Trưởng phòng kinh doanh là vị trí mà khá nhiều người ao ước. Tuy nhiên, để đạt được và duy trì vị trí này là điều tương đối khó. Vậy, bạn sẽ làm những công việc gì khi là trưởng phòng kinh doanh? Mức lương của TPKD là bao nhiêu? Hãy cùng vieclamkinhdoanh.vn theo dõi ngay.
Mục lục
Trưởng phòng kinh doanh là gì? Yêu cầu?
Trưởng phòng kinh doanh – Sales Manager là những người sẽ chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Họ cũng sẽ là người thực hiện các chiến lược, kế hoạch để tìm kiếm, mở động được nguồn khách hàng của công ty.
Để trở thành TPKD, bạn sẽ cần đáp ứng khá nhiều yêu cầu khác nhau, những yêu cầu này tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, ngành nghề cụ thể. Tuy nhiên, sẽ có những yêu cầu tối thiểu như sau:
Yêu cầu về kinh nghiệm
Đây là yêu cầu và là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá bạn có phù hợp với vị trí TPKD hay không. Thông thường, khi ứng tuyển vào vị trí TPKD, bạn sẽ cần có số năm kinh nghiệm dao động từ 1 – 5 năm làm việc tại vị trí nhân viên kinh doanh.
Yêu cầu về học vấn
Tuy không phải là điều kiện quyết định, nhưng nhà tuyển dụng thường ưu tiên cho các bạn học các ngành nghề liên quan đến kinh doanh. Ví dụ như kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính, Marketing,… Tuy vậy, nó sẽ là một yếu tố cộng điểm bên cạnh kinh nghiệm cá nhân của bạn.
Yêu cầu về kỹ năng
Ở bất kỳ vị trí quản lý, trưởng phòng nào, các kỹ năng mềm luôn được đánh giá khá quan trọng. Bạn sẽ cần có những kỹ năng như giao tiếp, chăm sóc khách hàng, kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo,… Những kỹ năng này sẽ giúp bạn có được sự ưu ái hơn từ nhà tuyển dụng.
>>>Xem thêm: Top các việc làm trưởng phòng kinh doanh hấp dẫn, Hot nhất tại TopCV
Trưởng phòng kinh doanh làm công việc gì?
Công việc chính của trưởng phòng kinh doanh vẫn là quản lý. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, công việc quản lý, nhiệm vụ của TPKD sẽ có đôi chút sự khác biệt. Cụ thể, khi là TPKD, bạn cần thực hiện những công việc sau:
Quản lý hoạt động kinh doanh
Giống với tên gọi của chức vụ này, TPKD sẽ là người thực hiện quản lý tất cả các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh như:
- Xác định mục tiêu kinh doanh: Tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng khách hàng, mở rộng thị trường.
- Phân tích các dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh.
- Đưa ra các chiến lược, kế hoạch để giúp đạt được mục tiêu doanh thu đã xác định trước đó.
- Đưa ra các ngân sách, chi phí phù hợp để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra được suôn sẻ.
- Làm việc với bộ phận Marketing để có được những chiến lược quảng bá cho doanh nghiệp.
- Thực hiện các báo cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh cho ban giám đốc.
>>>Xem thêm: Top 5 câu hỏi phỏng vấn trưởng nhóm kinh doanh thường gặp nhất
Quản lý các vấn đề liên quan đến nhân sự
Ngoài quản lý các hoạt động chuyên môn, TPKD sẽ cần thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý nhân sự. Những công việc, hoạt động này có thể bao gồm như:
- Tuyển dụng nhân sự để đảm bảo hoàn thành được công việc, chiến lược kinh doanh đã đề ra.
- Đào tạo cho nhân sự mới, thực hiện nâng cao chuyên môn về kinh doanh cho các nhân sự khác.
- Giám sát về quá trình làm việc, thúc đẩy nhân sự hoàn thành hiệu suất công việc theo từng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm.
- Đưa ra các cơ chế liên quan đến thưởng – phạt để tạo động lực/áp lực cho nhân sự, nhân viên kinh doanh làm việc tốt hơn.
Quản lý về nhu cầu của khách hàng
TPKD là vị trí dành nhiều thời gian cho khách hàng của doanh nghiệp. Do đó, trong công việc của họ sẽ có những công việc quản lý khác liên quan đến nhu cầu của khách hàng. Những công việc này có thể kể đến như:
- Thường xuyên theo dõi về hành vi, nhu cầu mua hàng của khách hàng.
- Xử lý các khiếu nại, phàn nàn hoặc làm việc với lãnh đạo khi có các vấn đề liên quan đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
- Đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá phù hợp để kích thích khách hàng mua sắm nhiều hơn.
- Là cầu nối để duy trì mối quan hệ cung – cầu của doanh nghiệp và khách hàng.
- Thực hiện các biện pháp để giữ chân khách hàng trung thành với doanh nghiệp.
Trưởng phòng kinh doanh lương bao nhiêu?
Tuy là vị trí khá nhiều áp lực cũng như đòi hỏi nhiều kỹ năng, yêu cầu khác nhau, nhưng đây cũng là vị trí có mức thu nhập khá cao. Theo khảo sát, mức thu nhập trung bình của trưởng phòng kinh doanh như sau:
- Mức lương trung bình: 36.200.000 đồng/tháng.
- Mức lương phổ biến: 9.800.000 – 26.300.000 đồng/tháng.
- Mức lương thấp nhất: 9.800.000 đồng/tháng.
- Mức lương cao nhất: 174.000.000 đồng/tháng.
Trên thực tế, mức lương này hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của bạn. Bởi nó sẽ bao gồm hai mức lương chính là lương cơ bản và lương doanh thu. Có thể nói, mức thu nhập khi làm trong lĩnh vực kinh doanh thường không có giới hạn.
Tạm kết
Để trở thành trưởng phòng kinh doanh không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, mức thu nhập khi bạn là TPKD rất cao và nó hoàn toàn xứng đáng với những nỗ lực mà bạn đã bỏ ra. Nhưng đây cũng được xem là một vị trí khá áp lực. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về vị trí trưởng phòng kinh doanh.