Hiểu giá xuất kho là gì giúp doanh nghiệp đảm bảo giá bán hàng hóa phù hợp

Giá xuất kho là gì? Các phương pháp tính

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Hiểu được khái niệm giá xuất kho là gì sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo mức giá bán hàng hóa phù hợp với quy định và mang lại lợi nhuận cho công ty. Chi tiết hơn về khái niệm giá xuất kho cùng những phương pháp tính, Vieclamkinhdoanh.vn sẽ giúp bạn giải đáp ngay trong bài viết thuộc chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay!

Giá xuất kho là gì?

Giá xuất kho là gì? Giá xuất kho là loại chi phí được tính toán để phù hợp với hàng hóa bán ra. Thông thường, doanh nghiệp sẽ xác định mức giá này dựa trên một số phương pháp nhất định sao cho đảm bảo mức lợi nhuận tối đa cho tổ chức.

Giá xuất kho là chi phí được tính toán sao cho phù hợp với hàng hóa bán ra
Giá xuất kho là chi phí được tính toán sao cho phù hợp với hàng hóa bán ra

Xem thêm: Giá vốn bán hàng là gì? Công thức tính và ví dụ.

Các phương pháp tính giá xuất kho chuẩn dành cho doanh nghiệp

Tính đến thời điểm hiện tại, phương pháp tính giá xuất kho đã được quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC. Theo 02 thông tư, việc xác định loại chi phí này có thể tiến hành theo 03 cách thức như sau:

Phương pháp tính giá xuất kho bình quân gia quyền

Việc tính toán giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia truyền được chia thành 02 hướng, cụ thể:

Công thức tính giá xuất kho bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ

Đơn giá xuất kho trong kỳ bình quân trên 01 sản phẩm/dịch vụ = (Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng tồn kho nhập trong kỳ) : (Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ + Số lượng hàng tồn kho nhập trong kỳ)

  • Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kinh doanh cùng lúc nhiều loại hàng hóa, giá cả ít biến động.
  • Ưu điểm: Đơn giản, chỉ cần tính 01 lần duy nhất vào cuối kỳ kế toán.
  • Nhược điểm:
    • Tính chính xác của số liệu không cao.
    • Có nguy cơ ảnh hưởng đến báo cáo của một số phần hành khác.
    • Không cung cấp đầy đủ thông tin kế toán.

Công thức tính giá xuất kho bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập:

Đơn giá xuất kho lần thứ n = Giá trị hàng tồn kho trước lần xuất thứ n : Số lượng hàng hóa tồn kho trước lần xuất thứ n
  • Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp có ít loại hàng tồn kho, biến động xuất – nhập hàng hóa ít.
  • Ưu điểm: Có ngay thông tin về giá trị xuất kho sau mỗi lần giao dịch.
  • Nhược điểm: Tính toán nhiều lần, phức tạp và tốn công sức.
Tính giá xuất kho bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập tương đối phức tạp
Tính giá xuất kho bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập tương đối phức tạp

Tham khảo: Cash Flow là gì? Cách quản lý dòng tiền đơn giản, hiệu quả nhất.

Phương pháp tính giá xuất kho theo giá đích danh

Tính giá xuất kho theo giá đích danh là phương pháp tiếp cận dựa trên giá trị thực tế của từng loại hàng hóa được mua vào hoặc bán ra.

  • Đối tượng áp dụng:
    • Doanh nghiệp có số lượng hàng hóa ổn định, dễ nhận diện ít.
    • Doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng giá trị lớn, giá cả thường xuyên biến động.
    • Doanh nghiệp cần kiểm soát hàng tồn kho theo hạn sử dụng.
  • Ưu điểm: Độ chính xác cao và tuân thủ nguyên tắc kế toán chặt chẽ.
  • Nhược điểm:
    • Xác định đúng lô hàng khi có nhiều lô nhập cùng một thời điểm khó khăn.
    • Khó áp dụng tại các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng tồn kho và quá trình xuất – kho thường xảy ra biến động,

Ví dụ: Ngày 14/01/2024, Công ty A xuất kho 30.000 chiếc smartphone thuộc 03 lô nhập. Chi tiết như sau:

  • 15.000 smartphone nhập ngày 02/09/2023 với đơn giá 5.000.000 VNĐ/sản phẩm, tổng giá trị nhập là 75.000.000.000 VNĐ.
  • 10.000 smartphone nhập ngày 01/06/2023 với đơn giá 7.000.000 VNĐ/sản phẩm, tổng giá trị nhập là 70.000.000.000 VNĐ.
  • 5.000 smartphone nhập ngày 02/01/2024 với đơn giá 6.000.000 VNĐ/sản phẩm, tổng giá trị nhập là 30.000.000.000 VNĐ.

Như vậy, tổng giá trị xuất kho ngày 14/01/2024 của Công ty A là:

75.000.000.000 VNĐ + 70.000.000.000 VNĐ + 30.000.000.000 VNĐ = 175.000.000.000 VNĐ

Tính giá xuất kho theo giá đích danh có độ chính xác cao
Tính giá xuất kho theo giá đích danh có độ chính xác cao

Phương pháp tính giá xuất kho FIFO

Cách thức hoạt động của phương pháp tính giá xuất kho FIFO dựa trên giả định rằng hàng tồn kho đã mua hay sản xuất trước đó sẽ được ưu tiên xuất trước.

  • Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp có nhu cầu quản lý hạn sử dụng sản phẩm chặt chẽ.
  • Ưu điểm:
    • Cung cấp thông tin chính xác về giá trị của hàng xuất kho.
    • Đảm bảo giá trị vốn hàng tồn kho gần nhất với giá thị trường.
    • Tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp khi giá thị trường giảm.
  • Nhược điểm: Khó áp dụng tại các doanh nghiệp kinh doanh đa dạng chủng loại hàng hóa với quy trình xuất – nhập liên tục.

Ví dụ: Tháng 01/2024, Công ty A thực hiện giao dịch mua bán sản phẩm bánh mỳ. Cụ thể:

  • Đầu tháng 01 không còn tồn kho.
  • Ngày 02/01/2024 nhập kho 600 bánh mỳ, đơn giá 8.000 VNĐ/sản phẩm.
  • Ngày 03/01/2024 nhập kho 450 bánh mỳ, đơn giá 10.000 VNĐ/sản phẩm.
  • Ngày 04/01/2024 xuất kho 250 bánh mỳ.
  • Ngày 05/01/2024 xuất kho 400 bánh mỳ.
  • Ngày 06/01/2024 nhập kho 350 bánh mỳ, đơn giá 12.000 VNĐ/sản phẩm.
  • Ngày 07/01/2024 xuất kho 700 bánh mỳ.

Như vậy, đơn giá và giá trị xuất kho của mỗi lần xuất kho được xác định là:

  • Ngày 04/01/2024 xuất kho 250 bánh mỳ nhập ngày 02/01/2024, đơn giá xuất 8.000 VNĐ/sản phẩm, tổng giá trị xuất là 2.000.000 VNĐ.
  • Ngày 05/01/2024 xuất kho 300 bánh mỳ nhập ngày 02/01/2024 và 100 bánh mỳ nhập ngày 03/01/2024, đơn giá xuất (300 x 8.000 VNĐ + 100 x 10.000 VNĐ) : 400 = 8.500 VNĐ/sản phẩm, tổng giá trị xuất là 3.400.000 VNĐ.
  • Ngày 07/01/2024 xuất kho 400 bánh mỳ nhập ngày 03/01/2024 và 300 bánh mỳ nhập ngày 06/01/2024, đơn giá xuất (400 x 10.000 VNĐ + 300 x 12.000VNĐ) : 700 = 10.857 VNĐ/sản phẩm, tổng giá trị xuất là 7.600.000 VNĐ.
Tính giá xuất kho FIFO phù hợp với doanh nghiệp cần quản lý hạn dùng hàng hóa
Tính giá xuất kho FIFO phù hợp với doanh nghiệp cần quản lý hạn dùng hàng hóa

Những điều cần lưu ý khi tính giá xuất kho là gì?

Có thể nói, tính toán giá xuất kho là việc làm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi xác định chi phí này, các công ty cần tuân thủ mọi nguyên tắc trong Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 01 – Chuẩn mực chung như sau:

  • Việc lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho cần áp dụng nhất quán trong ít nhất 01 kỳ kế toán (01 năm).
  • Doanh nghiệp không nên chỉ đơn thuần áp dụng 01 phương pháp tính giá xuất kho cho mọi loại hàng hóa. Thay vào đó, hãy tạo ra sự linh hoạt nhưng vẫn phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại sản phẩm/dịch vụ trong quy trình kế toán.

Xem ngay: Gross Profit là gì? Công thức tính lợi nhuận gộp siêu đơn giản.

Tổng kết

Blog Kinh Doanh hy vọng rằng những thông tin trong bài viết ngày hôm nay đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm giá xuất kho là gì cùng những phương pháp tính giá xuất kho hiệu quả. Nhìn chung, mỗi cách thức xác định chi phí hàng tồn kho đều có những ưu và nhược điểm riêng. Bởi vậy, tùy vào chủng loại hàng hóa cũng như đặc thù kinh doanh, doanh nghiệp hãy lựa chọn phương pháp phù hợp nhất!


Spread the love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *