từ đó làm tăng độ tin cậy và tạo nên đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp.

Chương trình khách hàng thân thiết là chiến lược kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả hiện nay
Chương trình khách hàng thân thiết được đánh giá là một trong những chương trình hiệu quả hiện nay

Có 5 loại chương trình khách hàng thân thiết đó là theo từng cấp độ, trả phí, dựa trên điểm, giá trị và liên minh. Ví dụ như Shopee đã áp dụng rất tốt chương trình khách hàng thân thiết theo từng cấp độ. Chương trình Shopee Rewards hiện đang có 4 mức thành tích là Thành viên, Bạc, Vàng, Kim cương. Các thành tích này được xác định bằng tổng chi tiêu và tổng số đơn hàng trong vòng 6 tháng.

Cá nhân hóa khách hàng – Chiến lược kinh doanh thương mại điện tử

Khi nói đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và cá nhân hóa khách hàng, nhiều người vẫn còn khá lạ lẫm với vấn đề này. Đây là một chiến lược thiết yếu mà doanh nghiệp nên có.

Cá nhân hóa là các hành động điều chỉnh trải nghiệm và giao tiếp bằng các thông tin của khách hàng mà doanh nghiệp đã thu thập được. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tạo ra các hoạt động quảng bá thương hiệu tới khách hàng mục tiêu. Hay nói cách khác, khi thực hiện một chiến dịch quảng cáo, bên cạnh thông điệp chung đến tất cả khách hàng thì sẽ có thông điệp riêng cho từng cá nhân. Thêm vào đó, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng sẽ cần đáp ứng các tiêu chí cao hơn. 

Cá nhân hóa là chiến lược kinh doanh thương mại điện tử giúp khách hàng ghi nhớ doanh nghiệp hơn
Cá nhân hóa giúp khách hàng ghi nhớ doanh nghiệp hơn

Ngày nay, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại điện tử diễn ra rất khốc liệt. Chất lượng và mức giá hợp lý của các sản phẩm đang dần không còn là yếu tố giúp giữ chân khách hàng. Các trải nghiệm trong dịch vụ khách hàng mới đang chính là yếu tố then chốt trong hoạt động kinh doanh. 

Khi khách hàng nhận được các dịch vụ mang tính cá nhân hóa, họ sẽ ghi nhớ doanh nghiệp hơn. Có rất nhiều ví dụ về cá nhân hóa khách hàng, ví dụ điển hình trong đó là Starbucks, nhân viên thường viết tên của khách hàng lên từng cốc của họ.

Cung cấp cho các khách hàng nhiều tùy chọn thanh toán khác nhau

Ngày nay, các hình thức thanh toán điện tử đang được người tiêu dùng sử dụng khá nhiều. Chúng đang dần thay thế cho việc sử dụng tiền mặt để thanh toán như trước đây. Tại Việt Nam đang phổ biến 4 hình thức thanh toán điện tử đó là thanh toán qua cổng thanh toán,  thanh toán bằng thẻ, thanh toán bằng các thiết bị di động và thanh toán bằng ví điện tử. 

Cung cấp cho người mua các tùy chọn thanh toán có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi
Cung cấp cho người mua các tùy chọn thanh toán có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi

Việc cung cấp cho người mua các tùy chọn thanh toán có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và đồng thời làm tăng sự trung thành của khách hàng đó.

Chính sách về hoàn trả và hoàn tiền

Chiến lược tiếp theo đó là ra mắt các chính sách hoàn trả và hoàn tiền hợp lý. Ưu đãi hoàn tiền trên các trang thương mại điện tử hiện đang thu hút số lượng lớn khách hàng mua sắm.

Hiện nay, các trang thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee đã ra mắt  các chương trình hoàn tiền cho khách hàng bằng những cách như hoàn xu, hoàn tiền vào lần mua sắm tiếp theo hay đổi thành voucher,… Việc này giúp khách hàng tăng hứng thú khi mua sắm vì được trải nghiệm hình thức ưu đãi và mua sắm mới.

Chính sách về hoàn trả, hoàn tiền là chiến lược kinh doanh thương mại điện tử giúp thúc đẩy khách hàng mua sắm
Chính sách về hoàn trả, hoàn tiền giúp thúc đẩy khách hàng mua sắm

Ngoài ra, khách hàng có thể trả lại hàng cho nhà cung cấp nếu như đáp ứng được các chính sách của nhà cung cấp đề ra. Chẳng hạn như nhận thiếu hàng, hàng không đúng chất lượng, hàng bị hỏng trong quá trình vận chuyển,… thì khách hàng hoàn toàn có thể khiếu nại hoàn trả hàng.

Có nhiều tùy chọn vận chuyển

Song song với sự phát triển của thị trường thương mại điện tử, các đơn vị vận chuyển cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Hiện nay, tại Việt Nam đang có nhiều đơn vị vận chuyển như Giao hàng nhanh, ViettelPost, Việt Nam Spot (VNpost / EMS), Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK),… 

Vận chuyển hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại điện tử. Đây là mấu chốt giúp người mua nhận được sản phẩm mà không cần đến nơi bán. Đây cũng là một phần ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh thương mại điện tử cuối cùng là bổ sung các đơn vị vận chuyển
Chiến lược cuối cùng là bổ sung các đơn vị vận chuyển

Nếu khách hàng nhận được sản phẩm một cách nhanh chóng và chất lượng thì mức độ hài lòng khi mua sẽ tăng lên cùng với khả năng quay lại cao. Vậy nên, doanh nghiệp cần tích hợp vận chuyển trong nền tảng của mình để khách hàng và doanh nghiệp quản lý đơn hàng trên một nền tảng duy nhất.

Trên đây, là các chiến lược kinh doanh thương mại điện tử phổ biến hiện nay mà vieclamkinhdoanh.vn gợi ý cho bạn. Nhìn chung, thị trường thương mại điện đang ngày càng phát triển nên các doanh nghiệp cần phải đưa ra các chiến lược phù hợp với khách hàng, sản phẩm của mình. Nếu bạn muốn tìm việc làm thương mại điện tử, hãy truy cập ngay TẠI ĐÂY. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn thành công và đứng vững trong thị trường thương mại điện tử.


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *