Hiểu khái niệm bán hàng là gì sẽ góp phần giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả

Bán hàng là gì? Các hình thức bán hàng trong doanh nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Nắm rõ khái niệm bán hàng là gì có thể góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp nâng cao tối đa hiệu quả kinh doanh. Trong bài viết thuộc chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm dưới đây, mời bạn hãy cùng Vieclamkinhdoanh.vn đi tìm hiểu về bán hàng cùng những hình thức bán hàng được dự đoán sẽ trở thành xu thế trong tương lai!

Bán hàng là gì?

Bán hàng là gì? Dưới mỗi góc độ khác nhau, hoạt động bán hàng lại được định nghĩa một cách riêng biệt. Cụ thể:

Khái niệm bán hàng dưới góc độ kinh tế

Dưới góc độ kinh tế, bán hàng là quá trình chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm/dịch vụ từ người bán sang người mua; đồng thời thực hiện giá trị của hàng hóa – chuyển đổi hình thái từ vật phẩm sang tiền. Theo đó, hoạt động này diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về mặt giá trị sử dụng cũng như đạt được mục tiêu của người bán (lợi nhuận, thị phần, doanh số bán hàng v.vv..).

Bán hàng dưới góc độ kinh tế là việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua
Bán hàng dưới góc độ kinh tế là việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua

Khái niệm bán hàng dưới góc độ thương mại

Bán hàng là một phần của quá trình thương mại – mua bán hàng hóa. Trong quá trình này, người bán sẽ đảm nhận trách nhiệm giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua. Cùng với đó, người mua cần trả tiền cho người bán và nhận hàng theo đúng thỏa thuận giữa hai bên.

Khái niệm bán hàng dưới góc độ chức năng

Đối với khía cạnh chức năng (hay tiêu thụ sản phẩm), bán hàng là một khâu quan trọng trong hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù có cơ cấu tổ chức tương đối độc lập, vậy nhưng bán hàng vẫn giữ mối liên quan mật thiết với nhiều chức năng khác.

Bán hàng dưới góc độ chức năng là khâu quan trọng trong hệ thống kinh doanh doanh nghiệp
Bán hàng dưới góc độ chức năng là khâu quan trọng trong hệ thống kinh doanh doanh nghiệp

Đặc điểm của hoạt động bán hàng là gì?

Đóng vai trò là “cầu nối” giữa người sản xuất với người tiêu dùng để giúp hàng hóa lưu thông, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, hoạt động bán hàng mang những đặc điểm nổi bật bao gồm:

  • Quá trình mua bán diễn ra giữa hai hay nhiều bên.
  • Việc bán hàng chỉ được tiến hành khi có đủ người mua và người bán.
  • Hàng hóa và dịch vụ có thể chuyển giao để đổi lấy tiền hoặc tài sản.
  • Bán hàng được coi như một thỏa thuận trên thị trường tài chính, đảm bảo sản phẩm/dịch vụ sẽ giao cho người mua theo khoản bồi thường thỏa thuận trước đó.
  • Vấn đề mua bán có liên quan đến việc chuyển giao tài sản giữa các bên với nhau.
  • Bất kỳ mặt hàng nào khi trao đổi mà không chuyển thành tài sản hoặc tiền đều coi là quyên góp.
  • Hoạt động bán hàng đòi hỏi người bán phải chủ động tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và thuyết phục họ đồng ý chi tiền.
  • Quá trình bán hàng diễn ra trong môi trường cạnh tranh, yêu cầu người bán cần sở hữu chiến lược và kỹ năng kinh doanh hiệu quả để vượt qua nhiều đối thủ khác trên thị trường.
Việc mua bán diễn ra giữa hai hay nhiều bên là điểm nổi bật của bán hàng
Việc mua bán diễn ra giữa hai hay nhiều bên là điểm nổi bật của bán hàng

Vai trò của hoạt động bán hàng là gì?

Có thể nói, hoạt động bán hàng mang lại cho doanh nghiệp, người mua và cả xã hội rất nhiều lợi ích vượt trội. Cụ thể:

Tạo nguồn lợi nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp

Hoạt động bán hàng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận và doanh thu thông qua việc tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới cũng như xây dựng mối quan hệ với nhóm người tiêu dùng tiềm năng để thúc đẩy quá trình mua sản phẩm/dịch vụ của họ. Điều này đóng góp vô cùng quan trọng vào sự tăng trưởng cũng như thành công cho tổ chức.

Thiết lập mối quan hệ với khách hàng

Bên cạnh việc tạo thêm lợi nhuận và doanh thu, bán hàng còn hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ tin cậy, lâu dài với khách hàng. Thông qua phương pháp tương tác trực tiếp và cung cấp dịch vụ chăm sóc người tiêu dùng, tổ chức sẽ tạo được lòng tin và trở thành nguồn cung cấp hàng hóa đáng tin cậy cho họ.

Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

Các hoạt động của bán hàng có thể tạo ra thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng cùng nhiều loại thuế liên quan khác cho Chính phủ. Sau đó, nguồn thu này sẽ được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực công cộng như cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục và các dự án phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổng thể nền kinh tế.

Hoạt động bán hàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
Hoạt động bán hàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

Phục vụ nhu cầu của xã hội

Bán hàng cung cấp nhiều sản phẩm/dịch vụ thiết yếu để đáp ứng cho nhu cầu của xã hội như thực phẩm, nhà ở, quần áo, giáo dục, y tế v.vv.. Đồng thời, hoạt động này cũng sản xuất thêm các sản phẩm/dịch vụ có công dụng nâng cao chất lượng sống như đồ gia dụng, đồ điện tử, dịch vụ giải trí v.vv..; từ đó mở ra cho người dân cơ hội tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn.

Các hình thức bán hàng phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay

Hiện nay, bán hàng đang được chia thành 02 nhóm phổ biến. Trong đó, mỗi nhóm lại bao gồm các phân loại nhỏ với đặc trưng cơ bản như sau:

Hình thức bán buôn

  • Bán buôn qua cơ sở bán buôn hoàn chỉnh (hay các trung gian thương mại):
    • Cơ sở bán buôn dạng thương mại.
    • Nhà phân phối bán buôn dạng công nghiệp.
    • Các kiểu cơ sở bán buôn dạng đặc biệt.
  • Bán buôn qua đại lý và môi giới bán buôn (hay các trung gian chức năng): Đại lý và môi giới bán buôn là những trung gian chức năng của kênh phân phối. Họ không sở hữu hàng hoá mà chỉ hỗ trợ nhà sản xuất/nhà bán buôn tìm kiếm khách hàng và bán sản phẩm/dịch vụ.
  • Bán buôn qua đại diện thương mại: Đặc điểm của hình thức này là nhà bán buôn sẽ thông qua các đại diện thương mại để tiếp cận trực tiếp tới tổ chức, doanh nghiệp thương mại bán lẻ, từ đó giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và mời chào khách mua hàng.
  • Bán buôn qua Catalogue: Bán buôn qua Catalogue là hình thức kinh doanh mà trong đó, người bán buôn sẽ gửi Catalogue giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của mình tới những khách hàng tiềm năng để thu hút họ mua hàng.
  • Bán buôn qua hội chợ, triển lãm: Bán buôn qua hội chợ, triển lãm là cơ hội để các tổ chức, doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của mình đến nhóm khách hàng tiềm năng.
  • Bán buôn qua đơn đặt hàng thương mại: Hình thức bán buôn qua đơn đặt hàng thương mại là cách mua bán hàng hoá giữa bên bán buôn với bên mua buôn thông qua việc lập và gửi đơn đặt hàng thương mại.
  • Bán buôn qua đại lý đặc quyền: Bán buôn qua đại lý đặc quyền là hình thức hợp tác kinh doanh giữa nhà sản xuất và nhà phân phối (đại lý đặc quyền).
Hình thức bán buôn hàng hoá được phân chia thành nhiều loại
Hình thức bán buôn hàng hoá được phân chia thành nhiều loại

Hình thức bán lẻ

  • Bán lẻ hàng hoá truyền thống: Hình thức bán lẻ hàng hoá truyền thống là kênh kinh doanh quan trọng, có hiệu quả đặc biệt cao đối với nhóm sản phẩm tiêu dùng thiết yếu.
  • Bán lẻ hàng hoá tự phục vụ: Bán lẻ hàng hoá tự phục vụ là hình thức kinh doanh mà trong đó, khách hàng sẽ tự thực hiện mọi công đoạn mua sắm, thanh toán mà không cần đến sự hỗ trợ của nhân viên tư vấn bán hàng.
  • Bán hàng qua máy bán hàng tự động: Bán hàng qua máy bán hàng tự động là hình thức kinh doanh được triển khai mà không cần có sự tham gia của nhân viên bán hàng.
  • Bán hàng qua bưu điện: Hình thức bán hàng qua bưu điện diễn ra trên môi trường trực tuyến. Trong đó, người bán sẽ sử dụng dịch vụ của các đơn vị bưu điện để giao hàng cho người mua.
  • Bán hàng qua hội chợ: Bán hàng qua hội chợ là hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức tập trung trong một khoảng thời gian và tại một địa điểm nhất định; tạo cơ hội để các thương nhân trưng bày, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ nhằm mục đích tìm kiếm, mở rộng cơ hội giao kết hợp đồng kinh doanh.
  • Bán hàng online: Bán hàng online là hình thức kinh doanh diễn ra trên Internet có sử dụng các mạng xã hội, sàn thương mại điện tử phổ biến như Facebook, TikTok, Instagram, Shopee, Lazada v.vv..
Doanh nghiệp có thể triển khai hình thức bán lẻ bên cạnh bán buôn
Doanh nghiệp có thể triển khai hình thức bán lẻ bên cạnh bán buôn

Quy trình lập kế hoạch bán hàng hiệu quả, giúp tối ưu chi phí

Để việc kinh doanh đạt hiệu quả tối đa, doanh nghiệp có thể tiến hành lập kế hoạch giúp tối ưu chi phí bán hàng theo quy trình dưới đây:

Tìm kiếm và tiếp nhận thông tin khách hàng

Tìm kiếm khách hàng và tiếp nhận thông tin là bước đầu tiên để doanh nghiệp có được dữ liệu của người tiêu dùng. Ở giai đoạn này, tổ chức có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đạt mục đích như chạy quảng cáo, tổ chức sự kiện, tổ chức mini game, tham gia diễn đàn/hội nhóm v.vv..

Xử lý thông tin và chọn lọc khách hàng

Sau khi đã tiếp nhận một lượng lớn thông tin khách hàng, doanh nghiệp cần tiến hành sắp xếp, xử lý, sàng lọc và chốt danh sách nhóm người tiêu dùng tiềm năng. Cùng với đó, hãy loại bỏ những dữ liệu không cần thiết để tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian cho việc tư vấn khách hàng.

Tiếp cận khách hàng và nắm bắt cơ hội

Để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả, doanh nghiệp cần tìm hiểu về nhóm đối tượng này một cách chi tiết thông qua các yếu tố như vấn đề người tiêu dùng đang gặp phải, nhu cầu hiện tại, hành vi mua sắm v.vv.. Từ đây, các nhân viên tư vấn sẽ có thể đưa ra đúng giải pháp giúp đáp ứng nhu cầu của họ.

Tiếp cận khách hàng là giai đoạn quan trọng trong quy trình lập kế hoạch bán hàng
Tiếp cận khách hàng là giai đoạn quan trọng trong quy trình lập kế hoạch bán hàng

Thương lượng và thuyết phục khách hàng

Thương lượng và thuyết phục khách hàng được xem là giai đoạn giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quy trình bán hàng. Theo đó, việc làm này sẽ có thể quyết định được tính thành công của toàn bộ giao dịch kinh doanh.

Kết thúc giao dịch bán hàng

Sau khi đã thương lượng và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ thành công, ký kết hợp đồng sẽ là hoạt động cuối cùng để doanh nghiệp kết thúc giao dịch. Tiếp theo, nhân viên bán hàng cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hoá cũng như xuất hoá đơn bán hàng đúng theo cam kết trong hợp đồng nhằm mang lại cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm hoàn hảo nhất.

Chăm sóc khách hàng

Thậm chí, chưa dừng lại ở đó, để tạo ấn tượng tốt cũng như thúc đẩy khách hàng quay lại với doanh nghiệp nhiều lần hơn, hoạt động chăm sóc khách hàng sau mua là việc cực kỳ quan trọng.

Trên thực tế, có không ít các trường hợp mắc phải sai lầm khi chỉ chú trọng quá trình ký kết thành công hợp đồng mà không quan tâm đến những gì xảy ra sau đó. Tuy nhiên, việc làm này chắc chắn sẽ khiến người tiêu dùng quay lưng và rời bỏ thương hiệu nhanh chóng.

Chăm sóc khách hàng sau mua sẽ giúp xây dựng cho doanh nghiệp hình ảnh tốt
Chăm sóc khách hàng sau mua sẽ giúp xây dựng cho doanh nghiệp hình ảnh tốt

Tổng kết

Tóm lại, sự ra đời của các hình thức kinh doanh đã giúp việc giao thương hàng hoá trong đời sống trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Hy vọng rằng thông qua bài viết do Blog Kinh Doanh mang đến ngày hôm nay, bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Bán hàng là gì?” cũng như bỏ túi được quy trình thiết lập kế hoạch bán hàng giúp tối ưu thời gian, chi phí.


Spread the love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *