Đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả có thể cải thiện đáng kể hiệu suất của họ tốt hơn, từ đó có thể tăng doanh thu của công ty. Tuy nhiên, không phải chương trình đào tạo nào cũng có hiệu quả như nhau. Vậy, nên làm thế nào để tăng gấp đôi hiệu quả của chương trình đào tạo nhân viên bán hàng? Cùng Vieclamkinhdoanh tìm hiểu nhé.
Mục lục
Đánh giá điểm mạnh/điểm yếu trước đào tạo
Trước khi triển khai bất kỳ chương trình đào tạo nhân viên bán hàng nào, bạn cần phải hiểu rõ mong muốn của công ty đối với nhân viên, hiểu rõ về những nhân viên của bạn đang cần gì để đáp ứng những mong muốn đó. Điều này có nghĩa là bạn cần dành thời gian để đánh giá trung thực những điểm mạnh và điểm yếu của nhóm bán hàng của bạn, cả về mặt tập thể và cá nhân, và những lỗ hổng kiến thức của họ..
Sau khi bạn đã đánh giá được những điểm mạnh và điểm yếu của đội ngũ bán hàng của mình, bạn có thể xây dựng một quy trình đào tạo phù hợp. Để đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của đội ngũ bán hàng của bạn, bạn có thể sử dụng những cách sau đây:
- Tổ chức cuộc họp với nhân viên bán hàng để tìm hiểu nhu cầu và định hướng của họ.
- Tổ chức khảo sát hoặc thăm dò ý kiến của khách hàng để tìm hiểu những khó khăn và thách thức mà nhân viên bán hàng đang phải đối mặt.
- Đánh giá hiệu suất của nhân viên bán hàng bằng cách xem xét các chỉ số như doanh số bán hàng, số lượng khách hàng mới, số lượng khách hàng trung thành,…
- Đánh giá kiến thức và kỹ năng của nhân viên bán hàng bằng cách tổ chức các bài kiểm tra, phỏng vấn hoặc đánh giá bằng chứng chỉ.
Bắt đào đào tạo nhân viên bán hàng từ cơ bản
Trước khi đào tạo những kỹ năng bán hàng chuyên sâu, hãy cung cấp cho nhân viên của bạn những khóa đào tạo kiến thức nền cơ bản. Điều này sẽ giúp họ có thể dễ dàng tiếp nhận được những khóa đào tạo chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó, những khóa đào tạo kiến thức, kỹ năng bán hàng cơ bản cũng sẽ giúp bạn nâng cao được mặt bằng năng lực chung cho doanh nghiệp.
Có rất nhiều khóa đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản dành cho những nhân viên bán hàng mà bạn có thể tham khảo như:
- Đào tạo cơ bản về kỹ năng bán hàng: Giúp nhân viên được các kỹ năng cơ bản để trở thành một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp ví dụ như kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng, quản lý thời gian, kỹ năng xử lý tình huống.
- Đào tạo về thông tin sản phẩm: Giúp nhân viên hiểu rõ hơn về sản phẩm mà họ đang bán, bao gồm các tính năng, lợi ích và cách sử dụng sản phẩm đó. Cung cấp cho nhân viên sự giải thích đầy đủ và chính xác về sản phẩm cho khách hàng.
- Đào tạo về quản lý khách hàng: Điều quan trọng nhất trong kinh doanh là giữ chân khách hàng của bạn. Khóa đào tạo này giúp nhân viên học cách tìm kiếm và giữ chân khách hàng, giải quyết khiếu nại, tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Lựa chọn hình thức đào tạo nhân viên phù hợp
Tính chất công việc của nhân viên bán hàng rất phức tạp và họ cần nhiều thời gian để hoàn thành nhiệm vụ của họ. Do đó, bạn cần lưu ý lựa chọn những hình thức phù hợp với tính chất công việc này. Hãy ưu tiên sự ngắn gọn, không tốn kém nhiều thời gian, tiện lợi cho nhân viên bán hàng khi lựa chọn hình thức đào tạo. Ví dụ như:
- Đào tạo trực tiếp tại cơ sở bán hàng, doanh nghiệp với thời gian đào tạo không quá lâu (chỉ nên giới hạn khoảng 30 phút/buổi đào tạo).
- Đào tạo theo hình thức học online (E-learning).
- Đào tạo theo hình thức tham gia vào các hội thảo ngắn, có thể là hội thảo trực tiếp hoặc online.
Đào tạo kỹ năng mềm ngay từ giai đoạn Onboarding
Nhân viên bán hàng mới thường sẽ không có hoặc ít kinh nghiệm liên quan đến vị trí mà họ đảm nhiệm. Vì vậy, đào tạo các kỹ năng mềm cho nhân viên bán hàng ngay tại giai đoạn Onboarding của họ rất quan trọng. Điều này sẽ giúp nhân viên mới bắt kịp tốc độ với các quy trình nội bộ và kiến thức sản phẩm để đạt thành công.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc dạy các kỹ năng bán hàng cho nhân viên mới cần được thực hiện trong bối cảnh phù hợp để tránh tạo áp lực và khiến họ nghỉ việc quá sớm. Bạn nên cho nhân viên mới một vài tuần để làm quen với môi trường mới trước khi đào tạo họ về các kỹ năng bán hàng.
Cần lưu ý rằng, việc đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên bán hàng cũng không nên diễn ra quá muộn. Bởi có thể gây ra nhiều bất lợi cho tổ chức của bạn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ xây dựng lộ trình đào tạo kỹ năng bán hàng phù hợp với khả năng của nhân viên nhưng không gây ra sự ảnh hưởng đối với tổ chức.
Tìm hiểu thêm:
- Quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng nhà quản lý nên biết
- Nên đăng tuyển nhân viên bán hàng ở đâu uy tín?
Khuyến khích đào tạo vi mô hàng ngày
Bán hàng không khác gì việc phát triển bất kỳ kỹ năng nào khác: sự lặp lại là chìa khóa để giúp họ tạo ra thói quen tốt và đạt được thành công. Tuy nhiên, thay vì sử dụng các buổi đào tạo nhân viên bán hàng kéo dài, bạn có thể kết hợp đào tạo vi mô hàng ngày để nhóm bán hàng học một hoặc hai kỹ năng mới mỗi tuần.
Với những phần đào tạo ngắn này (dưới 6 phút), sau đó là nhập vai, bạn sẽ thấy đội ngũ bán hàng của mình mạnh mẽ và đầy tự tin hơn ngay lập tức. Hơn nữa, thói quen học tập liên tục sẽ giúp họ nâng cao trình độ và trở nên chuyên nghiệp hơn.
Bạn có thể bao gồm các phần đào tạo như cách tiếp cận khách hàng, phân tích nhu cầu của khách hàng, các kỹ năng mềm cần thiết khác cho vị trí bán hàng. Vì vậy, hãy bắt đầu đào tạo vi mô hàng ngày để giúp đội ngũ bán hàng của bạn phát triển thói quen học tập liên tục và đạt được hiệu quả công việc ngay từ hôm nay.
Tìm hiểu thêm: Những cách giúp quản lý nhân viên bán hàng từ xa hiệu quả
Đào tạo bán hàng phù hợp với từng vai trò
Nếu các nhân viên bán hàng của bạn phụ trách từng vai trò khác nhau, để nâng cao hiệu quả chương trình đào tạo, bạn có thể xem xét việc đưa ra các khóa học phù hợp với từng vai trò của nhân viên trong đội ngũ của bạn. Ví dụ một số trường hợp đào tạo theo từng vai trò như:
- Nhân viên phụ trách vấn đề gọi điện chào hàng, cần được đào tạo về các vượt qua sự từ chối, phát triển mối quan hệ với khách hàng,…
- Nhân viên phụ trách phối hợp cùng bộ phận marketing cần được đào tạo thêm về các kiến thức liên quan đến vấn đề này.
- Nhân viên phụ trách vấn đề tiếp xúc trực tiếp, tư vấn cho khách hàng cần được đào tạo về khả năng thuyết phục, nắm bắt tâm lý khách hàng,…
Áp dụng hệ thống Mentor/Mentee
Trong quá trình đào tạo nhân viên bán hàng, việc cung cấp cho họ một mentor/người cố vấn phù hợp sẽ là một cách hiệu quả để giúp nhân viên bán hàng tăng cường hiệu quả quá trình đào tạo. Ngoài ra, người mentor cũng có thể giúp nhân viên bán hàng vận dụng những kiến thức và kỹ năng đào tạo chính xác một cách hiệu quả hơn để đạt được hiệu quả làm việc cao hơn.
Điều này có thể đưa đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm việc cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, tăng doanh số bán hàng, nâng cao uy tín của doanh nghiệp và tăng sự hài lòng của khách hàng. Do đó, việc cung cấp mentor hoặc người cố vấn phù hợp cho nhân viên bán hàng không chỉ mang lại lợi ích cho nhân viên mà còn là một đầu tư tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Nhất quán, đơn giản, thực tế trong quá trình đào tạo
Trong quá trình đào tạo nhân viên bán hàng, bạn cũng cần đảm bảo 3 yếu tố chính là nhất quán, đơn giản và thực tế. Cụ thể như sau:
- Nhất quán: Đảm bảo quá trình đào tạo được nhất quán về quy trình, mục tiêu và được thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn nên thiết lập nhất quán về hệ thống quản lý kiến thức để đảm bảo toàn bộ nhân viên bán hàng đều hiểu rõ quy trình và các kỳ vọng.
- Đơn giản: Nên đơn giản hóa các kiến thức, kỹ năng khi đào tạo bán hàng. Bởi xuất phát điểm, nền tảng của mỗi nhân viên sẽ khác nhau. Điều này sẽ giúp các nhân viên dễ dàng tiếp thu kiến thức tốt hơn.
- Thực tế: Những kiến thức, kỹ năng đào tạo phải đảm bảo nhân viên có thể áp dụng vào thực tế. Nên lựa chọn những người đào tạo có kinh nghiệm để giúp nhân viên vận dụng những gì được dạy vào thực tế làm việc của họ.
Kết hợp các hoạt động nhập vai/Gamification
Quá trình đào tạo nhân viên bán hàng sẽ hấp dẫn hơn khi bạn thêm yếu tố vui chơi và thậm chí có thể là một số cuộc thi cạnh tranh tích cực. Vì vậy, bạn có thể kết hợp nhập vai hoặc Gamification (game hóa) hoạt động đào tạo nhân viên để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Gamification sẽ thúc đẩy người học có động lực tốt hơn để hoàn thành khóa đào tạo của họ một cách nhanh chóng và cuối cùng là thúc đẩy quá trình học tập. Bên cạnh đó, những hoạt động nhập vai sẽ giúp nhân viên bán hàng hình dung rõ hơn những kiến thức, kỹ năng họ được học sẽ vận dụng như thế nào trong công việc thực tế.
Hy vọng bài viết trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề đào tạo nhân viên bán hàng này. Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm nguồn nhân lực cho đội ngũ kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp, hãy truy cập ngay vào TopCV
TopCV.vn hiện đang là nền tảng tuyển dụng – kết nối việc làm công nghệ hàng đầu hiện nay tại Việt Nam. Khi tuyển dụng tại TopCV, bạn có thể dễ dàng kết nối với hơn 6.9 triệu hồ sơ ứng viên khác nhau. Bên cạnh đó, nền tảng này cũng thu hút khoảng 5.1 lượt người dùng quan tâm đến việc làm, tuyển dụng mỗi tháng. Từ đó giúp quá trình tuyển dụng của bạn hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm:
- Nhân viên tư vấn bán hàng là gì và những kỹ năng giúp chốt sale hiệu quả?
- Bộ câu hỏi phỏng vấn xử lý tình huống bán hàng thường gặp