Thương mại điện tử đang rất bùng nổ tại Việt Nam, một phần là do đại dịch Covid19. Vậy các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến hiện nay là gì? Dưới đây, vieclamkinhdoanh.vn sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn nhé.
Mục lục
Top 5 các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến Business-to-Business (B2B)
Mô hình B2B về cơ bản có thể hiểu là mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. B2B là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty. Trên thị trường thương mại điện tử hiện nay, B2B chiếm đến 80% doanh số thương mại điện tử trên toàn cầu. Con số này lớn hơn nhiều so với các mô hình kinh doanh thương mại điện tử khác.
Với nhiều lợi ích mang lại, mô hình thương mại điện tử B2B là một trong các mô hình hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt. Theo như dự đoán của các chuyên gia kinh tế, trong tương lai, thương mại điện tử B2B sẽ còn phát triển nhanh hơn B2C và là thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Business-to-Consumer (B2C)
Một mô hình phổ biến thứ 2 trong các mô hình kinh doanh thương mại điện tử là B2C. Mô hình thương mại điện tử B2C được hiểu là mô hình thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng liên quan đến việc khách hàng mua những hàng hóa vô hình hoặc hữu hình, thu thập thông tin, sử dụng nó và trở thành người tiêu dùng cuối cùng.
Trong nhiều năm trước đây hình thức này tại Việt Nam khá ảm đạm. Toàn bộ các website thương mại điện tử tại Việt Nam đều tỏ ra không mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây đã xuất hiện các doanh nghiệp dẫn đầu về website thương mại điện tử và đạt được nhiều tiếng vang lớn trong cộng đồng người dùng trong nước. Cụ thể là dienmayxanh.com và thegioididong.com.
Consumer-to-Consumer (C2C)
C2C (khách hàng tới khách hàng) – mô hình này hoạt động như các trang mua bán, trao đổi, đấu giá qua internet trong đó người dùng bán hàng hóa cho nhau. Với hình thức này, các sản phẩm có thể là đồ cũ mà họ sở hữu và muốn bán hoặc sản phẩm do họ làm ra, chẳng hạn như đồ thủ công.
Như vậy có thể thấy mô hình C2C có đại diện 2 phía bên mua và bán đều là các cá nhân. Họ thường giao giao dịch trực tuyến với nhau thông qua các website đấu giá trung gian sàn hay các thương mại điện tử. Lấy ví dụ các trang theo mô hình C2C như: Craigslist, Ebay, Chợ Tốt, Shopee, Sendo…
C2C là một trong các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến hiện nay
Tóm lại 3 mô hình thương mại điện tử ở trên B2B, B2C và C2C đang được áp dụng phổ biến nhất ở Việt Nam. Ngoài ra sẽ còn có các mô hình kinh doanh thương mại điện tử khác như dưới đây.
Xem thêm: Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên Kinh Doanh Part Time
Xem thêm: Top 5 Phần Mềm Quản Lý Kinh Doanh Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Consumer-to-Business (C2B)
Mô hình C2B (người tiêu dùng đến doanh nghiệp) cũng là một trong các mô hình kinh doanh thương mại điện tử. C2B là khi người tiêu dùng bán dịch vụ hoặc hàng hóa cho các doanh nghiệp.
Khi người tiêu dùng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và doanh nghiệp tiêu thụ giá trị đó thì đó là thương mại C2B. Tạo giá trị sẽ có nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, C2B có thể đơn giản như một trang web nhiếp ảnh mua hình ảnh từ các nhiếp ảnh gia.
Xem thêm: Sales B2B Là Gì?
Xem thêm: Top Các Nền Tảng Thương Mại Print On Demand HOT Nhất Hiện Nay
Xem thêm: 10 Xu Hướng Kinh Doanh 2023 Giúp Bạn “Hốt” Tiền Tỉ
Consumer-to-Government (C2G)
Mô hình C2G (người tiêu dùng đến chính phủ) là bạn chuyển tiền cho cơ quan công cộng qua internet.
C2G bao gồm mua hàng hóa của cơ quan chính phủ được đấu giá online và nộp thuế trực tuyến hay các cá nhân học phí cho các trường đại học. Hoặc là bạn trả phí cho chỗ dừng xe hơi bằng ứng dụng trên điện thoại. Nếu như bạn chuyển tiền cho cơ quan cộng cộng bằng internet thì lúc đó, bạn đang tham gia vào mô hình thương mại điện tử C2G.
Các website thương mại điện tử top đầu Việt Nam
Shopee
Trong giai đoạn đầu, C2C (Consumer to Consumer) – mô hình trung gian mua bán giữa cá nhân với cá nhân là một trong các mô hình kinh doanh thương mại điện tử mà Shopee theo đuổi. Hiện nay, Shopee đã sử dụng thêm mô hình B2C (Business to Consumer) – mô hình mua bán giữa doanh nghiệp với cá nhân. Tuy nhiên, ở đây Shopee vẫn đóng vai trò là bên liên kết trung gian.
Shopee đã dần nâng thương hiệu của mình lên với việc trở thành nhà cung cấp mô hình B2C và sự kiểm soát chặt chẽ hơn về nguồn hàng. Shopee đã không còn mang tiếng là một kênh thương mại điện tử toàn sự tập trung của những món đồ rẻ tiền. Những gian hàng với thương hiệu chính hãng và mang nhãn Shopee Mall khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ được đánh giá khá cao.
Theo báo cáo của Metric về ngành thương mại điện tử năm 2022, Shopee vẫn đang là sàn thương mại điện tử dẫn đầu với 73% tổng doanh thu của 4 sàn, tương ứng khoảng 91 nghìn tỷ. Tiếp sau đó là Lazada với 20% doanh thu, tương ứng với 26,5 nghìn tỷ.
TopCV tự hào là một trong những trang tuyển dụng uy tín nhất tại Việt Nam có đa dạng ngành nghề tuyển dụng mà bạn có thể tin cậy. Nếu bạn muốn tìm việc làm tại Shopee trên toàn quốc thì hãy truy cập ngay TẠI ĐÂY.
Thegioididong
B2C là một trong các mô hình kinh doanh thương mại điện tử được thegioididong dùng chủ yếu. Doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tất cả các sản phẩm điện thoại mà còn cung cấp các mặt loại hàng hóa đa dạng, phong phú đến cho khách hàng. Internet ngày càng phát triển nên mọi người có thể kết nối mọi lúc mọi nơi để mua được hàng hóa có chất lượng tốt một cách tiện lợi, không cần tới trực tiếp cửa hàng.
Website của Công ty cổ phần Thế Giới Di Động – với 2.309 lượt bình chọn – đã được trao giải Trang web và dịch vụ thương mại điện tử được người tiêu dùng ưa thích nhất trong năm 2009, ở mô hình B2C chuyên ngành viễn thông do Sở Công Thương TP.HCM phối hợp cùng với Văn phòng phía Nam Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức.
Gần đây, thegioididong đánh giá cao lợi thế kinh doanh và lượt traffic của các sàn thương mại trong mùa dịch. Vậy nên, thegioididong đã quyết định tập trung hơn nữa cho mảng online và liên kết với các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam như: Lazada, Shopee, Tiki từ ngày 9/9.
Lazada
Lazada là một sàn thương mại điện tử của tập đoàn Alibaba, Trung Quốc. Một trong các mô hình kinh doanh thương mại điện tử của Lazada là B2B. Mà kiểu mô hình thương mại điện tử B2B của Lazada lựa chọn đó là mô hình B2B trung gian.
Trong đó, Lazada sẽ đóng vai trò là một trung gian giữa 2 bên mua và bán. Nếu cá nhân, doanh nghiệp nào có nhu cầu bán thì họ sẽ gửi thông tin và mẫu mã của các sản phẩm này lên Lazada để tiếp cận, quảng bá và phân phối đến người dùng.
Song song với đó là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua. Họ sẽ truy cập vào trang Lazada. Sau đó xem xét, đánh giá mẫu mã và giá cả trước khi quyết định đặt mua hàng. Việc đặt mua hàng phải tuân theo các quy định từ phía bên trung gian. Nhưng bù lại bên mua sẽ được hưởng các quyền lợi bảo vệ từ phía Lazada.
Lazada chiếm 20% thị phần và tương ứng với doanh thu 9,7 nghìn tỷ, bằng khoảng 1/3 doanh số Shopee. Mô hình kết nối Doanh nghiệp tới Doanh nghiệp đang giúp Lazada trở thành một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Đây là một sàn thương mại điện tử tiềm năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và triển vọng phát triển cho các doanh nghiệp.
TopCV tự hào là một trong những trang tuyển dụng uy tín nhất tại Việt Nam có đa dạng ngành nghề tuyển dụng mà bạn có thể tin cậy. Nếu bạn muốn tìm việc làm tại sàn thương mại điện tử Lazada thì hãy truy cập ngay TẠI ĐÂY.
Tiki
Vào đầu năm 2017, Tiki thay đổi chiến lược marketing của mình là chuyển đổi mô hình kinh doanh từ B2C sang mô hình Marketplace. Tức là thay vì tự mình giám sát chất lượng, nhập hàng hóa về và bán cho khách hàng thì Tiki sẽ là một sàn giao dịch trực tuyến. Tại đây, các nhà cung cấp khác nhau sẽ có thể đăng tải sản phẩm của mình.
Chính vì vậy, số lượng các mặt hàng được cung cấp trên sàn Tiki đã được tăng lên nhanh chóng. Thay vì chỉ đơn thuần là các mặt hàng sách như trước kia.
Về cơ bản, B2C khi phát triển hoàn chỉnh thì sẽ là Marketplace. Phải công nhận rằng, Tiki đã phát triển rất khôn khéo khi chọn theo hướng này.
Về niềm tin, có 85% khách hàng hài lòng khi sử dụng dịch vụ và chất lượng của Tiki. Tỷ lệ đổi trả hàng của khách hàng Tiki là 0,95% với hơn 400.000 lượt khách mua hàng. Theo DealToday về bức tranh toàn cảnh những loại hình thanh toán tại Việt Nam, hiện đang có khoảng 77% thanh toán khi nhận hàng (COD) và 23% người tiêu dùng thanh toán qua thẻ. Trong khi đó, theo đại diện Tiki, tỷ lệ thanh toán theo phương thức COD chiếm 66% và thanh toán qua thẻ của Tiki đã đạt 34%, cao hơn khá nhiều.
TikTok Shop
Năm 2022, thị trường thương mại điện tử Việt Nam vừa đón nhận một sự tham gia của sàn thương mại điện tử rất tiềm năng. Đó chính là TikTok Shop. Việc này hứa hẹn sẽ gây ra sự tái cơ cấu lại thị phần cực kỳ lớn trong ngành thương mại điện tử Việt Nam.
TikTok Shop vừa chính thức ra mắt thị trường Việt Nam ngày 28/04/2022. Nhưng sàn này chỉ cần 3 tháng để đạt doanh số mà Tiki gầy dựng 12 năm và mất 6 tháng đã gần đạt doanh số của Lazada đã gây dựng 10 năm tại Việt Nam.
Các số liệu thống kê về TikTok Shop chưa được cập nhật nhiều do mới ra nhập thị trường. Tuy nhiên, theo dự đoán của nhiều chuyên gia, sự phát triển thần tốc của TikTok Shop sẽ nhanh chóng cắt 20-30% doanh số của Shopee và soán ngôi á quân Lazada trong vài tháng tới.
Trên đây, vieclamkinhdoanh.vn đã chia sẻ cho các bạn các mô hình kinh doanh thương mại điện tử đang phổ biến hiện nay. Nhìn chung, thời đại internet và công nghệ ngày nay đang rất phát triển nên nếu kinh doanh thì không thể bỏ qua được mảng thương mại điện tử. Nếu bạn muốn tìm việc làm thương mại điện tử uy tín, hãy truy cập ngay TẠI ĐÂY. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các mô hình kinh doanh thương mại điện tử và những website thương mại điện tử lớn mạnh tại Việt Nam.