Triết lý kinh doanh là gì

Triết lý kinh doanh là gì? Cách xây dựng triết lý trong kinh doanh hiệu quả

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Người xưa truyền nhau “phi thương bất phú”, kinh doanh không chỉ là câu chuyện sản phẩm mà còn là cái tâm con người. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải có triết lý kinh doanh đúng đắn. Vậy triết lý kinh doanh là gì? Cùng Vieclamkinhdoanh tìm hiểu ngay trong bài viết này!

Triết lý kinh doanh là gì?

Triết lý kinh doanh được hiểu là toàn bộ các nguyên tắc, niềm tin mà doanh nghiệp hướng tới trong suốt quá trình phát triển. Triết lý kinh doanh giải thích những mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp, phác thảo giá trị quan trọng đối với công ty, đơn vị. 

Thông qua triết lý này, toàn bộ nhân viên công ty sẽ được đào tạo và định hướng tới giá trị chung. Đây cũng chính là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững.

Triết lý kinh doanh của mỗi đơn vị được phân loại cụ thể: 

  • Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động và nghiệp vụ chuyên ngành có các: Triết lý về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, Marketing,….
  • Căn cứ theo quy mô của chủ thể: Triết cá nhân và triết lý áp dụng cho các doanh nghiệp. 
Triết lý kinh doanh là gì?
Triết lý kinh doanh là gì?

Một minh chứng rõ ràng cho tầm quan trọng của triết lý kinh doanh đó chính là sự trường tồn suốt 100 năm của nhãn hiệu chăm sóc da hàng đầu thế giới NIVEA. Với triết lý “Thấu hiểu và chăm sóc làn da con người”. 

Lấy làn da làm tiền đề và trọng tâm trong các nghiên cứu để đạt được những tựu khoa học tiên phong. Đây chính là chìa khóa thành công cho NIVEA trong suốt thập kỷ qua. Triết lý kinh doanh đúng đắn này quả thực có sức mạnh phi thường đã được rất nhiều doanh nhân học tập, ứng dụng và phát triển. 

Nội dung của triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh chính là cốt lõi, nền tảng của doanh nghiệp. Đây cũng chính là công cụ để hướng dẫn phương thức kinh doanh sao cho phù hợp với văn hóa của công ty. Nội dung triết lý bao gồm:

  • Sứ mệnh và mục tiêu cơ bản: Sứ mệnh tập trung mô tả doanh nghiệp là ai, làm gì, làm vì vai, làm như thế nào. Nội dung sứ mệnh sẽ trả lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp muốn trở thành tổ chức như thế nào? Doanh nghiệp có nghĩa vụ gì? Mục tiêu định hướng là gì?
Nội dung của triết lý kinh doanh là gì?
Nội dung của triết lý kinh doanh là gì?
  • Phương thức hành động: Đây là nội dung xác định doanh nghiệp sẽ thực hiện sứ mệnh và đạt tới các mục tiêu thế nào, bằng nguồn lực gì với 2 nội dung: Hệ thống giá trị, biện pháp quản lý của doanh nghiệp. 
  • Các nguyên tắc về phong cách ứng xử và hoạt động kinh doanh đặc thù: Doanh nghiệp phát triển, tồn tại được nhờ môi trường kinh doanh với các mối quan hệ xã hội: Chính quyền, khách hàng, đối thủ, ….Vì vậy, trong văn bản triết lý cần sẽ đưa ra nguyên tắc chung, hướng dẫn giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với xã hội, cách cư xử chuẩn mực trong các mối quan hệ. 

>>> Xem thêm: Bài học rút ra từ triết lý kinh doanh của Vinamilk

Vai trò của triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty vừa và nhỏ. Triết lý có những tác động tích cực với hoạt động của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:

Vai trò của triết lý kinh doanh là gì?
Vai trò của triết lý kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp
  • Là phương tiện giáo dục, phát triển nhân lực, tạo phong cách đặc thù cho doanh nghiệp: Triết lý của các đơn vị kinh doanh tạo nên văn hóa riêng của doanh nghiệp. Khi đưa ra triết lý đúng đắn sẽ giáo dục nhân viên phấn đấu, hết mình vì công ty, doanh nghiệp. 
  • Là cốt lõi của văn hóa, tạo ra phương thức phát triển bền vững: Triết lý doanh nghiệp ổn định, có tính khái quát, cô đọng. Khi phát huy tác dụng sẽ trở thành hệ tư tưởng chung của công ty, là công cụ cho doanh nghiệp có được sự phát triển bền vững. 
  • Là công cụ định hướng để quản lý chiến lược của doanh nghiệp: Môi trường kinh doanh vốn biến động không ngừng. Để tồn tại, doanh nghiệp cần sự chủ động trước mọi tình huống. Tính định tính của triết lý sẽ định hướng hoạt động quản lý phù hợp cho mọi thời kỳ. 
Chiến lược kinh doanh quyết định mức độ thành công của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh quyết định mức độ thành công của doanh nghiệp
  • Là cơ sở để quản lý chiến lược của doanh nghiệp: Đối với cán bộ quản trị, triết lý doanh nghiệp được coi là văn bản pháp lý để đưa ra quyết định. Căn cứ vào triết lý kinh doanh, nhà lãnh đạo sẽ có điều chỉnh, giải quyết các vấn đề hiệu quả. 

>>> Xem thêm: Bài Học Rút Ra Từ Triết Lý Kinh Doanh Của Viettel

Tiêu chí xây dựng triết lý kinh doanh

Để có được quan niệm kinh doanh đúng đắn, ban lãnh đạo phải có tầm nhìn, cái tâm và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Một số tiêu chí xây dựng triết lý kinh doanh cần lưu ý đó là:

  • Triết lý kinh doanh phải lấy con người làm trung tâm, coi con người là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Triết lý đưa ra phải hướng tới phục vụ, thỏa mãn lợi ích của khách hàng trong sự thống nhất với lợi ích của doanh nghiệp. 
Con người là một trong những tiêu chí hàng đầu của doanh nghiệp
Con người là một trong những tiêu chí hàng đầu của doanh nghiệp
  • Triết lý kinh doanh mang tính hiện đại và đại chúng: Triết lý thể hiện tầm nhìn của đơn vị, hiểu rõ sứ mệnh và nhiệm vụ. Tính hiện đại của triết lý chính là sự phù hợp với thực tiễn. Hơn thế nữa, còn có khả năng vạch đường cho doanh nghiệp trong tương lai. Tính hiện đại của triết lý không thể tách rời tính đại chúng, hoạt động kinh doanh phải hướng tới phục vụ cộng đồng mới có thể tồn tại. 
  • Tạo dựng phong cách, bản sắc văn hóa doanh nghiệp: Những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thành công đều phải xây dựng được bản sắc của riêng mình, được thể hiện như: Logo, khẩu hiệu, trang phục,… Yếu tố phong cách đặc trưng này cần dựa trên sự tiếp cận sâu sát toàn bộ mọi hoạt động của doanh nghiệp để thể hiện được những đặc trưng riêng biệt.
Phong cách và văn hóa tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp
Phong cách và văn hóa tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp

Cách xây dựng triết lý trong kinh doanh hiệu quả

Với sự linh hoạt trong quá trình hoạt động kinh doanh, sự gọn nhẹ trong cơ cấu tổ chức thì việc chọn lựa cách thức phù hợp để xây dựng triết lý kinh doanh, tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Các đơn vị có thể thực hiện theo các cách thức như sau:

Mời chuyên gia tư vấn

Với những doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm xây dựng triết lý kinh doanh đừng nên bỏ qua cách thức an toàn và hiệu quả này. Phương thức sẽ giúp các bạn tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và tránh được sai lầm không đáng có. 

Chuyên gia tư vấn là những người am hiểu và dày dặn kinh nghiệm trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Để có thể tư vấn xây dựng triết lý kinh doanh, chuyên gia sẽ tìm hiểu: hoạt động, phong cách lãnh đạo, định hướng giá trị doanh nghiệp, lắng nghe tâm tư, tình cảm lãnh đạo cũng như toàn bộ các thành viên trong doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra những gợi ý, tư vấn phù hợp

Tư vấn từ chuyên gia giúp doanh nghiệp xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả
Tư vấn từ chuyên gia giúp doanh nghiệp xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả

Xây dựng triết lý kinh doanh dựa trên sự thống nhất

Theo cách này, người đứng đầu đơn vị/bộ phận soạn thảo sẽ nghiên cứu toàn diện đặc trưng nổi bật của công ty, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp theo đuổi, quan niệm đạo đức, nguyên tắc kinh doanh, mục tiêu hướng tới,… 

Sau đó, tiến hành tập hợp thành văn bản gửi xuống các phòng ban, đơn vị trực thuộc để khuyến khích nhân viên thảo luận, góp ý hoàn chỉnh. Những vấn đề thống nhất sẽ được phê chuẩn và ban hành để toàn bộ công ty cùng thực hiện. Với phương pháp này, nhân viên sẽ cảm nhận được tinh thần dân chủ, tôn trọng lẫn nhau trong tập thể

Ý kiến tập thể giúp doanh nghiệp xây dựng triết lý kinh doanh toàn diện
Ý kiến tập thể giúp doanh nghiệp xây dựng triết lý kinh doanh toàn diện

Doanh nghiệp tự đúc kết kinh nghiệm hình thành triết lý kinh doanh

Thông qua quá trình hoạt động đủ dài, chủ doanh nghiệp sẽ tổng kết, đúc rút kinh nghiệm rồi khái quát hóa thành quan điểm mang tính triết lý để chỉ đạo hoạt động kinh doanh. 

Phương pháp này đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp phải là người tâm huyết, kiên trì, có khả năng đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động kinh doanh để tìm ra triết lý đúng đắn. 

Như vậy, sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp không thể thiếu triết lý kinh doanh đúng đắn. Với những đặc tính riêng có của từng đơn vị lãnh đạo sẽ xây dựng triết lý phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có cơ hội khẳng định vị thế, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Bài viết tại mục chia sẻ kinh nghiệm trên đây hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu được triết lý kinh doanh là gì cũng như cách thức để xây dựng triết lý doanh nghiệp hiệu quả. 

Ngoài ra, nếu đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm lĩnh vực kinh doanh đừng quên theo dõi TopCV để cập nhật thông tin tuyển dụng mới mỗi ngày nhé!


Spread the love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *