Triết lý kinh doanh là yếu tố sẽ ảnh hưởng định hướng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, hãy cùng Vieclamkinhdoanh tìm hiểu về những triết lý kinh doanh tỷ đô ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Triết lý kinh doanh là gì? Vai trò như thế nào?
Trước khi đến với triết lý tỷ đô, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm và vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp là gì nhé.
Triết lý kinh doanh là gì?
Hiểu đơn giản thì triết lý kinh doanh là một hệ thống gồm các giá trị, các nguyên tắc mà doanh nghiệp sẽ luôn thường tới trong quá trình xây dựng và quá trình phát triển của doanh nghiệp. Triết lý sẽ ảnh hưởng đến tư duy và hành động cũng như mục tiêu kinh doanh của toàn bộ nhân sự.
Thông thường các triết lý sẽ bắt nguồn từ cuộc sống thực tế, kinh nghiệm của người lãnh đạo trên thương trường và đúc kết ra những tư tưởng đúng đắn, các nguyên tắc phù hợp. Từ đó sẽ lan tỏa được những giá trị trong kinh doanh đến với nhân sự.
Vai trò của triết lý kinh doanh
Đối với doanh nghiệp thì triết lý sẽ có những vai trò như sau:
- Tạo ra sức mạnh tổng thể, hướng phong cách làm việc và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Từ đó tạo thành tập thể vững mạnh và đoàn kết.
- Thể hiện được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đối với các nhân sự.
- Là một trong những công cụ định hướng về cách thức hoạt động và làm việc của doanh nghiệp.
- Là yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực tốt hơn.
- Tạo ra được phong cách đặc thù về hành vi và đạo đức của nhân viên trong doanh nghiệp.
Tham khảo: Mách Bạn Top 5 Ý Tưởng Kinh Doanh Vốn Ít, Thu Nhập Hấp Dẫn
9 triết lý kinh doanh tạo nên đế chế tỷ đô
Để hiểu hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo chỉ triết lý kinh doanh đã tạo nên các đế chế tỷ đô ngay dưới đây:
Đừng bào chữa lỗi lầm, hãy cải tiến
Triết lý này là một trong những triết lý phổ biến được nhiều CEO thành công nhắc đến và áp dụng. Thay vì đổ lỗi và bào chữa cho những sai sót trong kinh doanh, bạn nên tìm cách khắc phục và cải tiến để sửa chữa được những lỗi lầm đó.
Cởi mở hơn với những người lắng nghe
Không phải ai cũng muốn nghe những gì bạn nói bạn chia sẻ. Nếu bạn không tìm được những người muốn lắng nghe điều đó thì sự chia sẻ của bạn sẽ trở nên vô dụng. Triết lý này cho rằng thay vì lãng phí thời gian và sức lực cho những người đấy, hãy cởi mở hơn với những người sẵn sàng lắng nghe bạn.
Luôn trung thực và chân thành
Trung thực và chân thành là hai yếu tố tiếp theo mà bạn nên có ở trong triết lý doanh nghiệp mình. Lời khuyên trung thực và chân thành sẽ có giá trị hơn so với những lời khuyên sáo rỗng và lịch sự khách sáo.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các mô hình kinh doanh online phổ biến nhất hiện nay
Khi không cùng tư duy đừng lúng túng
Chúng ta thường bị lúng túng và cảm thấy khó kết nối với những người không cùng tư duy của mình. Đây là một vấn đề khá thường gặp trong các doanh nghiệp. Tuy vậy việc làm quen và trao đổi với những người không cùng tư duy sẽ giúp cho bạn cải thiện và có khả năng suy nghĩ đa chiều hơn. Sau đó nếu gặp những người không cùng tư duy đừng quá lúng túng.
Không dừng khi mệt mỏi, chỉ dừng khi đã xong
Bất cứ công việc nào cũng sẽ có thể mang lại cho bạn sự mệt mỏi và chán lắm khiến bạn muốn dừng lại. Chiếc ví này là một lời động viên để giúp bạn có thể vượt qua được khoảng thời gian khó khăn và mệt mỏi đó.
Làm việc chăm chỉ, ít khoa trương
Đừng chỉ ba hoa về những công việc của mình mà hãy làm việc chăm chỉ trong sự im lặng. Triết lý này đã giúp rất nhiều người đạt được thành công. Việc khoe khoang thành tích với mọi người có thể giúp bạn thỏa mãn ở giây phút hiện tại nhưng dễ làm bạn “ngủ quên trên chiến thắng”
Chông gai không đồng nghĩa với thất bại
Trên chặng đường phát triển của bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào, việc gặp phải những sự khó khăn và trong gai là điều khó tránh khỏi. Tuy vậy bạn nên nhớ rằng gặp khó khăn và chông gai không có nghĩa là bạn thất bại trong quá trình phát triển của mình. Bởi không có một con đường thành công nào lại quá dễ dàng.
Biết ơn người cho bạn cơ hội
Đây là triết lý kinh doanh cuối cùng trong ngày hôm nay, Triết lý này là một trong những yếu tố để bạn thể hiện lòng biết ơn với những người đã giúp đỡ cho bạn. Hãy luôn ghi nhớ rằng việc có những người bạn đồng hành, giúp đỡ trên chặng đường phát triển của bạn là một điều rất đáng trân quý.
Tìm hiểu thêm: Top 5 ý tưởng thiết kế mô hình quán cà phê sân vườn nhỏ đẹp, hút khách
Hi vọng với những triết lý kinh doanh ở trên bạn đã tìm được triết lý phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Bên cạnh đó đừng quên tại chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm của Vieclamkinhdoanh có nhiều kiến thức thú vị hơn liên quan đến lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, tại TopCV cũng đang có nhiều việc làm làm hấp dẫn chờ bạn khám phá.
Có thể bạn quan tâm: Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Nhân Viên Kinh Doanh Đơn Giản Nhất