Đối với một doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng, mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi có một chiến lược kinh doanh đúng đắn và thành công, doanh nghiệp mới đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận. Từ đó, tạo được nền tảng vững chắc để doanh nghiệp phát triển ổn định.
Vậy Chiến lược kinh doanh là gì? Làm sao để xây dựng một chiến lược kinh doanh có hiệu quả? Hãy cùng vieclamkinhdoanh.vn theo dõi bài viết sau để hiểu hơn về vấn đề này nhé!
Mục lục
Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là việc xác định các hoạt động, cách thức, mục tiêu, phương hướng để doanh nghiệp có thể phát triển. Hay chiến lược kinh doanh là việc tạo dựng một vị thế duy nhất, có giá trị nhờ việc triển khai một hệ thống các hoạt động khác biệt với những đối thủ cạnh tranh. Nó thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, nguồn lực có thể huy động, cơ hội, điểm yếu và những mối nguy cơ doanh nghiệp phải đối mặt.
Có thể hiểu, Chiến lược kinh doanh là một chương trình, kế hoạch gồm nhiều hành động cụ thể được thể hiện, nhằm mục đích đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra. Nói cách khác, Chiến lược kinh doanh là việc đề cập đến những phương hướng hành động, để đạt được mục tiêu kinh doanh nào đó.
Có nhiều người nhầm lẫn giữa chiến lược và chiến lược, nhưng đây thực tế là hai khái niệm khác nhau. Chiến thuật là một phần thuộc chiến lược, nên chiến lược kinh doanh sẽ ở mức độ cao hơn và sở hữu những tính chất khách so với chiến thuật kinh doanh.
>>>Xem thêm: Kế Hoạch Kinh Doanh Là Gì? Lý Do Nên Lập Kế Hoạch Kinh Doanh
Chiến lược kinh doanh bao gồm chiến thuật và kế hoạch kinh doanh. Trong đó:
- Chiến thuật là những cách thức phù hợp được sử dụng trong chiến lược kinh doanh.
- Kế hoạch là những hành động cụ thể được xây dựng nhằm triển khai chiến lược kinh doanh một cách hoàn hảo.
Do đó, khi Chiến lược kinh doanh thay đổi, cả chiến thuật và kế hoạch cũng thay đổi theo.
Cách xây dựng Chiến lược kinh doanh là gì?
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả. Sau đây là cách để xây dựng một Chiến lược kinh doanh hiệu quả:
Thiết lập mục tiêu
Đây là một trong những yếu tố cần thiết đầu tiên khi bạn đang tìm hiểu cách xây dựng chiến lược kinh doanh là gì. Bao gồm việc tính toán xem doanh nghiệp muốn thu được những gì thông qua chiến lược kinh doanh. Có thể là doanh thu, lợi nhuận, thị phần hay tái đầu tư…
Việc thiết lập mục tiêu có vai trò vô cùng quan trọng, nó mang tính chất quyết định sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi xác định được mục tiêu của doanh nghiệp trong xây dựng chiến lược kinh doanh, bạn sẽ biết được đích đến, từ đó tạo ra động lực cố gắng để có thể đạt được mục tiêu đó. Những mục tiêu đặt ra phải phù hợp với điều kiện nguồn vốn và nguồn lực hữu hạn của doanh nghiệp có thể đáp ứng.
Đánh giá vị trí hiện tại
Sau khi xác định được mục tiêu của chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiến hàng nghiên cứu môi trường kinh doanh để xác định nguy cơ, cơ hội cho mục tiêu đó. Ngoài ra, cần phải biết cách đánh giá các yếu tố nội bộ bên trong doanh nghiệp như: phân tích điểm mạnh yếu của đội ngũ quản lý, tài chính, hoạt động sản xuất… có phù hợp với mục tiêu của chiến lược kinh doanh đưa ra hay không?
>>>Xem thêm: Mô Hình Kinh Doanh Là Gì? Thông Tin Cơ Bản Newbie Cần Biết
Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Có thể nói, thị trường là nơi chứa đựng thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu, đây là những đối tượng quan trọng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thị trường cũng là nơi ẩn chứa nhiều cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp cần có giải pháp vượt quan. Sau thị trường, đối tượng nghiên cứu tiếp theo chính là đối thủ cạnh tranh, có thể là cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp.
Do đó, khi xây dựng chiến lược kinh doanh cần phải nghiên cứu hai lĩnh vực trên để có những giải pháp vượt qua đối thủ và tồn tại trên thị trường, không để ảnh hưởng đến sự phát triển và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Chiến lược phát triển sản phẩm
Phát triển sản phẩm được xem là nền tảng cần có của chiến lược kinh doanh. Nó giúp doanh nghiệp xác định được phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp với thị hiếu, hạn chế tối đa rủi ro. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm như: chất lượng, giá thành, nhãn hiệu…
Ngoài ra, chiến lược kinh doanh cho sản phẩm cần sự kết hợp của các nguồn lực trong doanh nghiệp, với mục đích tạo ra lợi thế và tính cạnh tranh lâu dài cho sản phẩm trên thị trường.
Phân bổ ngân sách phù hợp
Một trong những vấn đề không kém phần quan trọng khi lựa chọn cách để xây dựng chiến lược kinh doanh là gì chính là ngân sách. Đối với doanh nghiệp, ngân sách luôn là con số hữu hạn. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải đảm bảo ngân sách được phân bổ hợp lý.
Nếu không thực hiện công tác hoạch định ngân sách trước khi thực hiện chiến lược kinh doanh, sẽ dẫn đến việc lãng phí ngân sách và có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng đình trệ, tổn thất…Do đó, đây là vấn đề quan tâm đặc biệt trong khi xây dựng chiến lược kinh doanh.
Luôn cập nhật thông tin mới
Có thể nói, thương trường là nơi luôn thay đổi từng ngày, doanh nghiệp ngoài việc tập trinh cho sự phát triển lâu dài, cần phải linh hoạt để bắt kịp được những thay đổi của thị trường, vấn đề này cũng được quan tâm trong các bản đề xuất chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Tham vấn ý kiến
Một chiến lược kinh doanh hiệu quả cần sự góp ý, tham mưu từ nhiều bộ phận, thành phần khác nhau trong doanh nghiệp. Những yếu tố chuyên môn sẽ đến từ các chuyên gia trong các lĩnh vực, sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những chính sách hợp lý và đúng đắn.
>>>Xem thêm: Phòng Kinh Doanh Làm Gì? Tầm Quan Trọng Của Phòng Kinh Doanh
Đánh giá và kiểm soát kế hoạch
Đây là giai đoạn các nhà quản lý sẽ xác định và lựa chọn chiến lược, mô hình thực hiện phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Đây cũng là quá trình kiểm soát dự toán và quản lý về quy mô.
Bên cạnh đó, thông qua việc kiểm soát nắm bắt được thái độ làm việc của nhân viên, từ đó đưa ra những biện pháp khích lệ hay xử phạt hợp lý. Chiến lược kinh doanh cần sát thực tiễn và có thể áp dụng trong bối cảnh hiện tại.
Trên đây là những thông tin chia sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn chiến lược kinh doanh là gì? Cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả.
>>>Xem thêm: Tìm Hiểu Nhiệm Vụ Và Chức Năng Của Phòng Kinh Doanh
Hình ảnh: Sưu tầm