Phương thức kinh doanh và bài học đắt giá cho doanh nghiệp trẻ

Phương thức kinh doanh và bài học đắt giá cho doanh nghiệp trẻ

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp bạn phát triển, tăng trưởng thuận lợi hơn. Hãy cùng Vieclamkinhdoanh tìm hiểu về phương thức kinh doanh là gì và lưu ý cho các doanh nghiệp trẻ về vấn đề này nhé.

Phương thức kinh doanh là gì?

Phương thức kinh doanh (cách thức kinh doanh) hiểu đơn giản là cách thức mà cá nhân, tổ chức sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu, mục đích nào đó đã đặt ra. Cách thức kinh doanh sẽ giúp cá nhân – tổ chức xác định được phương hướng, nên kinh doanh như thế nào, làm thế nào để đạt được mục đích chung.

Phương thức kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Phương thức kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Một ví dụ dễ hiểu về cách thức kinh doanh như sau:

  • Bối cảnh: Doanh nghiệp đang kinh doanh mặt hàng A.
  • Tình huống: Sau nhiều tháng kinh doanh liên tục, mặt hàng A không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Vai trò của cách thức kinh doanh: Vì kết quả trên, doanh nghiệp quyết định thay đổi phương thức, chiến lược theo hướng thay đổi sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, đưa ra kế hoạch quảng cáo khác phù hợp hơn.

Những bài học doanh nghiệp trẻ nên biết về vấn đề này

Nếu bạn đang chuẩn bị kinh doanh hoặc đang điều hành một doanh nghiệp trẻ, bạn cần lưu ý một số bài học về phương thức kinh doanh sau đây:

Hãy tư duy, hành động như ông chủ của chính mình

Nếu bạn muốn kinh doanh và kinh doanh thành công, bạn cần loại bỏ suy nghĩ, thói quen, tư duy của một người nhân viên. Hãy đặt mình vào vị trí của một ông chủ. Bạn không cần phải có nhân viên mới có thể trở thành sếp, hãy là sếp của chính mình.

Khi thay đổi góc nhìn, thay đổi tư duy, bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng hơn cho phương thức kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn cũng sẽ có thể đưa ra những chiến lược phù hợp để giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu lợi nhuận tốt hơn.

Tìm hiểu thêm: Giám Đốc Kinh Doanh Là Gì? Mức Lương Bao Nhiêu?

Kinh doanh bám sát vào mục tiêu của mình

Bên cạnh thay đổi tư duy, hành động, hãy xác định mục tiêu kinh doanh của bạn là gì. Bạn cần biết rằng mục tiêu kinh doanh là một trong những “kim chỉ nam” để cho doanh nghiệp của bạn có thể hoạt động và đi đúng đường.

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp trẻ cần bám sát mục tiêu ban đầu
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp trẻ cần bám sát mục tiêu ban đầu

Lưu ý trong quá trình xác định mục tiêu. Hãy phân chia theo mục tiêu lớn và từng mục tiêu nhỏ khác nhau. Ví dụ như:

  • Mục tiêu lớn có thể bao gồm các chặng đường 5 năm, 10 năm,… Hay sau một khoảng thời gian nào đấy Bạn muốn vị trí của doanh nghiệp sẽ ở đâu trong thị trường.
  • Mục tiêu nhỏ sẽ bao gồm những mục tiêu ngắn hạn theo tháng, theo quý,… Hoặc là những mục tiêu chung cho các phòng ban và bộ phận trong doanh nghiệp.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Dựa vào phương thức kinh doanh hãy xây dựng cho mình một kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp. Quá trình xây dựng kế hoạch và chiến lược cần lưu ý:

  • Xác định chính xác nguồn lực mà bạn có trong quá trình phát triển kinh doanh ở thời điểm hiện tại và xu hướng mong muốn trong tương lai là gì.
  • Xác định chính xác về nguồn vốn, tiềm lực tài chính mà bạn có thể huy động để duy trì và phát triển doanh nghiệp ra sao.
  • Đừng chỉ lên một bản kế hoạch chung mà hãy đưa ra những kế hoạch cụ thể và chi tiết cho từng giai đoạn, từng bộ phận khác nhau. Thành lập kế hoạch từ vĩ mô đến vi mô sẽ giúp cho bạn thực tế hóa mục tiêu kinh doanh tốt hơn.

Học cách quản trị rủi ro

Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng sẽ phát sinh những rủi ro và sự cố không mong muốn. Vì vậy, những doanh nghiệp trẻ cần phải biết cách quản trị rủi ro khi xảy ra. 

Quản trị rủi ro chính là việc bạn có thể nhận diện, đánh giá và kiểm soát những sự kiện, tình huống bất ngờ có thể gây ra rủi ro cho doanh nghiệp. Thông thường sẽ bao gồm những rủi ro sau:

  • Tình huống rủi ro trong chiến lược, ví dụ như không phù hợp hoặc không thể thực hiện chiến lược.
  • Rủi ro xảy ra trong hệ thống và hoạt động của các phòng ban, nghiệp vụ chuyên môn.
  • Những rủi ro đến từ quan hệ đối tác bên ngoài hoặc các rủi ro khách quan như pháp lý, nguồn cung ứng nguyên vật liệu,…
  • Rủi ro liên quan đến tài chính như thị trường giảm giá, biến động,…

Học cách quản lý tài chính trong doanh nghiệp

Đây chính là việc mà bạn sẽ thực hiện quản lý nguồn vốn, dòng tiền trong doanh nghiệp như thế nào để tạo ra được sự tối đa hóa lợi nhuận. Nếu bạn không thể quản lý tài chính tốt thì dễ dễ dẫn đến tình trạng kinh doanh thô lỗ và không có lợi nhuận.

Tìm hiểu thêm: Quy trình làm việc của phòng kinh doanh đơn giản mà hiệu quả

Doanh nghiệp trẻ cần biết cách quản lý tài chính của mình hợp lý
Doanh nghiệp trẻ cần biết cách quản lý tài chính của mình hợp lý

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về phương thức kinh doanh và các doanh nghiệp trẻ cần lưu ý gì. Hãy truy cập vào mục chia sẻ kinh nghiệm của Vieclamkinhdoanh để tiếp cận với các kiến thức thú vị về lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, đừng quên truy cập vào TopCV để tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm hơn nhé.

Có thể bạn quan tâm:


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *