Nắm rõ khái niệm bán hàng đa kênh là gì không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí vận hành mà còn góp phần gia tăng doanh số hiệu quả. Để trả lời câu hỏi trên cũng như bỏ túi những giải pháp bán hàng đa kênh tối ưu nhất, mời bạn hãy cùng theo chân Vieclamkinhdoanh.vn khám phá bài viết thuộc chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm ngay sau đây!
Mục lục
Bán hàng đa kênh là gì?
Bán hàng đa kênh là gì? Bán hàng đa kênh là việc doanh nghiệp thực hiện hành động tiếp thị và kinh doanh sản phẩm/dịch vụ trên nhiều nền tảng khác nhau (website, Facebook, Zalo, Shopee, Lazada, cửa hàng truyền thống v.vv..). Nhờ đó, các tổ chức có thể dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng hơn, giúp mở rộng quy mô kinh doanh cũng như gia tăng doanh số bán hàng.
Các hình thức bán hàng đa kênh
Bán hàng đa hiện đang hoạt động dưới 02 hình thức, đó là Multichannel và Omnichannel. Tùy theo nhu cầu và chiến lược hành động, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức phù hợp để đạt mục tiêu về doanh số đề ra.
Bán hàng đa kênh Multichannel
Multichannel là mô hình bán hàng đa kênh thông qua nhiều phương tiện khác nhau bao gồm cả online và offline. Trong đó, 05 phương tiện kinh doanh phổ biến nhất chính là:
- POS: Cửa hàng bán lẻ.
- Mạng xã hội: Bán hàng trên Instagram, kinh doanh trên Facebook, Zalo, TikTok v.vv..
- Website: Website của doanh nghiệp trên Google.
- Ứng dụng di động: Ứng dụng mua sắm do doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển.
- Affiliate: Đội ngũ cộng tác viên.
Với Multichannel, đặc điểm nổi bật của hình thức này là việc mỗi kênh bán hàng sẽ có quản lý tách biệt, khiến tổng thể mô hình thiếu sự liên kết với nhau. Điều này có thể gây nên tình trạng thiếu tính đồng bộ về thông tin khi có sự thay đổi. Ngoài ra, chi phí nhân sự và chi phí vận hành hệ thống này cũng không hề nhỏ.
Bán hàng đa kênh Omnichannel
Omnichannel là mô hình bán hàng đa kênh dành cho các doanh nghiệp chuyên kinh doanh online trên sàn thương mại điện tử, website, mạng xã hội hay offline tại điểm bán lẻ, cửa hàng v.vv.. Khác với Multichannel, Omnichannel lại lấy khách hàng làm trung tâm để tạo ra trải nghiệm liền mạch trong quá trình mua sắm, giúp hoạt động trên kênh liên kết với nhau chặt chẽ hơn.
Khi sử dụng Omnichannel, bất cứ thông tin nào về sản phẩm/dịch vụ, chương trình khuyến mại v.vv.. đều được cập nhật đồng bộ và áp dụng trên mọi nền tảng. Ưu điểm này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý cửa hàng tốt hơn, giúp tăng cường trải nghiệm đa kênh cho người tiêu dùng và kết nối tất cả các kênh thành một chuỗi khép kín.
Lợi ích của xu hướng bán hàng đa kênh là gì?
Mặc dù chi phí xây dựng, duy trì và vận hành việc bán hàng đa kênh tương đối tốn kém, vậy nhưng nếu lựa chọn áp dụng, mô hình này có thể mang lại cho tổ chức hàng loạt lợi ích vượt trội như sau:
Gia tăng doanh số cho doanh nghiệp
Ở thời điểm hiện tại, việc mua sắm của người tiêu dùng không chỉ dừng lại ở các kênh offline. Thay vào đó, sử dụng kênh mua sắm online đã dần trở thành công cụ chính. Vì vậy, càng sở hữu nhiều phương tiện kinh doanh, doanh nghiệp sẽ càng dễ dàng tiếp cận nhiều khách hàng. Từ đây, doanh số bán hàng cũng sẽ có cơ hội được cải thiện đáng kể so với việc kinh doanh ở một kênh duy nhất.
Cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng
Trên thực tế, bất cứ người tiêu dùng nào cũng đều mong muốn có một trải nghiệm mua sắm tuyệt vời tại kênh bán hàng của doanh nghiệp. Thay vì bắt buộc phải đến các điểm bán lẻ như trước, giờ đây, với mô hình bán hàng đa kênh, họ đã có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm/dịch vụ mà tổ chức cung cấp thông qua các kênh online với những lợi ích tương đương khi mua trực tiếp.
Thu thập và phân tích chính xác thông tin khách hàng
Nhờ hàng loạt thông tin về khách hàng được lưu lại tại các kênh bán hàng, doanh nghiệp sẽ có cơ hội thu thập và phân tích chính xác hành vi của người mua. Với việc làm này, vấn đề đưa ra chiến lược kinh doanh, Marketing phù hợp sẽ không còn là trở ngại quá lớn cho tổ chức.
Các chiến lược bán hàng đa kênh phổ biến, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp
Trong trường hợp doanh nghiệp đã xác định chắc chắn sẽ triển khai chiến lược bán hàng đa kênh, việc đón đầu xu hướng chính là điều tất yếu. Dưới đây, mời bạn hãy tham khảo ngay một số gợi ý của Vieclamkinhdoanh.vn về mô hình bán hàng đa kênh phổ biến, mang lại hiệu quả cao cho mọi doanh nghiệp:
Tăng cường trải nghiệm mua hàng trên website với AR
Trên thực tế, khách hàng thường gặp rất nhiều khó khăn khi lựa chọn và mua sắm online do không được nhìn trực tiếp và thử sản phẩm/dịch vụ. Chính bởi vậy, việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo AR có thể góp phần tăng cường trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng.
Ví dụ, L’Oreal là tập đoàn chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc cá nhân đình đám của Pháp. Đơn vị này đã thành công sử dụng công nghệ AR nhờ cho phép khách hàng tải hình ảnh cá nhân lên trang web và thử đồ trang điểm (phấn nền, son môi v.vv..) trên chính gương mặt họ để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với mình.
Trải nghiệm thanh toán trực tuyến qua ví điện tử hoặc ứng dụng ngân hàng
Trong thời đại công nghệ số, việc mua sắm và thanh toán không tiếp xúc qua hàng loạt ứng dụng ví điện tử như ZaloPay, ShopeePay, MoMo v.vv.. hay ứng dụng ngân hàng trực tuyến đang dần trở thành một “làn sóng” vô cùng mạnh mẽ. Thậm chí, tại rất nhiều cửa hàng offline hiện nay, hình thức quét mã QR để thanh toán trên thiết bị di động thông minh cũng đã trở thành sự lựa chọn của đông đảo người tiêu dùng.
Livestream bán hàng
Với chiến lược livestream bán hàng, người bán cần tiến hành quay hình trực tiếp và giới thiệu với người xem về sản phẩm/dịch vụ của mình. Trong livestream, người mua có thể tương tác với người bán bằng cách bình luận trực tiếp.
Nhìn chung, việc livestream sẽ giúp người tiêu dùng thấy rõ mặt hàng của doanh nghiệp và nắm được chi tiết công dụng của từng sản phẩm hơn thông qua lời giới thiệu, quảng cáo từ người bán.
Kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội
Không chỉ còn là nơi giao lưu, giải trí, giờ đây, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram v.vv.. đã trở thành công cụ kinh doanh hiệu quả của nhiều doanh nghiệp. Khi áp dụng chiến lược này, khách hàng sẽ có thể vừa lướt mạng giải trí, vừa mua hàng trực tiếp nếu phát sinh nhu cầu. Nhờ tính năng nhắn tin, bình luận, người bán cũng dễ dàng tương tác, tiếp cận với người dùng hơn.
Sử dụng video để quảng bá và bán hàng
Nhờ sự phát triển của nền tảng TikTok cùng Reels trên Facebook, Instagram v.vv.. các video ngắn đang dần trở thành xu hướng giải trí mới với khả năng tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Do đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ này để quảng bá và kinh doanh sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, hãy ưu tiên sản xuất những thước phim thời lượng dưới 01 phút có nội dung cô đọng để dễ dàng thu hút cũng như truyền tải thông tin một cách nhanh chóng nhất tới người tiêu dùng.
Quy trình xây dựng chiến lược bán hàng đa kênh cho mọi doanh nghiệp
Bên cạnh việc nắm bắt những chiến lược bán hàng đa kênh hiệu quả, bỏ túi quy trình xây dựng mô hình kinh doanh trên nhiều nền tảng cũng là điều mà mọi doanh nghiệp không nên bỏ qua:
Tìm hiểu và phân tích hành vi của người tiêu dùng
Người tiêu dùng luôn là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh. Nếu muốn mô hình bán hàng đa kênh phát huy hiệu quả một cách tối đa, doanh nghiệp cần phải am hiểu sâu sắc tâm lý và hành vi khách hàng.
Dựa trên những dữ liệu nội bộ mà tổ chức thu thập được cùng báo cáo, số liệu từ thị trường, đơn vị bán hàng hãy phác thảo chân dung người tiêu dùng rõ nét để tìm ra phương hướng tiếp cận nhóm đối tượng này cũng như xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp.
Phân loại người tiêu dùng
Mỗi người tiêu dùng sẽ có đặc điểm về tâm lý, hành vi mua sắm khác nhau. Việc doanh nghiệp cần làm là phân loại họ và tìm ra nhóm đóng vai trò quan trọng nhất. Ngoài ra, các tổ chức còn phải tìm hiểu hành trình mua sắm của từng nhóm khách hàng, phân tích hành vi mua sắm rồi nghiên cứu xem đâu là giai đoạn mà họ gặp vấn đề.
Tìm hiểu và lựa chọn kênh kinh doanh
Sau khi tìm ra được tệp khách hàng tiềm năng cũng như hiểu rõ hành vi mua sắm của họ, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn kênh bán hàng phù hợp. Trong giai đoạn này, các đơn vị bán hàng hãy xây dựng kế hoạch nội dung cho từng kênh và thực hiện việc bán hàng trên mọi phương tiện.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý chỉ sử dụng duy nhất và xuyên suốt một chủ đề cũng như áp dụng chung chương trình khuyến mại hay chế độ chăm sóc khách hàng tại tất cả các kênh.
Xây dựng phương án cá nhân hóa cho sản phẩm/dịch vụ
Phần lớn khách hàng đều mong muốn sở hữu một sản phẩm/dịch vụ có đặc điểm, tính chất liên quan đến bản thân mình. Thậm chí, có không ít người dùng còn sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí lớn để có được mặt hàng mang tính cá nhân hóa cao.
Chính bởi vậy, doanh nghiệp cần chú trọng tìm hiểu sâu về từng nhóm khách hàng để xây dựng phương án cá nhân hóa phù hợp mà không cần phải tạo ra mặt hàng mới để thu hút người tiêu dùng.
Quản lý bán hàng đa kênh
Do phải kinh doanh trên nhiều nền tảng khác nhau, doanh nghiệp hãy hết sức lưu ý đến vấn đề quản lý quy trình bán hàng sao cho hiệu quả. Việc tìm ra phương án tối ưu để thống nhất, đồng bộ sản phẩm/dịch vụ cùng các thông tin đơn hàng là điều vô cùng cần thiết, giúp tổ chức hạn chế tối đa tình trạng nhầm lẫn hàng hóa, thất lạc đơn v.vv..
Theo dõi và kiểm tra chỉ số quan trọng
Khi áp dụng mô hình bán hàng đa kênh, doanh nghiệp cũng phải lựa chọn ra các chỉ số quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới công việc kinh doanh để theo dõi, kiểm tra thường xuyên nhằm nhanh chóng xử lý nếu có vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, những chỉ số ấy cũng có thể trở thành “kim chỉ nam”, hỗ trợ tổ chức xây dựng được mục tiêu chính xác trong tương lai.
Tổng kết
Như vậy, bài viết do Blog Kinh Doanh mang tới ngày hôm nay đã giúp bạn giải thích rõ khái niệm bán hàng đa kênh là gì cũng như tổng hợp những thông tin chi tiết nhất về mô hình kinh doanh này.
Hy vọng rằng với loạt kiến thức bổ ích được cung cấp trên đây, bạn sẽ bỏ túi được các xu hướng bán hàng đa kênh phổ biến cũng như áp dụng thành công quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh đa nền tảng phù hợp cho doanh nghiệp của mình!