Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh đơn giản nhất

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh đơn giản nhất

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những phần quan trọng trong CV giúp nhà tuyển dụng có những đánh giá ban đầu về ứng viên, từ đó đưa ra mức lương phù hợp. Một mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh tốt sẽ giúp bạn trở nên nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng và dễ dàng vượt qua được vòng phỏng vấn. Dưới đây vieclamkinhdoanh.vn sẽ gợi ý một số cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo áp dụng. 

Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh trong CV xin việc

Nhân viên kinh doanh là một trong những vị trí không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy, nhu cầu tuyển dụng của ngành này khá lớn. Có thể thấy để tìm được một vị trí công việc làm nhân viên kinh doanh không hề khó. Tuy nhiên, tìm được một việc với chế độ lương, thưởng đãi ngộ cao thì lại là một câu chuyện khác. Bạn phải thật sự nổi bật trước những ứng viên khác mới có thể lọt vào “mắt xanh” của các doanh nghiệp lớn. 

Một trong những bí kíp quan trọng giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng trong lần đầu gặp mặt đó chính là cách bạn thể hiện mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh trong CV. Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, mạch lạc với những kỹ năng tốt sẽ rút ngắn khoảng cách giữa bạn và nhà tuyển dụng. Một mục tiêu đủ lớn, chi tiết với từng lộ trình cụ thể đôi khi sẽ là chìa khóa quan trọng giúp bạn đạt được nguyện vọng của mình. 

>>> Xem thêm: Mẫu CV nhân viên kinh doanh gồm những phần nào?

Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh trong CV xin việc
Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh trong CV xin việc

Thông qua mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên kinh doanh, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá một số vấn đề sau:

  • Bạn có phải là ứng viên phù hợp với vị trí mà công ty đang cần

Không gì thể hiện rõ sự phù hợp với công việc hơn mục tiêu nghề nghiệp. Mục tiêu thể hiện rõ tính cách, khía cạnh con người của ứng viên. Chỉ qua những chi tiết nhỏ này, nhà tuyển dụng sẽ đoán được bạn có phù hợp với công việc mà công ty đang cần tuyển hay không.

  • Bạn có gắn bó lâu dài với công ty không

Không công ty nào muốn bỏ thời gian ra để đào tạo, nuôi dưỡng nhân viên rồi đến một giai đoạn họ nhảy sang công ty khác. Bởi vậy, trong CV ở phần mục tiêu công việc bạn hãy thể hiện mình là người sẵn sàng gắn bó và cống hiến với công ty.

  • Tính cách của bạn

Mục tiêu công việc cũng giúp nhà tuyển dụng xác định bạn là một người mong muốn sự ổn định hay thăng tiến trong công việc. Nếu là một người có tham vọng, biết nhìn xa trông rộng thì mục tiêu của bạn cực kỳ khủng nhưng cần có tính thực tế. 

  • Bạn có phải là một người biết quản lý và sắp xếp công việc khoa học 

Việc trình bày, sắp xếp các mục trong bản CV, đặc biệt là phần mục tiêu công việc cũng thể hiện một phần bạn có phải là người biết sắp xếp công việc hay không. Do đó, hãy tập trung viết mục tiêu công việc hoàn chỉnh để tạo ra thiện cảm đối với người tuyển dụng. 

>>> Xem thêm: Các yếu tố cần có trong CV của chuyên viên kinh doanh là gì?

Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh

Mục tiêu công việc khá quan trọng nhưng không phải ai cũng biết trình bày mục tiêu một cách rõ ràng. Thực tế cho thấy, nhiều người còn bỏ qua mục này, chỉ tập trung vào phần kỹ năng, kinh nghiệm. Tuy nhiên, trước khi đến với mục kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ dành khá nhiều thời gian cho mục tiêu nghề nghiệp của bạn. 

Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh
Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh

Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn một số điều cần lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh đơn giản. 

Viết mục tiêu nghề nghiệp một cách cụ thể

Bạn sẽ trở nên vô cùng nhạt nhòa với một bản mục tiêu công việc chung chung, không có điểm nhấn. Bởi vậy, hãy trở nên khác biệt, tham khảo những mục tiêu trên mạng và kết hợp với định hướng riêng của bạn để tạo ra một câu trả lời đủ ý, làm hài lòng nhà tuyển dụng.

Viết ngắn gọn, tránh dài dòng

Bạn nên nhớ, nhà tuyển dụng chỉ có trung bình khoảng 1 phút để đọc CV của bạn trước khi quyết định có gọi bạn phỏng vấn hay không. Do đó, hãy lựa chọn những từ khóa quan trọng, tránh lan man để tiết kiệm thời gian cho người tuyển dụng. 

Tập trung vào những giá trị bạn mong muốn tạo ra cho công ty

Ngoài việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách đưa ra một mục tiêu lớn với lộ trình cụ thể thì bạn cần đặc biệt quan tâm tới những giá trị mà bạn sẽ tạo ra cho công ty. Tốt hơn hết, hãy chỉ ra sự phù hợp, tương đồng giữa mục tiêu của bạn với mục tiêu chung của công ty. Bởi chỉ như vậy, nhà tuyển dụng mới cảm thấy lựa chọn CV của bạn là một điều hoàn toàn đúng đắn.

Chia ra mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn rõ ràng

Việc phân chia các mục tiêu này cụ thể sẽ cho nhà tuyển dụng thấy sự khoa học và tính logic trong công việc của bạn. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với các ứng viên khác. 

Chia ra mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn rõ ràng
Chia ra mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn rõ ràng

Chú ý lỗi chính tả và diễn đạt

Sau khi hoàn thành CV, hãy đọc lại chúng một lần nữa để chắc chắn rằng không có lỗi chính tả nào và các câu văn được diễn đạt một cách rõ nghĩa. Bởi không có nhà tuyển dụng nào lại muốn lựa chọn những ứng viên mắc phải những lỗi sai cơ bản như thế này. 

Không viết mục tiêu nghề nghiệp quá xa vời thực tế

Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng có tham vọng có thể được đánh giá cao vì cho thấy sự cầu tiến và nỗ lực của bạn. Tuy nhiên, tham vọng không đồng nghĩa với ba hoa, xa rời thực tế. Đôi khi điều này sẽ gây ra những tác dụng ngược, khiến bạn mất đi cơ hội tốt trước mắt. Tin rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm để viết mục tiêu nhân viên kinh doanh thật sự ấn tượng. Chúc các bạn sớm tìm được một môi trường làm việc như ý.


Spread the love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *