Hiện nay, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã chú trọng xây dựng và nỗ lực tuân thủ bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp. Tài liệu này đóng vai trò quyết định giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp. Trong bài viết sau Vieclamkinhdoanh.vn sẽ giới thiệu bộ quy tắc ứng xử chuẩn mới nhất để các đơn vị cùng tham khảo!
Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp được hiểu là gì?
Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp hay còn gọi là Codes of Conduct, được hiểu đơn giản là bộ tài liệu được các công ty, doanh nghiệp soạn thảo về các chuẩn mực văn hóa ứng xử của đơn vị đó.
Toàn bộ lãnh đạo, nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ, điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân trong các mối quan hệ cũng như công việc sao cho phù hợp với bộ quy tắc đã đề ra. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tạo nên một khối nội bộ thống nhất, giúp lãnh đạo định hướng và quản lý nhân sự hiệu quả.
Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ lao động Thương binh và xã hội), Bộ quy tắc ứng xử trong các công ty, doanh nghiệp cần được xây dựng dựa trên nguyên tắc, quy chuẩn pháp luật. Bộ quy tắc xử sự không phải là văn bản pháp lý nên không bắt buộc áp dụng. Tuy nhiên, những quy định này cần được khuyến khích thực hiện cho tất cả các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, sản xuất, v.vv.. nhằm “thanh lọc” môi trường kinh doanh.
Việc ban hành bộ quy tắc ứng xử tại công ty, doanh nghiệp là cần thiết, bởi các quy định này mang lại những lợi ích thiết thực. Trước hết, nó giúp các tập đoàn xây dựng được hệ thống vững mạnh, tạo sự yên tâm, tin tưởng cho khách hàng, đối tác, v.vv.. hướng tới sự phát triển bền vững. Hơn thế nữa, các quy tắc cũng được coi như “chất xúc tác” kết nối nhân viên làm việc theo đúng chuẩn mực, đáp ứng hiệu quả công việc.
Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp chuẩn
Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp được ví như tuyên ngôn về văn hóa liêm chính đối với nhóm đối tượng bên trong (cổ đông, cán bộ lãnh đạo, nhân viên, v.vv..,) cũng như nhóm đối tượng bên ngoài (khách hàng, đối tác, cơ quan quản lý,.v.vv..)
Theo Khảo sát của Ban Quan hệ Lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), tính tới tháng 01/2023 cả nước có 10,8 nghìn công ty thành lập mới, tăng 0,7% so với tháng 12/2022. Trong đó có khoảng hơn 80% lãnh đạo nhận thức rõ được vai trò của của quy tắc ứng xử đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mới có khoảng 50% doanh nghiệp đưa ra được các bộ quy tắc với các tiêu chuẩn về hành vi cụ thể và áp dụng chúng vào các quy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả.
Theo Liên đoàn Thương mại – Công nghiệp Việt Nam (VCCI) việc xây dựng bộ quy định xử sự không có văn bản pháp lý quy định. Tùy thuộc vào tính chất đặc thù của các công ty, doanh nghiệp mà bộ quy tắc này có thể có cấu trúc hoặc nội dung không giống nhau. Tuy nhiên, bộ quy tắc ứng xử trong các đơn vị doanh nghiệp chuẩn sẽ gồm các nội dung chính sau:
Quy tắc ứng xử với tổ chức
- Văn hóa nói chuyện, trao đổi.
- Quy định về trang phục.
- Nghi thức hội họp, tự giới thiệu.
- Cách thức sử dụng danh thiếp cá nhân.
- Chính sách lương thưởng/phạt dành cho người lao động.
Quy tắc ứng xử trong công việc
- Quy định bảo mật thông tin.
- Cách sử dụng và bảo quản tài sản công.
- Quy định liên quan tới sao chép, đạo nhái chất xám.
- Ứng xử khi đi công tác.
Quy tắc ứng xử với các đồng nghiệp
- Có kỹ năng giao tiếp, cư xử đúng mực, biết lắng nghe, đóng góp ý kiến để cùng phát triển.
- Làm việc dựa trên tinh thần lịch sự, thoải mái.
- Tin tưởng, tôn trọng, giữ thái độ chân thành, hợp tác và gắn bó.
Quy tắc ứng xử với lãnh đạo
- Giữ thái độ lịch sự, nghiêm túc trong hoạt động giao tiếp với lãnh đạo.
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng hạn.
- Đóng góp ý kiến trực tiếp và trao đổi thẳng thắn.
- Có thái độ tôn trọng, trách nhiệm cao trong việc bảo vệ uy tín, danh dự của doanh nghiệp.
Quy tắc ứng xử với khách hàng
- Bán dịch vụ hoàn hảo: Sản phẩm/dịch vụ hoàn hảo là gói dịch vụ mang tới sự hài lòng cho khách hàng từ thời điểm bắt đầu sử dụng cho tới khi kết thúc.
- Chú trọng chăm sóc khách hàng giúp doanh nghiệp có được lượng người dùng lớn, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
- Thấu hiểu tâm lý khách hàng: Hiểu rõ người mua đang muốn/cân nhắc điều gì. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc chốt đơn, tạo sự hài lòng cao hơn khi sử dụng dịch vụ.
>>> Xem thêm: Chiến Lược Chăm Sóc Khách Hàng Tối Ưu Nhất Cho Mọi Doanh Nghiệp
Quy tắc ứng xử với xã hội
- Bảo vệ môi trường.
- Đóng góp cho cộng đồng xã hội.
- Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp.
- Đảm bảo an toàn cũng như lợi ích cho người tiêu dùng.
- Quan hệ tốt với người lao động.
Theo Viện Trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, các nước trên thế giới đều có quy tắc ứng xử hoặc nội dung quy định về thái độ, hành vi trong doanh nghiệp. Tại Việt Nam, việc ban hành bộ quy tắc này là rất cần thiết. Các quy định này không tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa, các đơn vị còn có thể đưa vào nội dung, quy định nơi làm việc giúp cho việc thực hiện luật, quy chế xử phạt được dễ dàng hơn.
Cùng với các hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, việc xây dựng quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp là phương thức quan trọng giúp các công ty, tập đoàn tạo sự khác biệt, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hy vọng những chia sẻ trên đây tại chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm sẽ giúp các doanh nghiệp mới có thêm gợi ý, tham khảo xây dựng bộ quy tắc phù hợp với hoạt động của công ty, đơn vị.
Ngoài ra, đừng quyên truy cập TopCV.vn để cập nhật tin tức các lĩnh vực việc làm kinh doanh hấp dẫn nhé!