Nhân viên kinh doanh có phải là sale không

Nhân Viên Kinh Doanh Có Phải Là Sale Không? Có Nên Làm Sale?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Nhân viên kinh doanh và sale là hai thuật ngữ thường được sử dụng hiện nay. Tuy vậy, vẫn nhiều người thắc mắc rằng, nhân viên kinh doanh có phải là sale không. Nếu bạn cũng có cùng câu hỏi này, hãy tham khảo ngay bài viết “Nhân viên kinh doanh có phải là sale không? Có nên làm sale?” ngay sau đây.

Nhân viên kinh doanh có phải là sale không?

Việc thắc mắc về vấn đề nhân viên kinh doanh có phải là sale không thường rất hay gặp phải. Trên thực tế, nhân viên kinh doanh chính là dịch nghĩa của từ sale đã được rút gọn. Cụ thể, nhân viên kinh doanh trong tiếng anh thường có khá nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ như:

  • Salesman: Để chỉ nhân viên kinh doanh nam.
  • Saleswoman: Để chỉ nhân viên kinh doanh là nữ giới.
  • Những cụm từ khác như Sales Supervisor, Sale Executive, National Sales Manager,…

Do đó, để ngắn gọn hơn, nhân viên kinh doanh cũng sẽ được gọi là nhân viên sale. Đặc biệt, ở những công ty thường xuyên sử dụng thêm ngôn ngữ tiếng anh thì chủ yếu sẽ thay thế tên gọi nhân viên kinh doanh là sale.

>>>Xem thêm: Tìm Hiểu Về Nhân Viên Kinh Doanh Thị Trường Là Gì?

Nhân viên kinh doanh có phải là sale không?
Nhân viên kinh doanh có phải là sale không?

Có nên làm nhân viên Sale không?

Sau khi đã xác định được nhân viên kinh doanh có phải là sale không, chắc chắn nhiều bạn sẽ thắc mắc và đắn đo có nên làm nhân viên sale không. Để giải đáp được vấn đề này, bạn cần xác định dựa trên mong muốn, định hướng của bản thân. Ngoài ra, có thể xem xét thêm những yếu tố sau đây:

Xem xét các công việc cần làm hàng ngày

Mục tiêu chính trong công việc hàng ngày của nhân viên kinh doanh (sale) chính là đem lại được nhiều doanh thu nhất có thể. Để đạt được mục tiêu đó, nhân viên kinh doanh sẽ thực hiện 2 nhóm công việc chính. Cụ thể như sau:

Tìm kiếm, khai thác khách hàng mới, khách hàng tiềm năng

  • Tìm kiếm thông tin của khách hàng bằng nhiều kênh khác nhau.
  • Liên hệ chủ động với khách hàng trong danh sách, data có sẵn để giới thiệu dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Gửi những thông tin về sản phẩm, dịch vụ qua email hoặc những kênh liên lạc thuận tiện cho khách hàng.
  • Sử dụng những kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ khách hàng hoàn tất quá trình mua bán, hoàn tất hợp đồng ký kết sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Chăm sóc khách hàng cũ/mới

  • Hỗ trợ giải đáp các thắc mắc, phàn nàn, khiếu nại của khách hàng kịp thời.
  • Đối với những sản phẩm, dịch vụ có thời hạn, cần theo dõi thường xuyên quá trình sử dụng, nhắc nhở khách hàng khi đến thời điểm gia hạn.
  • Gửi các thông tin liên quan đến ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng cũ.
  • Thường xuyên theo định kỳ liên hệ để hỏi thăm, xin các phản hồi về quá trình sử dụng dịch vụ, sản phẩm của khách hàng.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn viết cv nhân viên kinh doanh thu hút nhà tuyển dụng

Những yêu cầu để trở thành nhân viên sale

Để trở thành nhân viên sale, bạn sẽ cần đáp ứng được một số yêu cầu như sau:

Về chuyên môn: Thông thường, nhân viên sale sẽ không cần có quá nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Tuy vậy, với mức độ cạnh tranh như hiện nay, để có thể thể thành công, bạn nên trạng bị thêm những kiến thức về tài chính, kinh doanh bán hàng.

Nhân viên kinh doanh nên rèn luyện thêm kỹ năng chuyên môn của mình
Nhân viên kinh doanh nên rèn luyện thêm kỹ năng chuyên môn của mình

Về kỹ năng mềm, bao gồm:

Kỹ năng giao tiếp tốt: Đây là kỹ năng gần như bắt buộc mà nhân viên sale nào cũng cần phải có. Bạn sẽ cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc để có thể kết nối được với khách hàng tốt hơn và đem lại hiệu quả trong công việc cao hơn.

Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu: Lắng nghe, thấu hiểu là một phần quan trọng để bạn có thể nắm bắt được nhu cầu, tâm lý của khách hàng. Khi bạn có thể nắm bắt được điều này, bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Kỹ năng xử lý tình huống: Trong quá trình làm sale, sẽ có rất nhiều tình huống khó xử, các vấn đề không mong muốn xảy ra. Do đó, bạn cần có khả năng xử lý tốt để giảm thiểu được hậu quả của những vấn đề đó xuống mức thấp nhất.

Kỹ năng thương lượng, thuyết phục, đàm phán: Chắc chắn đây cũng sẽ là kỹ năng bạn cần có. Bởi, nếu bạn không có khả năng thuyết phục, thương lượng và đàm phán, bạn sẽ khó có thể khiến khách hàng hài lòng và đồng ý bỏ tiền ra cho bạn.

Một số kỹ năng khác cần có: Kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng chốt giao dịch, am hiểu về thị trường, sản phẩm, …

Mức thu nhập khi làm nhân viên sale

Trên thực tế, mức thu nhập của nhân viên kinh doanh (sale) sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bao gôm như năng lực của bạn, quy mô doanh nghiệp, loại hình sản phẩm, dịch vụ kinh doanh,… Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo mức lương trung bình của vị trí này được khảo sát với hơn 15.000 tin tuyển dụng như sau:

  • Mức trung bình: 14.000.000 đồng/tháng.
  • Dải phổ biến: 9.300.000 – 18.600.000 đồng/tháng.
  • Mức thấp nhất: 4.000.000 đồng/tháng.
  • Mức cao nhất: 92.800.000 đồng/tháng.

>>>Xem thêm: Có nên làm nhân viên kinh doanh không? Kinh nghiệm không thể bỏ lỡ

Mức lương trung bình của nhân viên kinh doanh có thể đạt đến 8 con số
Mức lương trung bình của nhân viên kinh doanh có thể đạt đến 8 con số

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vị trí nhân viên kinh doanh (sale). Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về nhân viên kinh doanh có phải là sale hay không. Ngoài ra, để xác định có nên làm sale hay không, bạn sẽ cần xem xét trên nhiều vấn đề khác nhau cũng như mong muốn của mình để tìm được câu trả lời chính xác.

Hình ảnh: Sưu tầm


Spread the love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *