Quy hoạch bán hàng rong đang là vấn đề làm nhiều nhà quản lý đau đầu

Bán hàng rong là gì? Bán hàng rong có cần đăng ký kinh doanh không?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Hiện nay, quy hoạch bán hàng rong cho công tác lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè vẫn đang là “bài toán” khiến nhiều nhà quản lý đau đầu. Để hiểu thêm về hoạt động này, mời bạn hãy cùng Vieclamkinhdoanh.vn theo dõi bài viết trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm sau!

Bán hàng rong là gì?

Theo Điểm a, Khoản 01, Điều 03, Nghị định 39/2007/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành:

Bán hàng rong là gì? Buôn bán rong là hoạt động mua và bán không có địa điểm cố định. Bán rong bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hoá phẩm từ các thương nhân được phép kinh doanh nhóm sản phẩm này theo quy định của pháp luật.

Buôn bán rong là hoạt động mua và bán không có địa điểm cố định
Buôn bán rong là hoạt động mua và bán không có địa điểm cố định

Đừng bỏ lỡ: Nhân viên tư vấn bán hàng là gì? Kỹ năng tư vấn, chốt sale hiệu quả.

Buôn bán rong có cần đăng ký kinh doanh không?

Cũng theo Khoản 01, Điều 03, Nghị định 39/2007/NĐ-CP, các đối tượng là cá nhân tự mình mỗi ngày thực hiện một, một số hay toàn bộ hoạt động được pháp luật cho phép liên quan đến mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ và những hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác nhưng không thuộc nhóm phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh sẽ không gọi là “thương nhân” (quy định của Luật Thương mại).

Đồng thời, Khoản 02, Điều 79, Nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng quy định rằng hộ gia đình sản xuất sản phẩm thuộc nhóm nông – lâm – ngư nghiệp, làm muối và người bán rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh thời vụ, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp sẽ không phải đăng ký hộ kinh doanh; ngoại trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề liên quan đến đầu tư kinh doanh có điều kiện. Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, người bán hàng rong không thuộc nhóm đối tượng phải đăng ký kinh doanh.

Buôn bán rong không cần phải đăng ký kinh doanh
Buôn bán rong không cần phải đăng ký kinh doanh

Những địa điểm không được phép buôn bán rong theo quy định của pháp luật

Theo Điều 06, Nghị định 39/2007/NĐ-CP, ngoài trường hợp pháp luật có quy định khác, mọi cá nhân sẽ đều bị nghiêm cấm thực hiện hoạt động buôn bán tại các khu vực, tuyến đường và địa điểm sau đây:

  • Khu vực di tích văn hoá, lịch sử đã được xếp hạng; khu vực danh lam thắng cảnh khác.
  • Khu vực cơ quan ngoại giao, cơ quan nhà nước và các tổ chức quốc tế.
  • Khu vực vành đai an toàn kho vật liệu nổ, đạn dược; nhà máy sản xuất vật liệu nổ, đạn dược và doanh trại quân đội.
  • Khu vực cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, bến tàu, bến xe, bến đò, bến phà, sân ga và trên các phương tiện vận chuyển.
  • Khu vực bệnh viện, trường học và cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Khu vực tạm dừng – đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông đối với cả đường bộ và đường thuỷ.
  • Khu vực đường bộ bao gồm ngõ hẻm; lối ra vào khu tập thể/khu chung cư; lòng đường, vỉa hè, lề đường của đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường đô thị dành cho người, phương tiện tham gia giao thông, ngoại trừ các khu vực, tuyến đường hay vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch/cho phép sử dụng tạm thời để phục vụ hoạt động thương mại.
  • Khu vực do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hay cơ quan được uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền quy định và có đặt biển cấm cá nhân thực hiện hoạt động thương mại.
  • Khu vực thuộc quyền sử dụng của cá nhân, tổ chức tuy không thuộc các khu vực bị nghiêm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định từ Điểm a đến Điểm h, Khoản 01, Điều 06, Nghị định 39/2007/NĐ-CP nhưng không có được sự đồng thuận của cá nhân, tổ chức đó hoặc khu vực đó đang đặt biển cấm cá nhân thực hiện hoạt thương mại.
Cá nhân bán rong phải tuân thủ các địa điểm bị cấm theo quy định
Cá nhân bán rong phải tuân thủ các địa điểm bị cấm theo quy định

Giải pháp cho việc buôn bán rong

Hiện nay, tình hình quản lý buôn bán rong vẫn đang là vấn đề phức tạp, nhức nhối và khó kiểm soát trên phạm vi cả nước. Vì vậy, chính quyền các cấp cần đề ra những biện pháp mạnh, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để đảm bảo trật tự công cộng và an toàn đường bộ. Khi bày bán hàng rong ở vỉa hè hay lòng đường, khách mua hàng dừng lại sẽ gây ùn tắc. Thậm chí, đây cũng có thể coi như một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông.

Chính vì vậy, để hạn chế tối đa thực trạng này, nhà quản lý có thể đưa ra một số chính sách hỗ trợ những người buôn bán rong mở hàng bằng quầy. Ngoài ra, mặt hàng họ kinh doanh cũng cần được kiểm soát chặt chẽ về kích thước nhằm tránh việc người dân tự đóng quầy hàng quá khổ, lấn chiếm diện tích v.vv..

Mặt khác, chính quyền địa phương cũng nên tổ chức thực hiện các chính sách ưu tiên cho người dân, giúp vừa tạo công ăn việc làm, vừa thực hiện giải pháp xoá đói giảm nghèo, lại vừa xây dựng được môi trường kinh doanh công bằng, đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật.

Chính quyền địa phương cần gấp rút đưa ra biện pháp xử lý buôn bán rong
Chính quyền địa phương cần gấp rút đưa ra biện pháp xử lý buôn bán rong

Có thể bạn chưa biết: Cách bán hàng online trên Facebook “nghìn đơn” cho người mới.

Tổng kết

Như vậy, bài viết do Blog Kinh Doanh mang tới ngày hôm nay đã giúp bạn tổng hợp chi tiết những thông tin hữu ích nhất về bán hàng rong. Hy vọng rằng qua đây, bạn sẽ bỏ túi thêm được nhiều kiến thức mới liên quan đến hình thức kinh doanh này theo đúng quy định của pháp luật.

Hình ảnh: Sưu tầm


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *