Chức năng phòng kinh doanh

Tìm Hiểu Nhiệm Vụ Và Chức Năng Của Phòng Kinh Doanh

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Đối với những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất và kinh doanh, phòng kinh doanh là bộ phận vô cùng quan trọng, không thể thiếu của doanh nghiệp. Đây là bộ phận sẽ đảm nhiệm những tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động bán hàng, mở rộng thị trường và xây dựng quan hệ với khách hàng.

Vậy các bạn đã hiểu về nhiệm vụ và chức năng phòng kinh doanh trong doanh nghiệp là gì chưa? Hãy cùng vieclamkinhdoanh.vn tham khảo qua bài viết sau nhé!

Phòng kinh doanh là gì?

Trước khi tìm hiểu về chức năng phòng kinh doanh, hãy tìm hiểu về phòng kinh doanh là gì. Phòng kinh doanh là bộ phận đóng vai trò chủ chốt trong doanh nghiệp. Công việc chính của phòng là phụ trách khâu nghiên cứu, phát triển và phân phối sản phẩm. Nhằm thực hiện mục đích lên hoạch phát triển doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phòng kinh doanh còn là trung tâm kết nối giữa các bộ phận phòng ban khác với nhau như: Marketing, Sales…

Có thể nói, phòng kinh doanh là bộ phận cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp, nó giữ một vai trò nhất định tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Với nhiệm vụ chính là làm tham mưu cho ban lãnh đạo kết hợp với các phòng ban như kế toán, hành chính nhân sự…để đưa ra các chiến lược thâu tóm thị trường.

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp
Phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

Phòng kinh doanh gồm những vị trí nào?

Chức năng phòng kinh doanh cũng sẽ phụ thuộc và ảnh hưởng đến các vị trí của phòng. Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mà cơ cấu của phòng kinh doanh sẽ có tổ chức khác biệt. Nhưng một phòng kinh doanh chủ yếu sẽ có các vị trí chính sau:

Trưởng phòng kinh doanh: Phụ trách việc quản lý, giám sát nhân viên trong bộ phận, đảm bảo hiệu quả làm việc của cả phòng nhằm mục đích đảm bảo tiến độ công việc và hoàn thành mục tiêu doanh số đề ra. Đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo kết quả công việc của cả bộ phận với ban giám đốc, tham gia tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự.

Nhân viên kinh doanh: Là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Công việc chính của nhân viên kinh doanh đó là giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhân viên chăm sóc khách hàng: Phụ trách việc tiếp nhận và giải quyết các vấn đề thắc mắc, khiếu nại của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Mục đích chính là mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Nhân viên quản lý khách hàng: Đây là vị trí phụ trách việc thuyết phục và thực hiện các bản demo sản phẩm cho khách hàng tiềm năng. Công vieecjc ủa vị trí này yêu cầu nhân viên phải trực tiếp đồng hành cùng khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm và viết báo cáo sau khi kết thúc quá trình sử dụng.

>>>Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên kinh doanh quốc tế chi tiết nhất

Chức năng phòng kinh doanh phụ thuộc vào từng vị trí trong phòng ban
Chức năng phòng kinh doanh phụ thuộc vào từng vị trí trong phòng ban

Tổng quan chung về nhiệm vụ, chức năng phòng kinh doanh

Nhiệm vụ của phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh là nơi thực hiện nhiệm vụ chính đó là nghiên cứu thị trường khách hàng. Nhiệm vụ của phòng kinh doanh được thực hiện qua các khía cạnh sau:

  • Nghiên cứu chiến lược mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng và thị trường tiềm năng cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Cung cấp thông tin và kết hợp các bộ phận phòng ban khác tạo nên lợi nhuận và doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch và tiến hành phân bổ, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, tính toán giá thành và lập hợp đồng với khách hàng.
  • Theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh của phòng ban, công xưởng nhằm mục đích đảm bảo đúng tiến độ sản xuất sản phẩm cũng như đúng thời hạn đã ký kết hợp đồng với khách hàng.
  • Đề xuất các chiến lược marketing và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh theo từng thời điểm.
  • Chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về hoạt động phát triển của doanh nghiệp, bao gồm nhiệm vụ và thẩm quyền được giao.

>>>Xem thêm: Top 5 câu hỏi phỏng vấn trưởng nhóm kinh doanh thường gặp nhất

Chức năng phòng kinh doanh

Chức năng phòng kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố. Ví dụ như ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung sẽ gồm những chức năng phòng kinh doanh chính như sau:

Chức năng tham mưu: Phòng kinh doanh là bộ phận sẽ đưa ra các ý kiến, đề xuất để tham mưu cho ban Giám đốc về những vấn đề liên quan đến hoạt động phân phối sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường  một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Hướng dẫn, chỉ đạo: Ở chức năng này, phòng kinh doanh sẽ thực hiện công việc hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Cải tiến chất lượng sản phẩm cũ để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường. Hoạt động này góp phần mở rộng và giúp doanh nghiệp phát triển thị trường mục tiêu.

Xây dựng, phát triển nguồn khách hàng: Phòng kinh doanh là bộ phận lên kế hoạch phát triển nguồn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Đồng thời có phương án để duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện tại.

Theo dõi, kiểm soát và báo cáo: Phòng kinh doanh sẽ là bộ phận thực hiện các báo cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo định kỳ và quy định doanh nghiệp. Báo cáo này sẽ thể hiện tất cả kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho ban Giám đốc.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm: Phòng kinh doanh sẽ là bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra sẽ hỗ trợ thêm việc liên quan đến thanh toán quốc tế, huy động vốn, cho vay, tư vấn tài chính, liên doanh, liên kết…

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm là một chức năng phòng kinh doanh
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm là một chức năng phòng kinh doanh

Bài viết trên đã tổng hợp thông tin liên quan đến nhiệm vụ và chức năng phòng kinh doanh. Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã chia sẻ trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chức năng của phòng kinh doanh trong nghiệp. Chúc bạn may mắn và tìm kiếm được nhiều cơ hội việc làm phù hợp với bản thân nhé!

>>>Xem thêm: Trưởng nhóm kinh doanh là gì? Làm sao để trở thành trưởng nhóm kinh doanh

Hình ảnh: Sưu tầm


Spread the love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *