Sale Logistics và sale xuất nhập khẩu có gì giống và khác nhau?

Sale Logistics và sale xuất nhập khẩu có gì giống và khác nhau?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Sale Logistics và sale xuất nhập khẩu là 2 vị trí thường bị nhầm lẫn với nhau về tính chất nghề nghiệp và công việc. Tuy vậy, trên thực tế đây lại là 2 vị trí khác biệt nhau. Hãy cùng Vieclamkinhdoanh tìm hiểu sự khác biệt đó nhé.

Sale Logistics và sale xuất nhập khẩu là gì?

Để biết về sự khác biệt của Sale Logistics và sale xuất nhập khẩu là gì, hãy cùng tìm hiểu về điểm khác nhau trong khái niệm của sale Logistics và sale xuất nhập khẩu. Cụ thể:

Điểm giống nhau

Nhìn chung, 2 vị trí sale xuất nhập khẩu và sale logistics đều là những người đảm nhiệm vai trò tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp. Họ sẽ cần có các nghiệp vụ chuyên môn, phối hợp cùng các bộ phận khác để tìm kiếm, tiếp cận khách hàng tiềm năng. Sau đó thực hiện tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

sale-logistics-va-sale-xuat-nhap-khau-topcv-1
Sale Logistics và sale xuất nhập khẩu đều tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp

Điểm khác nhau

Tuy mục đích chung về nhiệm vụ của 2 vị trí này là giống nhau, nhưng xét trên khái niệm, sale xuất nhập khẩu cũng sẽ có sự khác biệt với sale logistics như sau:

  • Nhân viên sale xuất nhập khẩu sẽ là những người làm việc và tìm kiếm các khách hàng có yếu tố quốc tế.
  • Nhân viên sale logistics sẽ là người thực hiện tìm kiếm khách hàng có cả yếu tố quốc tế và hoạt động nội địa.

Tìm hiểu thêm: Nhân viên kinh doanh logistics là gì và lương có cao không?

Sự khác biệt của sale Logistics và sale xuất nhập khẩu

Vậy ngoài khái niệm, sale logistics và sale xuất nhập khẩu sẽ có thêm những điểm khác biệt nào? Dưới đây sẽ là một số đặc điểm khác để bạn có thể so sánh sự khác biệt của 2 vị trí này.

Về nội dung và nhiệm vụ công việc

Đây là điểm khác biệt đầu tiên của 2 vị trí này, cụ thể như sau:

Sale xuất nhập khẩu

  • Đối tượng chính mà sale xuất nhập khẩu cần làm việc là hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa.
  • Thực hiện nghiên cứu, chọn thị trường, tìm kiếm khách hàng, đối tác có nhu cầu về xuất – nhập khẩu hàng hóa.
  • Phụ trách các vấn đề liên quan đến trao đổi, giao dịch, cung cấp hàng hóa từ nội địa đến thị trường quốc tế và ngược lại.
  • Làm việc với bộ phận liên quan về việc chuẩn bị các chứng từ cần thiết để xuất – nhập hàng hóa, làm việc với Hải Quan về những vấn đề, thủ tục thông hàng hóa.

Sale logistics

  • Đối tượng chính của sale logistics đa dạng hơn, ví dụ như những hoạt động liên quan đến dịch vụ khách hàng xuất nhập khẩu, cung cấp kho – bãi lưu trữ hàng hóa, nguyên liệu, cung cấp dịch vụ thông quan hải quan, cước vận chuyển hàng hóa,…
  • Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu với những dịch vụ trên, bao gồm cả khách hàng quốc tế và nội địa.
  • Tương tự với sale xuất nhập khẩu, sale logistics cũng cần phải tìm hiểu về áp dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn để tư vấn, thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Sales Logistics là gì?

sale-logistics-va-sale-xuat-nhap-khau-topcv-2
Nhiệm vụ của sale xuất nhập khẩu và sale logistics có sự khác biệt

Khác nhau về vai trò chung của ngành

Bên cạnh khác nhau về nhiệm vụ và công việc, nhìn chung sự khác biệt về vai trò của 2 ngành với nền kinh tế chung sẽ ảnh hưởng đến mục đích của 2 vị trí này. Theo đó, 2 ngành có sự khác biệt về vai trò như sau:

Xuất nhập khẩu

  • Xuất khẩu: Thực hiện tạo ra nguồn vốn cho nhập khẩu, cơ sở để mở rộng, thúc đẩy các mối quan hệ đối ngoại của nước nhà, tạo ra cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ,…
  • Nhập khẩu: Thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng các cơ sở vật chất, kỹ thuật liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nhập khẩu cũng giúp đất nước bổ sung kịp thời những vấn đề bị mất cân đối trong lĩnh vực kinh tế, tạo đầu vào đảm bảo cho các ngành sản xuất,…

Ngành Logistics

  • Giải quyết được vấn đề đầu ra – đầu vào cho doanh nghiệp hiệu quả từ quá trình vận chuyển, lưu trữ hàng hóa.
  • Giúp nâng cao được hiệu quả trong quản lý, giảm chi phí trong sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa.
  • Giúp doanh nghiệp có thể tạo ra được những lợi ích liên quan đến thời gian, địa điểm về phân phối, tiêu dùng sản phẩm, đáp ứng được dịch vụ khách hàng hiệu quả và nhanh chóng hơn.
  • Tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Mối quan hệ của xuất nhập khẩu – logistics

Tuy có nhiều sự khác biệt nhưng xuất nhập khẩu và logistics là 2 ngành có quan hệ mật thiết với nhau và khó có thể tách rời. Mục đích của xuất nhập khẩu là đưa hàng hóa ra thị trường quốc tế hoặc cung cấp hàng hóa, nguyên liệu cho thị trường nội địa. Trong khi đó, logistics sẽ là quá trình vận chuyển, kho bãi để đưa những hàng hóa này đến tay người mua, khách hàng cuối đúng lộ trình.

sale-logistics-va-sale-xuat-nhap-khau-topcv-3
Xuất nhập khẩu và logistics là 2 ngành có quan hệ mật thiết với nhau

Hy vọng bạn đã hiểu về sự khác nhau của sale Logistics và sale xuất nhập khẩu là như thế nào với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay. Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm đến các cơ hội việc làm liên quan đến sale thuộc 2 lĩnh vực này, hãy truy cập ngay vào TopCV để tiếp cận với các tin tuyển dụng hấp dẫn nhé.


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *