Ngành kinh doanh thương mại là gì? Ngành kinh doanh thương mại ra làm gì? Mức lương của ngành kinh doanh thương mại khoảng bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về ngành này. Trong bài viết dưới đây, vieclamkinhdoanh.vn sẽ giúp bạn làm sáng tỏ những thắc mắc đó và có những thông tin hữu ích về ngành kinh doanh thương mại.
Mục lục
Ngành kinh doanh thương mại là gì?
Kinh doanh thương mại là một trong những ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, bao gồm các hoạt động bán hàng, xuất nhập khẩu, khảo sát nhu cầu mua hàng, số lượng hàng còn tồn kho… Khác với các ngành kinh tế khác, kinh doanh thương mại thiên về các kỹ năng hơn là phân tích, nghiên cứu.
Nhìn chung, ngành kinh doanh thương mại đảm nhiệm nhiệm vụ quản trị bộ phận nhân viên bán hàng, xây dựng kế hoạch tổ chức điều hành các hoạt động bán hàng, duy trì các mối quan hệ với khách hàng, nắm bắt nhanh nhạy xu thế thị trường,…
Mức điểm chuẩn của ngành kinh doanh thương mại là bao nhiêu?
Ngành kinh doanh thương mại được đào tạo ở khá nhiều trường đại học, cao đẳng. Do đó, mức điểm chuẩn ngành kinh doanh thương mại sẽ có sự chênh lệch. Theo một thống kê năm 2021 cho thấy mức điểm chuẩn ngành này dao động từ 23 – 27 điểm. Ở một số trường, điểm chuẩn có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Bởi vậy, trước khi quyết định đăng ký thi ngành này, bạn cần xem chính xác điểm chuẩn trên trang web trường bạn muốn theo học để có những kế hoạch phù hợp.
>>> Tham khảo: Bật mí ngành kinh doanh quốc tế là gì? Học ngành kinh doanh quốc tế ở trường nào tốt?
Các vị trí của ngành kinh doanh thương mại sau khi ra trường
Dưới đây là một số vị trí mà bạn có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại:
- Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là những người đảm nhiệm công việc quản lý hệ thống khách hàng có sẵn của công ty. Khai thác các thị trường và khách hàng tiềm năng, thu thập thông tin, đánh giá thị trường và đối thủ từ đó xây dựng những kế hoạch tăng doanh thu bán hàng, mang lợi nhuận về cho doanh nghiệp
- Chuyên viên marketing
Bên cạnh đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp kinh doanh thương mại nếu thích tiếp thị thì có thể làm marketing. Triển khai các hoạt động marketing liên quan đến sản phẩm, dịch vụ để tiếp cận nhiều hơn với các khách hàng.
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, quản lý kho
Tại vị trí này, bạn sẽ là cầu nối, tìm kiếm các nhà cung cấp và khách hàng nước ngoài, là người trực tiếp liên hệ, thương lượng về hàng hóa, lậ, lưu giữ chứng từ, tài liệu xuất nhập khẩu. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc, ngoài kiến thức chuyên ngành, bạn cũng cần có khả năng ngoại ngữ tốt.
- Giảng viên
Một sự lựa chọn nghề nghiệp khác cho sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại đó chính là trở thành giảng viên giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học ngành này hoặc các ngành khác như quản trị kinh doanh, marketing, logistics…
>>> Tham khảo: Tìm hiểu về nhân viên kinh doanh học ngành gì? Cần trang bị kỹ năng gì?
Mức lương ngành kinh doanh thương mại là bao nhiêu?
Bên cạnh cơ hội việc làm, mức lương ngành kinh doanh thương mại cũng được nhiều người quan tâm. Tùy vào từng vị trí công việc và thâm niên mà mức lương của mỗi nhân viên sẽ không đồng đều. Cụ thể:
- Trợ lý kinh doanh thương mại: thường là sinh viên năm cuối hoặc mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương dao động trong khoảng 4 – 5 triệu
- Chuyên viên kinh doanh thương mại với thâm niên 1 – 2 năm sẽ có mức khoảng từ 8-10 triệu/tháng, riêng những người có kinh nghiệm lâu năm mức lương có thể lên tới 15 triệu/tháng;
- Đối với trưởng phòng Kinh doanh thương mại sẽ có mức lương dao động từ 15-20 triệu/tháng hoặc trên 20 triệu/tháng tùy vào từng chế độ của mỗi công ty và khả năng đáp ứng công việc.
Ngành Kinh doanh thương mại có cơ hội phát triển khá rộng mở, do đó ngay từ bây giờ bạn hãy tích cực trau dồi, không ngừng học hỏi để đạt được những mức lương mơ ước trong tương lai.
Học ngành kinh doanh thương mại ra trường có dễ xin việc?
Ngoài việc hiểu rõ rằng học ngành kinh doanh thương mại ra làm gì, các vị trí tuyển dụng, mức lương thì các bạn học sinh, các vị phụ huynh cũng đều quan tâm đến khả năng xin việc của ngành này. Theo một số thống kê cho thấy, ngành kinh doanh thương mại là một trong những top ngành có khả năng xin việc cao bởi nhu cầu của thị trường khá lớn.
Với tấm bằng cử nhân ngành này, bạn có thể tự do ứng tuyển vào hầu hết các vị trí việc làm liên quan đến kinh doanh, thương mại, tiếp thị với thu nhập cao, môi trường năng động, cùng nhiều cơ hội thăng tiến.
Không chỉ kinh doanh thương mại, mà tất cả các ngành khác, mặc dù kết quả học tập quan trọng nhưng bạn cũng cần rèn luyện thêm các kỹ năng cùng với quyết tâm đủ lớn để vượt qua mọi khó khăn, đạt được mục tiêu của mình.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp tháo gỡ mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề Ngành kinh doanh thương mại là gì? Có dễ xin việc không? Trong bất kỳ ngành gì, chỉ cần bạn thật sự đam mê, nỗ lực thì mọi thách thức sẽ nhanh chóng được khắc phục, những trái ngọt sẽ dần đơm hoa kết trái. Chúc các bạn sớm có một lựa chọn đúng đắn.