Mặc dù vô cùng quen thuộc với Acecook, Unilever v.vv.. nhưng khi đặt ra câu hỏi “FMCG là ngành gì?”, nhiều người vẫn cảm thấy vô cùng xa lạ. Đến với bài viết chia sẻ kinh nghiệm hôm nay, Vieclamkinhdoanh.vn sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về lĩnh vực này!
Mục lục
FMCG là ngành gì?
FMCG là ngành gì? FMCG (tên đầy đủ: Fast Moving Consumer Goods) được hiểu một cách đơn giản là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Sản phẩm trực thuộc FMCG đa dạng từ thức ăn, đồ uống cho đến các loại chế phẩm bổ sung dinh dưỡng.
Đặc điểm chung của sản phẩm thuộc ngành hàng FMCG chính là tính phổ biến và giá thành phải chăng, phù hợp với nhóm người tiêu dùng có thu nhập trung bình đang sinh sống trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay, một số tập đoàn lớn như Unilever, P&G, Nestle, Pepsico, Coca Cola v.vv.. chính là “hình mẫu” đại diện cho ngành FMCG phổ biến nhất.
Đừng bỏ lỡ: Chi phí chìm là gì? Phương pháp tránh “bẫy” chi phí chìm.
Lý do nên làm việc cho các doanh nghiệp FMCG
Không chỉ riêng Việt Nam, FMCG còn đang được xem như ngành kinh tế mũi nhọn của toàn thế giới bởi khả năng cung cấp hàng loạt sản phẩm thiết yếu với khối lượng lớn cho đời sống hằng ngày. Cũng nhờ vậy, cơ hội việc làm trong lĩnh vực này cũng trở nên vô cùng rộng mở.
Tuy nhiên, do có yêu cầu rất cao về tính sáng tạo và đổi mới, thị trường việc làm ngành tiêu dùng nhanh xuất hiện sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Lúc này, những ý tưởng truyền thông táo bạo cùng các chiến lược về giá phù hợp sẽ trở thành công cụ hữu ích giúp bạn thành công gia nhập lĩnh vực đầy tiềm năng FMCG.
Nhìn chung, chúng ta có thể thấy rằng các công ty FMCG chắc chắn sẽ mang tới cho các bạn trẻ năng động, nhiệt huyết một môi trường làm việc tốt cùng con đường sự nghiệp rộng mở; đồng thời tạo cơ hội để họ cống hiến và phát triển bản thân hết mình.
Các loại hình công việc của ngành FMCG
Đối với ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam, các loại hình công việc phổ biến nhất thường bao gồm:
- Theo dõi sức khoẻ, đảm bảo an toàn tiêu dùng: Do các doanh nghiệp FMCG sở hữu tệp khách hàng lớn với tần suất sử dụng sản phẩm thường xuyên nên việc theo dõi sức khoẻ và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng là hoàn toàn cần thiết.
- Quản lý, giám sát kinh doanh: Đảm bảo chu toàn cho mọi mặt hàng được xem như yếu tố quan trọng giúp phát triển cơ sở khách hàng và mở rộng lĩnh vực kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, ngành FMCG rất cần tới những chuyên gia quản lý, giám sát kinh doanh để thường xuyên theo dõi hành vi người dùng cũng như chất lượng hàng hoá trong quá trình sản xuất.
- Phân tích, đánh giá mua sắm: Những nhà phân tích, đánh giá mua sắm cần có kiến thức chuyên sâu về doanh nghiệp và nhà cung cấp để đưa ra hướng phát triển phù hợp cho nhóm sản phẩm chính của công ty.
- Tìm kiếm nguồn cung ứng: Nhân viên phụ trách công việc tìm kiếm nguồn cung ứng cần lên kế hoạch chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp FMCG với chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn cũng như chất lượng được thoả thuận ban đầu.
Xem thêm: Chiết khấu là gì? Cách tính chiết khấu trong kinh doanh.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam
Nếu là một người yêu thích hoặc muốn thử sức với lĩnh vực FMCG, bạn có thể “đầu quân” cho một số vị trí thường được tuyển dụng trong ngành bao gồm:
Giám đốc thương hiệu
Trong trường hợp nhắc đến một công ty hay lĩnh vực nào đó, việc đầu tiên người tiêu dùng quan tâm chính là thương hiệu. Bởi vậy, mọi công ty đều cần tập trung xây dựng và phát triển yếu tố này. Khi sản phẩm đã đạt độ nhận diện cao và được người tiêu dùng khẳng định về sự uy tín, khả năng tiêu thụ của sản phẩm đó trên thị trường sẽ dần tăng trưởng mạnh.
Và để thương hiệu sản phẩm có thể phát triển không chỉ ở thị trường trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi khu vực hay quốc tế, vai trò của giám đốc thương hiệu là không thể thiếu. Người đảm nhận vị trí này sẽ chịu trách nhiệm xác định và định hướng thương hiệu phù hợp với tầm nhìn, mục tiêu cũng như sứ mệnh công ty. Đồng thời, họ cũng là người đưa ra quyết định về kế hoạch phát triển và quảng bá thương hiệu sản phẩm.
Quản lý bán hàng
Công việc chính của quản lý bán hàng hay trưởng phòng kinh doanh sẽ là chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát các hoạt động mua bán của công ty nhằm đảm bảo chúng diễn ra một cách suôn sẻ. Cụ thể, những yếu tố cần được quản lý bán hàng quan tâm bao gồm sự tăng trưởng về lợi nhuận, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, tỷ lệ hài lòng khi sử dụng sản phẩm và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
Chuyên viên phân tích quy trình
Một chuyên viên phân tích quy trình chuyên nghiệp sẽ cần đảm bảo rằng bản thân hiểu rõ các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp và đối tác. Đồng thời, vị trí này cũng có trách nhiệm phân tích chiến lược kinh doanh được đưa ra dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm; đồng thời tối ưu hoá hiệu quả sản xuất, từ đó tối đa hoá sức lao động và doanh thu cho công ty.
Có thể bạn chưa biết: Thị hiếu là gì? Cách xác định thị hiếu khách hàng hiệu quả nhất.
Những kỹ năng cần có để làm việc trong ngành hàng FMCG
Là lĩnh vực có tính cạnh tranh cao và đòi hỏi sự phát triển không ngừng, người lao động cần trang bị những kỹ năng cần thiết dưới đây để có thể làm việc lâu dài tại thị trường ngành tiêu dùng nhanh:
Kỹ năng sáng tạo
Kỹ năng sáng tạo là yếu tố cần thiết đầu tiên của nhân sự làm việc trong ngành FMCG. Thị trường ngày càng phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng không ngừng bị đẩy lên cao. Theo đó, việc liên tục có những ý tưởng mới sẽ là một lợi thế giúp gia tăng khả năng thu hút khách hàng cho sản phẩm. Để có thể duy trì sự sáng tạo này, người lao động sẽ phải không ngừng tự làm mới bản thân, thay đổi lối tư duy vốn có nhằm chống lại xu hướng đào thải của thị trường.
Kỹ năng thích ứng và học hỏi
Kỹ năng tiếp theo mà một nhân sự trong ngành FMCG cần có chính là thích ứng và học hỏi. Không phải công việc làm 08 tiếng theo giờ hành chính như những môi trường văn phòng khác, để có thể thích nghi và bắt kịp xu hướng mới của ngành, FMCG yêu cầu người lao động cần có sự linh hoạt trong thời gian làm việc, liên tục thay đổi và thích nghi, từ đó đảm bảo khả năng đáp ứng tiêu chí làm hài lòng khách hàng, giúp đạt chỉ tiêu về doanh số.
Kỹ năng kinh doanh
Nếu là một nhân viên tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp FMCG, kỹ năng kinh doanh là một yếu tố cực kỳ cần thiết để mang đến sự phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Với các công ty FMCG, mục tiêu quan tâm của họ không chỉ là doanh số bán hàng mà còn là giá trị thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.
Thông thường, kỹ năng kinh doanh sẽ được thể hiện trong khả năng tư vấn sản phẩm, xử lý và giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Xử lý ổn thoả những công việc này có thể góp phần tối đa hoá khả năng chuyển đổi từ nhóm người mua tiềm năng sang nhóm người mua thân thiết, tin dùng sản phẩm của công ty.
Xem ngay: Thị phần là gì? Cách gia tăng trưởng thị phần cho doanh nghiệp.
Phân biệt ngành FMCG và ngành Retail
Trên thực tế, rất nhiều người hiện nay đều thường xuyên bị nhầm lẫn giữa FMCG (ngành hàng tiêu dùng nhanh) và Retail (ngành hàng bán lẻ). Tuy nhiên, đây là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau và được phân biệt chủ yếu thông qua nhóm khách hàng mục tiêu của mỗi ngành. Cụ thể:
FMCG | Retail | |
Khách hàng mục tiêu | Tập trung vào thành viên của kênh phân phối (đại lý, nhà bán lẻ v.vv..); tìm kiếm các đối tác phân phối lớn nhằm đẩy lượng sản phẩm cao hơn đến tay người dùng, tăng độ uy tín cho người bán và tạo sự tin tưởng cho người mua | Tập trung vào người tiêu dùng cuối cùng; là tập hợp của các công ty, cửa hàng hay cá nhân bán trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua cửa hàng bán lẻ, siêu thị truyền thống, website thương mại điện tử, kênh tiếp thị v.vv.. |
Một số doanh nghiệp FMCG nổi tiếng tại Việt Nam
Trên thị trường Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy nhiều doanh nghiệp FMCG nổi tiếng với những sản phẩm uy tín được tin dùng bởi đông đảo khách hàng. Dưới đây, mời bạn hãy cùng Vieclamkinhdoanh.vn điểm qua một vài cái tên chất lượng:
Unilever
Doanh nghiệp FMCG nổi tiếng tại Việt Nam có thể nhắc đến đầu tiên chính là Unilever. Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1995 với trụ sở chính đặt ở Sài Gòn, Unilever đang tập trung phát triển kinh doanh kết hợp với bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống con người.
Qua thời gian, doanh nghiệp đã dần khẳng định được vị thế kinh doanh toàn cầu của mình. Minh chứng rõ nét nhất cho thành tựu này chính là việc trong nhiều năm liên tiếp, Unilever đều nắm giữ vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng những nơi làm việc tốt nhất do tạp chí HR Asia xếp hạng. Ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đang tạo cơ hội việc làm cho gần 2.000 người lao động trẻ nhiệt huyết, không ngại thử thách.
Acecook
Giống với Unilever, Acecook cũng gia nhập thị trường và bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 1995. Trải qua gần 28 năm hình thành cũng như phát triển, Acecook Việt Nam đã thành công ghi được dấu ấn đậm nét trong lòng người tiêu dùng cả nước.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng trở thành một trong những công ty ngành hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất Việt Nam với loạt sản phẩm ăn liền được hàng triệu người Việt tin dùng như mỳ Đệ Nhất, mỳ Ý, mỳ Hảo Hảo v.vv..
Masan Consumer Holdings
Masan Consumer Holdings được thành lập vào năm 2000 và trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Tập đoàn Masan. Doanh nghiệp này tập trung kinh doanh, phát triển trong ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam với nhóm sản phẩm “mũi nhọn” là thực phẩm và nước uống đóng chai. Một số mặt hàng tiêu biểu do Masan sản xuất có thể kể đến chính là nước mắm Nam Ngư, mỳ Omachi, Vinacafé v.vv.. cùng sản phẩm tương ớt Chinsu chủ lực.
Vinamilk
Vinamilk là một doanh nghiệp FMCG và F&B cực kỳ quen thuộc với toàn bộ người dân Việt. Được thành lập vào năm 1976, Vinamilk đã đặt nền móng đầu tiên với 03 nhà máy sản xuất sữa bao gồm Thống Nhất, Trường Thọ và Dielac.
Hiện nay, các mặt hàng của Vinamilk đã có mặt tại trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ với hơn 200 loại sản phẩm được cải tiến không ngừng như sữa tươi Vinamilk, sữa đặc Ông Thọ, thức ăn dặm RiDielac v.vv..
Tham khảo: Sales kit là gì? Quy trình thiết kế sales kit chuyên nghiệp nhất.
Nestle
Năm 1912, Nestle thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Đến năm 1995, doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động. Tính đến thời điểm hiện tại, Netsle đang sở hữu 06 nhà máy và gần 2.300 nhân viên trên khắp cả nước.
Trải qua quá trình phát triển và mở rộng không ngừng, Nestle hiện đang sở hữu tới hơn 2.000 thương hiệu tại 190 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Thương hiệu này phát triển cực kỳ mạnh mẽ với dòng sản phẩm nổi tiếng là kẹo Kitkat, sữa Milo, cà phê Nescafé, nước đóng chai Lavie v.vv.. được sản xuất theo tôn chỉ nâng cao tối đa chất lượng đời sống của người tiêu dùng.
Tổng kết
Hy vọng rằng qua những thông tin do Blog Kinh Doanh cung cấp trên đây, bạn đã có thể tìm được lời giải cho câu hỏi “FMCG là ngành gì?” cũng như hiểu rõ về một số công ty hàng tiêu dùng nhanh nổi tiếng tại Việt Nam.
Được đánh giá là một ngành nghề sở hữu nhiều triển vọng với cơ hội việc làm rộng mở, nếu quyết định lựa chọn FMCG, bạn đừng quên tham khảo thêm những yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam tại TopCV.vn và thử ngay công cụ tạo CV theo mẫu miễn phí để ứng tuyển khi tìm được công việc thích hợp!