Nhân viên sales là một trong những công việc có nhiều thử thách, áp lực. Tuy vậy, mức thu nhập của sales rất cao. Vậy, công việc của sale là gì? Bài viết dưới đây của vieclamkinhdoanh.vn sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Mục lục
Công việc của sale là gì?
Sales – nhân viên kinh doanh là người sẽ thực hiện tiếp cận khách hàng, tư vấn và thuyết phục họ mua/sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trên thực tế, công việc của sale sẽ bao gồm những nhiệm vụ chính như sau:
Kết nối với khách hàng
Đây là một trong những công việc của sale cần thực hiện. Bạn sẽ cần thực hiện kết nối với khách hàng qua bất kỳ kênh nào, bất kỳ ở đâu. Ví dụ như những phần mềm nhắn tin như Skype, Zalo, Telegram,… Cụ thể:
- Kết nối với khách hàng thực hiện giới thiệu các thông tin về sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mong muốn, yêu cầu của họ.
- Thực hiện các hoạt động liên quan đến thương lượng hợp đồng, giá cả,… với khách hàng.
- Sau khi khách mua/sử dụng sản phẩm, dịch vụ, nhân viên sale cần liên hệ định kỳ để thực hiện hoạt động chăm sóc khách hàng, thu thập các phản hồi của khách hàng.
Theo dõi khách hàng, thu thập, phân tích thông tin
Bên cạnh kết nối với khách hàng, công việc của sale cũng bao gồm vấn đề theo dõi thông tin của khách hàng. Bao gồm:
- Quản lý, theo dõi nguồn thông tin khách hàng tiềm năng được công ty, doanh nghiệp cấp, tiến hành liên hệ để lọc thông tin khách hàng.
- Theo dõi danh sách các khách hàng đã mua/sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Thu thập, phân tích các phản hồi, số liệu liên quan đến khách hàng thông qua các phần mềm CRM để đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
Kết hợp cùng các phòng ban khác
Bạn sẽ không thể thực hiện công việc của sale mà không có sự hỗ trợ của những phòng ban khác. Do đó, bên cạnh hoạt động chính là tìm kiếm, kết nối, theo dõi thông tin khách hàng, bạn sẽ cần phải làm việc kết hợp cùng với các phòng ban khác. Ví dụ như:
- Kết hợp cùng phòng Marketing để đưa ra những chiến dịch giúp gia tăng doanh số, hỗ trợ hoạt động bán hàng.
- Kết hợp cùng các phòng ban khác như Sản phẩm, phòng chăm sóc khách hàng, phòng tài chính,… đưa ra được những chiến sách, phương án giúp mang đến giá trị tốt nhất cho người dùng.
Một số công việc của sale khác
Bên cạnh những nhiệm vụ trên, nhân viên sales sẽ cần phải thực hiện thêm các công việc khác. Cụ thể như sau:
- Tìm hiểu, nắm rõ thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm, tính năng nổi trội,…
- Đối với những nhân viên sale làm việc tại cửa hàng, bạn sẽ cần thường xuyên quan sát, hướng dẫn khách hàng lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp với mong muốn của họ.
- Thực hiện kiểm kê các loại hàng hóa, hóa đơn sau mỗi ngày làm việc của mình.
- Lập các báo cáo công việc theo ngày, tuần, tháng, quý,… cho cấp trên của mình.
>>> Xem thêm: Bảng Mô Tả Công Việc Sale Admin Mới Nhất Hiện Nay
Các vị trí trong ngành sales bạn nên biết
Vậy, trong ngành sales sẽ có những vị trí công việc như thế nào. Tùy thuộc vào lĩnh vực bạn làm việc, các vị trí trong ngành sales sẽ khác nhau. Nhưng hầu hết đều bao gồm những vị trí như sau:
SDR – Sales Development Representatives
SDR là vị trí đại diện phát triển bán hàng. Họ sẽ là những người đảm nhiệm các công việc bước đầu trong quy trình bán hàng. Ví dụ như nghiên cứu, tìm kiếm và tiếp cận với cộng đồng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Sales Manager
Sales Manager thường là người chịu trách nhiệm giám sát bán hàng, nói cách khác, là quản lý các công việc, hoạt động của bộ phận bán hàng. Đối với những doanh nghiệp lớn hơn, đây sẽ là vị trí thực hiện quản lý một đội nhóm bao gồm nhiều nhân viên bán hàng khác nhau.
Account Executive
Vị trí này khác với các nhân viên sales bình thường, họ sẽ thực hiện liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ/sản phẩm với khách hàng. Bên cạnh đó, Account Executive cũng sẽ thực hiện chịu trách nhiệm với hoạt động tìm hiểu, phân tích hành vi khách hàng và thực hiện giữ chân khách hàng với doanh nghiệp.
Account Manager
Tương tự so với Account Executive, vị trí này cũng gắn liền với nhiệm vụ xây dựng, duy trì mối quan hệ với khách hàng. Tuy vậy, Account Manager sẽ thực hiện quản lý, chịu trách nhiệm với bộ phận Account cùng với những khách hàng lớn, cố định của doanh nghiệp.
Sale Executive
Đây chính là một trong những vị trí quen thuộc của ngành sales mà bạn có thể gặp. Họ chính là những nhân viên/chuyên viên kinh doanh/bán hàng. Họ sẽ thực hiện những công việc tương tự với công việc của sale nói chung ở trên.
>>> Xem thêm: Những tố chất cần có để trở thành sale executive
Sale Engineer
Đối với một số doanh nghiệp, vị trí Kỹ sư bán hàng sẽ thực hiện bán những sản phẩm/dịch vụ được thiết kế đặc biệt. Đây thường là những sản phẩm, dịch vụ mà bạn sẽ cần phải có kiến thức về kỹ thuật, hiểu rõ được những chi tiết để có thể giới thiệu, tư vấn cho khách hàng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến công việc của sale là gì. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về công việc của sale như thế nào. Nếu bạn đang muốn tìm việc làm sale, hãy truy cập ngay vào TopCV. Bạn sẽ tiếp cận được những tin tuyển dụng với mức lương nhân viên sale hấp dẫn.