5 nguyên tắc sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả cần phải biết

5 nguyên tắc sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả cần phải biết

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Sử dụng vốn kinh doanh là một trong những vấn đề doanh nghiệp cần đặc biệt ưu ý trong quá trình hoạt động, phát triển. Vậy, nên sử dụng vốn kinh doanh như thế nào? Hãy cùng Vieclamkinhdoanh tìm hiểu ngay 5 nguyên tắc sau nhé.

Vốn kinh doanh là gì? Vì sao phải quản lý vốn?

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được định nghĩa là lượng tiền tệ, tài sản ban đầu được sử dụng để đầu tư cho các hình thức kinh doanh, buôn bán, sản xuất của doanh nghiệp. Vốn cũng được hiểu là số tiền ứng trước cho toàn bộ các tài sản hữu hình, vô hình của doanh nghiệp. 

Vốn kinh doanh có thể là tiền tệ, tài sản hữu hình và vô hình
Vốn kinh doanh có thể là tiền tệ, tài sản hữu hình và vô hình

Quản lý vốn trong doanh nghiệp rất quan trọng. Bởi, nếu xảy ra bất kỳ sự sai sót nào trong quản lý nguồn vốn, có thể dẫn đến nhiều hậu quả trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ như nó có thể mang lại hậu quả mất kiểm soát dòng tiền, vỡ nợ.

Vì vậy, quản lý vốn tốt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể kiểm soát được dòng tiền. Từ đó có thể đánh giá được hiệu quả, kế hoạch kinh doanh có đang mang lại được những doanh thu như dự kiến không và hạn chế được những rủi ro ngoài ý muốn.

Tìm hiểu thêm: Kinh doanh là gì? 7 lĩnh vực kinh doanh chính yếu hiện nay

5 nguyên tắc sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả

Vậy, làm thế nào để sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả? Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản mà bạn có thể áp dụng trong quá trình sử dụng vốn:

Sử dụng vốn đúng tính chất

Nguyên tắc đầu tiên bạn cần quan tâm chính là sử dụng vốn kinh doanh đúng với tính chất của nó. Hiện tại, có 2 loại hình vốn chính bao gồm:

  • Vốn ngắn hạn: Được sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm cho những hoạt động kinh doanh. Thường liên quan đến những khoản nợ quá hạn, nợ ngắn hạn, nợ nhà cung cấp, các khoản nợ phải trả khác.
  • Vốn dài hạn: Sử dụng lâu dài cho những hoạt động kinh doanh, sản xuất trong tương lai. Phạm vi sử dụng thường bao gồm các khoản vay nợ dài hạn, trung hạn, nguồn vốn chủ sở hữu, khoản lợi nhuận không được chia từ hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lưu ý không sử dụng các vốn nóng (hay vốn vay nhanh). Bởi nó có thể khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng chuyển biến xấu và trong vòng luẩn quẩn của hoạt động vay – trả nợ – vay.

Sử dụng vốn đúng mục đích

Nguyên tắc thứ 2 trong sử dụng vốn kinh doanh là phải sử dụng đúng mục đích, đúng kỳ so với kế hoạch ban đầu đề ra. Nguyên tắc này đảm bảo cho việc sử dụng vốn hiệu quả và tránh làm thất thoát nguồn vốn không xác định. Muốn áp dụng nguyên tắc này, doanh nghiệp cần xây dựng rõ về các hoạt động cần sử dụng vốn. Nếu sử dụng sai mục đích hoặc không có mục đích, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn về tài chính trong tương lai.

Doanh nghiệp cần sử dụng vốn đúng với mục đích ban đầu
Doanh nghiệp cần sử dụng vốn đúng với mục đích ban đầu

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng

Kiểm tra và đánh giá hiệu quả làm một trong những nguyên tắc mà bạn cần thực hiện trong khi sử dụng vốn. Việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện được những sự cố, vấn đề phát sinh kịp thời. Bên cạnh đó, nó cũng giúp doanh nghiệp tránh gặp tình trạng sử dụng vốn chỗ này đắp chỗ kia và phải chạy chi phí hoạt động từng ngày trong tương lai.

Hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là một trong những phương thức được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong quá trình quản lý tài chính, tăng doanh thu, lợi nhuận. Tuy vậy, lạm dụng đòn bẩy tài chính có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường trong tương lai. Do đó, doanh nghiệp cần phải biết cách cân bằng giữa vốn chủ sở hữu và việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Để có thể giúp mở rộng và huy động nguồn vốn tốt hơn, doanh nghiệp có thể tham khảo những hình thức khác như tái đầu tư từ lợi nhuận không chia, phát hành chứng khoán,… trước khi lựa chọn sử dụng đòn bẩy tài chính. Điều này giúp doanh nghiệp giảm thiểu việc phải chịu chi phí tài chính lớn, mất khả năng thanh toán, thanh khoản doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Mô hình kinh doanh nhỏ và ít vốn cho người mới khởi nghiệp

Hạn chế hình thành công nợ

Nguyên tắc cuối cùng khi quản lý vốn đấy chính là cần hạn chế việc hình thành công nợ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vốn được quản lý tốt khi các khoản thu là tài sản mà doanh nghiệp không nắm giữ. Do đó, giám đốc kinh doanh cần chú ý cần giảm tỷ lệ công nợ trên tổng doanh thu/tài sản ở mức an toàn nhất.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện nỗ lực chuyển những khoản công nợ thành tài sản nắm giữ trong thời gian ngắn nhất. Từ đó giúp giảm được rủi ro trong sử dụng vốn và quản lý tài chính tương lai.

Doanh nghiệp nên hạn chế hình thành công nợ trong quá trình sử dụng vốn
Doanh nghiệp nên hạn chế hình thành công nợ trong quá trình sử dụng vốn

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về các nguyên tắc để bạn có thể sử dụng vốn kinh doanh, quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến những cơ hội việc làm lĩnh vực kinh doanh, tài chính, hãy truy cập vào TopCV để tiếp cận với những tin tuyển dụng hấp dẫn nhé.


Spread the love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *