Vị trí nhân viên kinh doanh thực phẩm hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và tìm kiếm nhân lực mới. Tuy vậy, đây là một ngành có sự đặc thù khác biệt với những vị trí nhân viên kinh doanh khác. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về nhân viên kinh doanh thực phẩm là gì, bài viết dưới đây của vieclamkinhdoanh.vn sẽ hữu ích cho bạn.
Mục lục
Nhân viên kinh doanh thực phẩm là gì?
Nhân viên kinh doanh thực phẩm chính là những nhân sự thực hiện công việc tìm kiếm, thuyết phục khách hàng sử dụng các loại thực phẩm do doanh nghiệp cung cấp, phân phối, sản xuất. Mục tiêu chung của NVKD thực phẩm là giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu. Họ sẽ làm việc cho những doanh nghiệp thuộc ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm.
Đây là một trong những ngành nghề khá đặc thù. Ngành CN và KD thực phẩm sẽ liên quan đến việc nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến, các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, kinh doanh thực phẩm. Do đó, nếu muốn làm NVKD thực phẩm, bạn sẽ cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
>>>Xem thêm: Bí quyết thực tập kinh doanh gây ấn tượng với doanh nghiệp
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giai đoạn năm 2021, ngành CN và KD thực phẩm đã bị ảnh hưởng không ít theo xu hướng chung của thị trường. Tuy nhiên, theo các chính sách chung của chính phủ về vấn đề khôi phục kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm cũng sẽ được hỗ trợ theo. Do đó, bạn có thể yên tâm về nhu cầu tuyển dụng của vị trí này trong thời gian tới sẽ khá rộng mở.
Bản mô tả công việc của NVKD thực phẩm
Để hiểu hơn về vị trí NVKD thực phẩm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu về công việc cũng như mức thu nhập của vị trí này ngay sau đây.
Nhân viên kinh doanh thực phẩm làm gì?
Tùy thuộc vào sản phẩm thực phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh, công việc của NVKD thực phẩm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, sẽ bao gồm một số công việc, nhiệm vụ phổ biến như sau:
Các công việc liên quan đến khách hàng
- Xác định về lộ tuyến, lộ trình, khu vực, tỉnh thành có nhóm khách hàng tiềm năng.
- Chủ động tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng thực phẩm do doanh nghiệp cung cấp.
- Tư vấn, mời khách hàng dùng thử các loại thực phẩm để thuyết phục họ mua với số lượng phù hợp.
- Chịu trách nhiệm liên quan đến sự hài lòng từ khách hàng, quản lý về chất lượng của thực phẩm sẽ cung cấp cho khách hàng.
- Thực hiện các cuộc gọi đến cho khách hàng theo data được cung cấp có sẵn.
Lập kế hoạch, khảo sát thị trường
- Lập các bản chiến lược, kế hoạch liên quan đến hoạt động bán thực phẩm của doanh nghiệp.
- Thực hiện khảo sát thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
- Lập các bản báo giá liên quan đến mã hàng mới của doanh nghiệp.
- Lập các báo cáo liên quan đến doanh thu theo yêu cầu, quy định của doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: Mẫu CV nhân viên kinh doanh gồm những phần nào?
Tiêu chí tuyển nhân viên kinh doanh thực phẩm
Để có thể thực hiện được những công việc trên, các bạn NVKD thực phẩm sẽ cần phải đáp ứng được một số yêu cầu về tuyển dụng như sau:
- Hiểu rõ về giá cả, giá trị của các loại thực phẩm. Ưu điểm, nhược điểm, đặc điểm riêng của từng sản phẩm. Tuy nhiên, thông thường yêu cầu này sẽ được doanh nghiệp thực hiện đào tạo khi bạn vào làm việc.
- Có kinh nghiệm làm việc tại vị trí nhân viên kinh doanh, tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế, kinh doanh, Marketing là một lợi thế,…
- Có kỹ năng mềm tốt như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng đàm phán, xử lý tình huống linh hoạt,…
- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm tốt, có thể hợp tác, hòa đồng vui vẻ với những phòng ban khác.
- Biết sử dụng các phần mềm tin học văn phòng, phần mềm liên quan đến kinh doanh, chăm sóc khách hàng,…
- Phối hợp cùng các đối tác, đơn vị cung ứng, bộ phận khác trong doanh nghiệp để đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa thực phẩm cho khách hàng.
Mức thu nhập của NVKD thực phẩm
Nhân viên kinh doanh thực phẩm ngoài tìm kiếm khách hàng sẽ phải thực hiện nhiều công việc khác. Do đó, mức thu nhập của vị trí này cũng cao hơn so với những vị trí nhân viên kinh doanh khác.
Để tính thu nhập của nhân viên kinh doanh thực phẩm, các doanh nghiệp thường sẽ áp dụng dựa theo 3 mức lương chính. Bao gồm:
- Lương cơ bản: Trung bình từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng.
- Lương KPI: Hay là lương doanh thu, khoản thưởng hoa hồng từ doanh thu bạn mang lại cho doanh nghiệp. Tùy vào mỗi doanh nghiệp sẽ có chế độ lương KPI khác nhau.
- Phụ cấp: Bạn có thể được hưởng thêm các phụ cấp khác như xăng xe, chỗ ở, công tác phí, phụ cấp ăn trưa hoặc một bữa ăn trong ca làm việc.
- Tổng thu nhập: Trung bình tổng thu nhập của vị trí nhân viên kinh doanh thực phẩm thường từ 15.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng.
>>>Xem thêm: Khám phá lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh
Bên cạnh thu nhập hấp dẫn, vị trí NVKD thực phẩm cũng sẽ được hưởng thêm các quyền lợi theo quy định của pháp luật và doanh nghiệp. ví dụ như:
- Được đóng các loại bảo hiểm như BHXH, BHYT, BHTN.
- Được tham gia vào các khóa đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức ngành thực phẩm trong quá trình làm việc.
- Hưởng lương tháng 13, các khoản thưởng lễ, tết, các ngày nghỉ phép trong năm theo quy định,…
Trên đây là bài viết chia sẻ những thông tin mà bạn cần biết về vị trí nhân viên kinh doanh thực phẩm. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về khái niệm cũng như những công việc mà NVKD thực phẩm cần thực hiện. Bạn cũng nên lựa chọn các website, địa chỉ tìm việc uy tín để có thể tìm được công việc phù hợp với mình.
>>>Xem thêm: Kinh Doanh Nhà Hàng Là Gì? Mách Bạn Nước Đi Cho Người Mới Bắt Đầu
Hình ảnh: Sưu tầm