KPI là một trong những khái niệm, thuật ngữ khá quen thuộc trong kinh doanh. Hãy cùng Vieclamkinhdoanh tìm hiểu ngay KPI là gì trong kinh doanh và những chỉ số KPI nên có ngay sau đây nhé.
Mục lục
Tìm hiểu KPI là gì trong kinh doanh?
Để hiểu hơn về KPI là gì trong kinh doanh, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm KPI là gì. KPI – key performance indicator – là một giá trị có thể đo lường được để chứng minh mức độ hiệu quả của một công ty đang đạt được đối với mục tiêu nào đó.
Vậy, KPI trong kinh doanh chính là giá trị đo lường, minh chứng sự hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Chỉ số KPI thường có nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó, KPI cấp cao là chỉ số đo lường tổng thể cấp doanh nghiệp, KPI cấp thấp chỉ mức độ đo lường ở từng phòng ban, từng nhân sự.
Tìm hiểu thêm: KPI Là Gì? Những Chỉ Số KPIs Quan Trọng Trong Sale
18 chỉ số KPI cần có trong kinh doanh
Trong kinh doanh, tùy thuộc mà mỗi doanh nghiệp, hình thức kinh doanh mà xác định được các chỉ số KPI là gì trong kinh doanh. Tuy vậy, bạn có thể tham khảo 18 chỉ số KPI sau đây để áp dụng vào doanh nghiệp của mình:
Bảng chỉ số KPI tham khảo trong kinh doanh
1. Monthly Sales Growth – Tăng trưởng doanh thu theo tháng | 10. Average New Deal Size/Length – Độ lớn trung bình của mỗi đơn hàng là bao nhiêu |
2. Average Profit Margin – Tỷ suất lợi nhuận trung bình | 11. Lead-to-Sale % – Tỷ số đơn hàng thành công so với số khách hàng tiềm năng |
3. Monthly Sales Bookings – Số lượng đơn hàng/khách hàng mỗi tháng | 12. Average Cost Per Lead – Chi phí trung bình để có một khách hàng tiềm năng |
4. Sales Opportunities – Cơ hội bán hàng | 13. Retention and Churn Rates – Tỷ lệ giữ chân khách hàng/tỷ lệ hủy đơn hàng |
5. Sales Target – Doanh thu mục tiêu cần đạt được | 14. Customer Lifetime Value – Giá trị vòng đời của mỗi khách hàng |
6. Quote To Close Ratio – Tỷ lệ chốt đơn hàng | 15. Average Conversion Time – Thời gian chuyển đổi đơn hàng trung bình |
7. Average Purchase Value – Giá trị trung bình của đơn hàng | 16. Sales by Contact Method – Doanh thu đạt được theo từng phương thức liên lạc |
8. Sales Per Rep – Số lượng đơn hàng đạt được trên mỗi nhân viên | 17. Product Performance – Hiệu suất của sản phẩm |
9. Product Performance – Hiệu suất sản phẩm đạt được | 18. New and Expansion MRR – Tỷ số MRR mới và mở rộng (MRR = doanh thu định kỳ hàng tháng) |
KPI trong kinh doanh có quan trọng hay không?
Sau khi đã hiểu về KPI là gì trong kinh doanh, vậy chắc hẳn bạn sẽ phân vân không biết KPI có quan trọng hay không. Trên thực tế, việc áp dụng KPI rất quan trọng trong doanh nghiệp. Bởi một số lợi ích như sau:
Giúp đo lường mục tiêu tốt hơn
KPI thường xuyên bị nhầm lẫn với mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy vậy, chúng vẫn là một phương pháp khoa học giúp doanh nghiệp có thể đo lường được mục tiêu, chỉ tiêu chính xác. Bên cạnh đó, KPI cũng sẽ giúp doanh nghiệp biết được tốc độ đạt mục tiêu nhanh hay chập.
Tạo động lực để phát triển
KPI là một trong những yếu tố tạo ra môi trường tốt để học hỏi, để phát triển. Đây cũng được xem là một trong những yếu tố tạo ra động lực làm việc cho nhân viên trong hoạt động kinh doanh. Bởi đạt KPI gắn liền với mức độ thu nhập mà họ đạt được.
Nâng cao tinh thần của nhân viên
Thông qua chế độ KPI, bạn có thể thấy được những kết quả thống kê lợi nhuận, doanh thu ở mức độ nào. Trên thực tế, KPI cũng là một trong những yếu tố để khuyến khích tinh thần, trách nhiệm của nhân viên. Nhân viên sẽ cảm thấy có động lực hơn để đạt được chỉ số KPI của riêng mình.
Làm thế nào để xây dựng được KPI phù hợp?
Với vai trò quan trọng trên, việc xây dựng các chỉ số KPI là gì trong kinh doanh nên được thực hiện trong các giai đoạn đầu tiên của doanh nghiệp. Để có thể xây dựng được chỉ số KPI phù hợp, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Ưu tiên sự rõ ràng: KPI cần được định nghĩa, xác định rõ ràng, hướng đến mảng, vấn đề cần cải thiện. Nếu không đạt được sự rõ ràng, KPI sẽ mất đi giá trị, không mang lại tính hiệu quả.
- Có thể đo lường được: Bạn cần lựa chọn những KPI có thể đánh giá, đo đếm bằng các số liệu, báo cáo.
- Có khả năng đạt được: Bạn cần đưa ra những KPI có thể thực hiện được nó, có tính thực tế. Hạn chế đưa ra những KPI quá xa vời so với tình hình của đội ngũ, doanh nghiệp hiện tại.
- Mỗi KPI cần phải có thời gian để hoàn thành, từ đó sẽ dễ dàng đánh giá được tiến độ của công việc.
Tìm hiểu thêm: Hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh
Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về KPI là gì trong kinh doanh. Để biết thêm các thông tin liên quan đến kinh doanh, bạn có thể ghé thăm mục chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm các cơ hội việc làm, hãy truy cập ngay vào TopCV. Đây đang là nền tảng kết nối việc làm uy tín và chất lượng hiện nay.
Có thể bạn quan tâm: Nhân Viên Kinh Doanh Ngoại Hối Làm Gì?