Lập kế hoạch bán hàng là cách tối ưu để doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả

Quy trình lập kế hoạch bán hàng hiệu quả

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Lập kế hoạch bán hàng được xem như phương pháp tối ưu giúp doanh nghiệp thực hiện hoạt động tiếp thị, kinh doanh một cách hiệu quả. Chi tiết về quy trình xây dựng này, mời bạn hãy cùng Vieclamkinhdoanh.vn theo dõi bài viết chia sẻ kinh nghiệm sau!

Thế nào là kế hoạch bán hàng?

Doanh nghiệp lập kế hoạch bán hàng nhằm mục đích đề ra phương án xây dựng và phát triển cụ thể cho nhóm sản phẩm/dịch vụ có khả năng mang lại hiệu quả thực tế cao khi triển khai. Trong bản kế hoạch kinh doanh này, tổ chức sẽ cần nêu rõ tình trạng, hạn chế, mục tiêu, mức độ kiểm soát, người chịu trách nhiệm cùng các đơn vị tham gia hợp tác.

Mục đích khi lên kế hoạch kinh doanh là xây dựng phương án phát triển cho tổ chức
Mục đích khi lên kế hoạch kinh doanh là xây dựng phương án phát triển cho tổ chức

Cách lập kế hoạch bán hàng theo quy trình chuẩn

Để tạo nên một bảng kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, trước tiên, doanh nghiệp cần nắm rõ tình hình bán hàng tại tổ chức cũng như đề ra trước phương hướng phù hợp nếu triển khai. Cụ thể, việc lập chiến lược có thể tiến hành theo quy trình 06 bước chuẩn dưới đây:

Xác định mục tiêu kinh doanh

Trong 06 bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, bước thứ nhất, các đơn vị cần phải xác định mục tiêu bán hàng của mình. Trong đó, mục tiêu bán hàng nên được triển khai một cách chi tiết, cụ thể. Việc làm này sẽ giúp tổ chức kiểm soát tình hình cũng như tăng cường hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Về vấn đề xác định mục tiêu, doanh nghiệp có thể tiến hành dựa trên quy tắc SMART như sau:

  • Specific (S): Rõ ràng, cụ thể.
  • Measurable (M): Có thể đo đếm.
  • Achievable (A): Khả năng đạt được mục tiêu trong phạm vi năng lực.
  • Realistic (R): Tính thực tế.
  • Time-bound (T): Thời hạn đạt mục tiêu.
Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu kinh doanh một cách rõ ràng và cụ thể
Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu kinh doanh một cách rõ ràng và cụ thể

Xây dựng chân dung người dùng

Sau bước xác định mục tiêu, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng chân dung người tiêu dùng với các thông tin cơ bản cần có bao gồm giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, nơi sống, sở thích, hành vi mua sắm v.vv.. Để bao quát một cách tổng thể về chân dung khách hàng, tổ chức hãy chia nhỏ nhóm đối tượng này theo danh mục như sau:

  • Nhóm đối tượng tiêu dùng thân thiết.
  • Nhóm đối tượng tiêu dùng tiềm năng.
  • Nhóm đối tượng tiêu dùng cần hỗ trợ, tư vấn.
  • Nhóm đối tượng tiêu dùng không phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty.

Thông qua việc phân loại như trên, doanh nghiệp sẽ đưa ra được các chiến lược Marketing phù hợp nhất, nhắm đúng vào nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng.

Khảo sát tình hình thị trường

Khảo sát thị trường cũng được xem là một trong các khâu quan trọng hàng đầu với quy trình phát triển chiến lược bán hàng. Theo đó, bên cạnh việc tìm kiếm nhóm đối tượng phù hợp, doanh nghiệp đừng quên tìm hiểu, liên hệ với nhiều đối tác khác để trao đổi về nguồn vốn đầu tư cùng những đối thủ đang kinh doanh cùng ngành nghề trên thị trường.

Khảo sát thị trường là khâu rất quan trọng trong việc phát triển chiến lược bán hàng
Khảo sát thị trường là khâu rất quan trọng trong việc phát triển chiến lược bán hàng

Thiết kế chiến lược hành động

Tại bước thiết kế chiến lược hành động, doanh nghiệp cần tổng hợp chi tiết quy trình cho kế hoạch bán hàng của mình. Trong đó, một số nội dung bắt buộc cần đảm bảo là thời gian, đầu mục cần triển khai, trang thiết bị, nhân sự v.vv.. Ngoài ra, doanh nghiệp hãy nên ưu tiên những công việc nên được triển khai đầu tiên cũng như thực hiện đúng deadline từng đầu mục còn lại.

Lên phương án dự phòng

Đưa ra phương án dự phòng là bước giúp doanh nghiệp xử lý nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn trong trường hợp xảy ra vấn đề bất ngờ, nằm ngoài chiến lược phát triển. Không chỉ tiết kiệm tối đa thời gian, công sức, việc làm này còn hỗ trợ tổ chức hạn chế tối đa tình trạng chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu.

Dự trù ngân sách

Ngân sách được xem như một phần không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược bán hàng. Theo đó, doanh nghiệp cần tính toán một cách chi tiết và đưa ra dự đoán về nguồn ngân sách sẽ sử dụng đến khi triển khai dự án. Bên cạnh đó, hãy chi ra khoảng từ 05 đến 10% so với số tiền dự định để dành cho việc xử lý sự cố khi có vấn đề bất ngờ phát sinh.

Doanh nghiệp cần dự đoán về nguồn ngân sách khi triển khai kế hoạch bán hàng
Doanh nghiệp cần dự đoán về nguồn ngân sách khi triển khai kế hoạch bán hàng

Xem thêm: Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe từ A đến Z cho người mới.

Mẫu lập kế hoạch bán hàng Word và Excel chuẩn

Trên thực tế, mỗi đơn vị sẽ đều có các mẫu lập chiến lược kinh doanh không giống nhau. Tuy nhiên, giữa những bản kế hoạch này đều có một vài đặc điểm chung nhất định. Sau đây, mời bạn hãy cùng Vieclamkinhdoanh.vn tham khảo mẫu chiến lược bán hàng file Word và Excel chuẩn:

>> Tải ngay: Mẫu lập kế hoạch kinh doanh file Word.

>> Tải ngay: Mẫu lập kế hoạch kinh doanh file Excel.

Tổng kết

Hy vọng rằng thông qua bài viết của Blog Kinh Doanh ngày hôm nay, bạn đã nắm được các bước lập kế hoạch bán hàng chuẩn nhất. Nhìn chung, nắm vững những nguyên tắc cơ bản này chắc chắn sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *