Hiểu rõ xúc tiến bán hàng là gì giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về sản phẩm/dịch vụ và thu hút thêm nhiều khách mua hàng. Chi tiết về các chiến lược xúc tiến hiệu quả, Vieclamkinhdoanh.vn sẽ bật mí tới bạn tại bài viết trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm sau!
Mục lục
Xúc tiến bán hàng là gì?
Xúc tiến bán hàng là gì? Xúc tiến bán hàng là thuật ngữ chỉ toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp có thể mang lại giá trị tăng thêm và động lực thúc đẩy quyết định mua hàng ở người tiêu dùng cuối cùng hay trung gian phân phối, giúp kích thích họ chi tiền nhiều hơn hoặc nhanh hơn.
Tham khảo: 30+ thuật ngữ kinh doanh trong bán hàng & tiếp thị bạn nên biết.
Vai trò của xúc tiến bán hàng là gì?
Hiện nay, đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, để cạnh tranh với các đối thủ khác, doanh nghiệp càng phải nỗ lực hơn trong hoạt động quảng cáo, thu hút người tiêu dùng của mình. Các chương trình xúc tiến bán hàng khi được triển khai một cách hiệu quả sẽ không chỉ tác động tới phạm vi Marketing mà còn có thể ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh chung cho tổ chức. Ví dụ như:
- Xây dựng nhận thức cho tệp khách hàng mục tiêu.
- Thu hút và nâng cao khả năng tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng.
- Kích thích khách hàng phát sinh nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Tạo liên kết chặt chẽ về mặt cảm xúc đối với người tiêu dùng.
- Thúc đẩy hành vi trải nghiệm, mua sắm sản phẩm/dịch vụ nơi khách hàng.
- v.vv..
Công cụ xúc tiến bán hàng phổ biến
Để triển khai hiệu quả các chiến lược xúc tiến bán hàng, việc doanh nghiệp sử dụng các biện pháp hỗ trợ chắc chắn là điều không thể thiếu. Theo đó, dưới đây là 05 công cụ xúc tiến bán hàng phổ biến nhất hiện nay, được xem như những “vũ khí” giúp tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai và đi theo đúng lộ trình vạch ra ban đầu:
- Quảng cáo.
- Quan hệ công chúng.
- Triển khai chương trình khuyến mại hiệu quả.
- Marketing trực tiếp.
- Bán hàng cá nhân.
06 chiến lược xúc tiến bán hàng cho doanh nghiệp hiệu quả
Sau khi đã bỏ túi 05 công cụ xúc tiến bán hàng phổ biến, tiếp theo, mời bạn hãy cùng tham khảo ngay 06 chiến lược xúc tiến bán hàng đỉnh cao có thể giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả:
Content Marketing
Content Marketing được xem là chiến lược xúc tiến bán hàng quan trọng hàng đầu để hỗ trợ doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Theo đó, không chỉ cho phép xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, gia tăng mức độ tương tác cũng như tạo niềm tin nơi người tiêu dùng, Content Marketing còn góp phần xây dựng thương hiệu và cải thiện khả năng nhận diện cho tổ chức trong từng ngành nghề cụ thể.
Branding
Là một chiến lược bán hàng giúp cải thiện mức độ nhận diện cho thương hiệu, Branding đề cập đến việc xác định, xây dựng các yếu tố độc đáo để doanh nghiệp được người tiêu dùng biết tới nhiều hơn như tên gọi, thông điệp hay giá trị cốt lõi. Khi khách hàng nghe hoặc nhìn thấy thương hiệu, họ sẽ dễ dàng nhận ra hơn và liên tưởng đến sản phẩm/dịch vụ mà tổ chức cung cấp.
Social Media
Social Media là chiến lược xúc tiến bán hàng vô cùng mạnh mẽ. Chiến lược này cho phép doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn qua một số nền tảng như Facebook, TikTok, Instagram, YouTube, Shopee, Lazada v.vv..; tạo cơ hội để tổ chức có cơ hội giải đáp, tiếp nhận phản hồi cũng như tạo môi trường giao tiếp hai chiều với người tiêu dùng. Bằng việc thường xuyên tương tác tích cực, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Xem thêm: Kinh doanh online trên sàn thương mại điện tử – Lợi ích và rủi ro.
Email Marketing
Email Marketing là chiến lược xúc tiến bán hàng hiệu quả với mục tiêu thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Chiến lược Email Marketing cho phép tổ chức gửi thư điện tử trực tiếp tới khách hàng, giúp tạo ra một kênh giao tiếp cá nhân để tương tác với nhóm người tiêu dùng mục tiêu. Với việc tuỳ chỉnh và cá nhân hoá nội dung Email Marketing dựa trên thông tin khách hàng, doanh nghiệp sẽ có thể thúc đẩy động lực mua hàng nơi họ.
KOL/KOC Marketing
Khác với các chiến lược kể trên, KOL/KOC Marketing lại tập trung hơn vào việc hợp tác với những nhân vật có tầm ảnh hưởng hay người tiêu dùng chủ chốt để quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Để triển khai chiến lược này, mỗi tổ chức đều phải lưu ý tới một số vấn đề quan trọng như sau:
- Lựa chọn KOL/KOC phù hợp với lĩnh vực hoạt động và nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
- Xem xét kỹ lưỡng giá trị và nội dung mà KOL/KOC mang lại.
- Đánh giá tính phù hợp về phong cách, giá trị cá nhân của KOL/KOC với thương hiệu, thông điệp của doanh nghiệp.
Tài trợ sự kiện
Tài trợ sự kiện cũng được xem là một trong những chiến lược xúc tiến bán hàng đỉnh cao được đông đảo doanh nghiệp tin tưởng áp dụng. Cụ thể, việc tham gia tài trợ sự kiện có thể mang lại cho tổ chức sự cải thiện về mặt nhận diện thương hiệu đối với một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Mối liên kết với các sự kiện đặc biệt sẽ góp phần giúp doanh nghiệp tạo dấu ấn sâu sắc trong tâm trí người tiêu dùng.
Quy trình xây dựng chiến lược xúc tiến bán hàng tối ưu
Cùng với việc nắm bắt 06 chiến lược xúc tiến bán hàng hiệu quả, bỏ túi ngay 04 bước xây dựng chiến lược xúc tiến bán hàng dưới đây cũng hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình kinh doanh của mình:
- Bước 01: Nghiên cứu và phân tích thị trường.
- Bước 02: Xác định mục tiêu xúc tiến bán hàng.
- Bước 03: Lựa chọn phương tiện triển khai chiến lược xúc tiến bán hàng.
- Bước 04: Xây dựng chương trình xúc tiến bán hàng.
- Bước 05: Triển khai và quản lý quá trình xúc tiến bán hàng.
Tổng kết
Như vậy, bài viết do Blog Kinh Doanh mang tới ngày hôm nay đã giúp bạn tổng hợp toàn bộ kiến thức cơ bản nhất về xúc tiến bán hàng. Hy vọng rằng qua những thông tin hữu ích này, bạn sẽ tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Xúc tiến bán hàng là gì?” cũng như bỏ túi được một số công cụ xúc tiến hiệu quả và quy trình xây dựng chiến lược xúc tiến bán hàng tối ưu!