Những điều cần biết khi đăng ký thi vào ngành quản trị kinh doanh

Những điều cần biết khi đăng ký học ngành quản trị kinh doanh

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Ngành Quản trị kinh doanh là một trong những ngành hot trong khối ngành kinh tế được các bạn ưu ái đăng ký thi tuyển rất nhiều mỗi năm. Học ngành quản trị kinh doanh cần thi vào khối nào? Điểm chuẩn của ngành quản trị kinh doanh lấy bao nhiêu điểm. Bạn đã có được những thông tin hữu ích cho mình trước khi thi vào ngành này chưa? Hãy cùng vieclamkinhdoanh.vn đi tìm câu trả lời nhé!

Một số kiến thức về ngành quản trị kinh doanh 

Định nghĩa ngành quản trị kinh doanh là gì?

Trước khi theo học ngành quản trị kinh doanh, bạn nên có hiểu biết cơ bản về khái niệm ngành này. Theo bạn, tên của ngành quản trị kinh doanh nói lên điều gì? 

 Ngành quản trị kinh doanh học về việc “quản trị” và “kinh doanh”.
Ngành quản trị kinh doanh học về việc “quản trị” và “kinh doanh”.

Giống như tên ngành đã gợi ý, ngành Quản trị kinh doanh gồm 2 yếu tố đó “Quản trị” và “Kinh doanh”. Quản trị có thể hiểu là “quản lý” và những kiến thức liên quan đến “kinh doanh” cũng như kinh tế.

Hiểu theo cách đơn giản dễ hiểu Quản trị kinh doanh chính là ngành học tổng hợp rất nhiều kiến thức kinh tế của rất nhiều ngành bao gồm: tài chính, kế toán, luật, marketing, Logistics, nhân sự…

Đăng ký học ngành này, bạn sẽ được học rất nhiều môn từ cơ bản đến chuyên sâu, rất nhiều môn học đa dạng. Cụ thể về các môn học chúng ta sẽ tìm hiểu bên dưới. 

Ngành quản trị kinh doanh lấy bao nhiêu điểm? 

Nếu bạn muốn học ngành quản trị kinh doanh, chắc bạn đã tham khảo qua vài trường nhỉ? Ngành quản trị kinh doanh hệ đại học có điểm chuẩn đa dạng trong khung từ 25 -28 điểm. Tùy vào việc trường bạn lựa chọn học là trường Công Lập hay Dân Lập, trường bạn có nổi tiếng đào tạo ngành quản trị kinh doanh không? Một số ví dụ về điểm chuẩn các trường Đại học:

  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với điểm chuẩn năm 2020 là 27,02.
  • Trường Đại học Thương mại với điểm chuẩn năm 2020 là 25,08.
  • Học viện Tài Chính với điểm chuẩn năm 2020 là 25,05.
  • Một số trường điểm chuẩn thấp hơn, chỉ từ 14 điểm, ví dụ: Đại học Mở, đại học Thành Đô,…

Thi khối nào để theo học ngành quản trị kinh doanh?

Hiện tại, để thi tuyển thành công vào ngành quản trị kinh doanh, các sĩ tử có bốn lựa chọn về khối thi:

Khối A00: Gồm ba môn Toán – Lý – Hóa.

Khối A01: Gồm ba môn Toán – Lý – Anh.

Khối D01: Gồm ba môn Toán – Văn – Anh.

Khối D07: Gồm ba môn Toán – Hóa – Anh.

Các môn học ngành quản trị kinh doanh

Các môn học đại cương

Giống với các khoa khác, học ngành quản trị kinh doanh, các sinh viên cũng bắt đầu với các môn đại cương như: Các môn lý luận chính trị, các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, giáo dục thể chất, quốc phòng, tiếng Anh (cơ bản và nâng cao), tiếng Anh Thương mại, tin học cơ bản,…

Các môn học cơ sở ngành

Các môn về kiến thức cơ sở ngành như: môn kinh tế vi mô – vĩ mô, giao tiếp kinh doanh, quản trị học, tiếp thị căn bản, các bộ môn về kinh doanh quốc tế, nguyên lý kế toán, thương mại điện tử…

Các bộ môn liên quan đến “quản trị” như:

  • Quản trị dự án.
  • Quản trị sự kiện.
  • Quản trị chất lượng.
  • Quản trị tiếp thị.

Các môn học chuyên ngành

Những môn học ngành quản trị kinh doanh giúp bổ trợ kiến thức về kinh tế như: Luật kinh tế, ngoại ngữ, thanh toán quốc tế, thị trường chứng khoán, kế toán quản trị,…

 Các môn chuyên ngành gồm kiến thức chuyên sâu để thành thạo ngành quản trị kinh doanh như: Hệ thống sản xuất tinh gọn, quản trị marketing, quản trị nhân lực, đạo đức kinh doanh, nghiên cứu thị trường, giao tiếp kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị chất lượng, quản trị rủi ro, quản trị chiến lược,..

Lượng kiến thức to lớn về khối ngành kinh tế.
Lượng kiến thức to lớn về khối ngành kinh tế.

Cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh

Sau 04 năm học ngành quản trị kinh doanh, bạn sẽ được tôi luyện với nguồn kiến thức “khổng lồ”, do đặc tính các ngành kinh tế nên bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau. Một số lĩnh vực phổ biến như:

Chuyên viên tư vấn của các phòng như : Phòng marketing, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch , phòng hỗ trợ và giao dịch khách hàng tại các nhà tuyển dụng là các đơn vị công ty , doanh nghiệp , các tập đoàn trong lĩnh vực tài chính , chứng khoán.

Bạn có thể xin việc ở các vị trí quản trị dự án kinh doanh. Các công việc thuộc các lĩnh vực như : logistic, kinh doanh , marketing , tài chính,…

Bạn cũng có thể ứng tuyển cho các vị trí: Quản trị cung ứng , quản trị về phát triển thử nghiệm, đánh giá sản phẩm dịch vụ thương mại và hệ thống kênh phân phối.

Nếu bạn yêu thích theo dõi việc bán hàng, bạn hãy ứng tuyển vào các vị trí quản trị bán hàng như : xuất nhập khẩu , bán buôn , bán lẻ trong lĩnh vực thương mại hàng hóa , dịch vụ , đầu tư hay sở hữu trí tuệ .

 Nhu cầu tuyển dụng ngành kinh doanh vẫn rất đa dạng, nên bạn có thể đảm nhận những công việc khác nhau để lấy kinh nghiệm. Việc thành thạo multitask và có nhiều kinh nghiệm làm việc sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Kết

 Ngành nghề có nhiều lựa chọn vị trí công việc.
Ngành nghề có nhiều lựa chọn vị trí công việc.

Học quản trị kinh doanh mang đến cho bạn rất nhiều kiến thức về khối ngành kinh tế. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết để các sĩ tử có thể an tâm khi lựa chọn thi vào ngành này. Chúc các bạn thành công.


Spread the love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *